[CTST] Trắc nghiệm địa lí 6 chương 2: Trái đất - Hành tinh của hệ mặt trời (P1)

Củng cố kiến thức và ôn luyện đề thi dạng trắc nghiệm địa lí 6 chương 2: Trái đất - Hành tinh của hệ mặt trời sách Chân trời sáng tạo. Học sinh ôn luyện bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Ở cuối bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Hãy kéo xuống dưới để bắt đầu.

 Câu 1: Hệ Mặt Trời gồm có Mặt Trời và bao nhiêu hành tinh khác nhau?

  • A. 8.
  • B. 9.
  • C. 7.
  • D. 6.

Câu 2: Trái Đất có dạng hình gì?

  • A. Hình tròn.
  • B. Hình vuông.
  • C. Hình cầu.
  • D. Hình bầu dục.

Câu 3: Vị trí thứ 4 trong Hệ Mặt Trời là hành tinh nào dưới đây?

  • A. Trái Đất.
  • B. Sao Mộc.
  • C. Sao Hỏa.
  • D. Sao Thổ.

Câu 4: Trái Đất có dạng hình cầu nên xuất hiện hiện tượng nào dưới đây?

  • A. Luôn có một nửa được Mặt Trời chiếu sáng và một nửa không được chiếu sáng.
  • B. Bất kì thời điểm nào trong ngày cũng nhận được Mặt Trời chiếu sáng suốt 24h.
  • C. Trên Trái Đất khu vực nào cũng có 4 mùa điển hình với ngày đêm dài bằng nhau.
  • D. Trái Đất thực hiện nhiều chuyển động trong một năm nên gây ra nhiều thiên tai.

Câu 5: Nếu như trên quả Địa cầu, nếu cứ cách nhau 100, ta vẽ một vĩ tuyến thì có tất cả

  • A.181 vĩ tuyến.
  • B.180 vĩ tuyến.
  • C.18 vĩ tuyến.
  • D.19 vĩ tuyến.

Câu 6: Theo em, vai trò của hệ thống kinh, vĩ tuyến trên quả Địa Cầu là

  • A. xác định được vị trí của mọi điểm trên bản đồ.
  • B. thể hiện đặc điểm các đối tượng địa lí trên bản đồ.
  • C. thể hiện số lượng các đối tượng địa lí trên bản đồ.
  • D. xác định được mối liên hệ giữa các địa điểm trên bản đồ.

 Câu 7: Để thuyết phục người khác rằng: Trái Đất có dạng hình khối cầu, em có thể sử dụng các dẫn chứng nào sau đây:

  • A. Ảnh chụp Trái Đất tự vệ tinh.
  • B. Bóng Trái Đất che Mặt Trăng vào đêm nguyệt thực.
  • C. Sơ đồ hệ Mặt Trời
  • D. Cả A và B

Câu 8: Để thuyết phục người khác rằng: Trái Đất có dạng hình khối cầu, em có thể sử dụng các dẫn chứng nào sau đây:

  • A. Ảnh chụp Trái Đất tự vệ tinh.
  • B. Bóng Trái Đất che Mặt Trăng vào đêm nguyệt thực.
  • C. Sơ đồ hệ Mặt Trời
  • D. Cả A và B

Câu 9: Dựa vào hình sau, có thể tính được chu vi Xích đạo của Trái Đất là:

  •  A. 2354,75 km
  •  B.40053,84 km
  • C.  

    5670,57 km

  • D.  

    6081 km

Câu 10: Khi đứng ở bờ quan sát một con tàu từ xa vào bờ, đầu tiên ta chỉ nhìn thấy ống khói, sau đó là một phần thân tàu, cuối cùng ta mới nhìn thấy toàn bộ con tàu. Dựa vào kiến thức đã học, em hãy cho biết lí giải nào sau đây là đúng:

  • A.  

    Vì Trái Đất quay quanh Mặt Trời

  • B.  

    Vì Trái Đất vừa quay quanh Mặt Trời vừa tự quay quanh trục nên hướng di chuyển của các vật thể trên bề mặt Trái Đất có những đặc tính riêng.

  • C.  

    Vì bề mặt Trái Đất có hình cầu thuyền đang di chuyển trên bề mặt hình cầu, không phải một mặt phẳng

  • D.  

    Do những yếu tố chi phối tầm nhìn trên biển.

Câu 11: Người ta xây dựng các đài quan sát ở ven biển không phải vì lí do nào sau đây?

  • A. Các đài quan sát giúp tăng tầm nhìn xa, có thể quan sát và kiểm tra một cách bao quát hơn.
  • B. Khi tàu thuyền bị mất phương hướng trên biển có thể dựa vào vị trí các đài quan sát để di chuyển.
  • C. Các đài quan sát có vai trò quan trọng trong việc cứu hộ tàu thuyền ra khơi gặp nạn.
  • D. Là nơi tránh trú mưa bão khẩn cấp cho các thủy thủ.

 Câu 12: Trục Trái Đất là:

  • A.Một đường thẳng tưởng tượng cắt mặt Trái Đất ở 2 điểm cố định.
  • B.Một đường thẳng tưởng tượng xuyên tâm cắt mặt Trái Đất ở 2 điểm cố định.
  • C.Một đường thẳng xuyên tâm cắt mặt Trái Đất ở 2 điểm cố định.
  • D.Một đường thẳng cắt mặt Trái Đất ở 2 điểm cố định.

Câu 13: Đường biểu hiện trục Trái Đất (BN) và đường phân chia sáng tối (ST) làm thành một góc

  • A. 23027’.
  • B. 27023’.
  • C. 66033’.
  • D. 33066’.

Câu 14: Cùng một lúc, trên Trái Đất có bao nhiêu giờ khác nhau?

  • A. 21 giờ.
  • B. 23 giờ.
  • C. 24 giờ.
  • D. 22 giờ.

Câu 15: Sự chuyển động của Trái Đất quay quanh trục không tạo ra hiện tượng nào sau đây?

  • A. Giờ giấc mỗi nơi mỗi khác.
  • B. Hiện tượng mùa trong năm.
  • C. Ngày đêm nối tiếp nhau.
  • D. Sự lệch hướng chuyển động.

Câu 16: Trong các hệ quả của chuyển động tự quay quanh trục, có ý nghĩa nhất đối với sự sống là hệ quả nào sau đây?

  • A. Hiện tượng mùa trong năm.
  • B. Sự lệch hướng chuyển động.
  • C. Giờ trên Trái Đất.
  • D. Sự luân phiên ngày đêm.

Câu 17: Sự lệch hướng chuyển động của các vật thể là hệ quả của chuyển động nào sau đây?

  • A. Chuyển động xung quanh các hành tinh của Trái Đất.
  • B. Sự chuyển động tịnh tiến của Trái Đất.
  • C. Chuyển động xung quanh Mặt Trời của Trái Đất.
  • D. Chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất

Câu 18: Khi Luân Đôn là 10 giờ, thì ở Hà Nội là

  • A. 15 giờ.
  • B. 17 giờ.
  • C. 19 giờ.
  • D. 21 giờ.

Câu 19: Theo em nếu múi giờ số 12 đang là 18 giờ ngày 15 – 2 thì cùng lúc đó Việt Nam (múi giờ số 7) đang là mấy giờ, ngày bao nhiêu?

  • A. 13 giờ ngày 15 – 2
  • B. 13 giờ ngày 14 – 2
  • C. 23 giờ ngày 15 – 2
  • D. 23 giờ ngày 14 – 2

Câu 20: Dựa vào hình sau, chọn phương án không chính xác khi mô tả sự lệch hướng của các vật chuyển động theo chiều kinh tuyến

 

  • A. Từ 1 đến 2 lệch về phía bên phải.
  • B. Từ 3 đến 4 lệch về phía bên phải.
  • C. Từ 5 đến 6 lệch về phía bên trái.
  • D. Từ 7 đến 8 lệch về phía bên phải.

Câu 21: Do ảnh hệ quả của hoạt động tự quay quanh trục của Trái Đất, các địa điểm nằm trên đường Xích Đạo có đặc điểm gì?

  • A. 6 tháng chỉ có ngày mà không có đêm
  • B. 6 tháng chỉ có đêm mà không có ngày
  • C. Ngày dài bằng đêm
  • D. Ngày ngắn hơn đêm

Câu 22: Sáng nay, trước khi đến trường, Hoàng định gọi điện hỏi thăm một người bạn ở nước Anh. Thấy vậy, mẹ của Hoàng đã khuyên bạn ấy hãy gọi vào thời điểm khác phù hợp hơn. Theo em, tại sao mẹ của Hoàng lại khuyên như vậy?

  • A. Vì người Anh cho rằng không nên gọi điện thoại vào buổi sáng.
  • B. Việt Nam ở múi giờ số 7, cách Anh 7 giờ. Vì vậy, khi ở Việt Nam là buổi sáng thì ở Anh đang là ban đêm.
  • C. Vì ở Anh, buổi sáng là thời gian dành cho công việc, không nên làm phiển.
  • D. Cả 3 lý do trên đều đúng

Câu 23: Các hành tinh trong hệ Mặt Trời được sắp xếp như thế nào trong hệ Mặt trời từ gần đến xa?

  • A.Hải Vương - Sao Thủy - Sao Kim - Trái Đất - Sao Hỏa - Sao Mộc - Sao Thổ - Thiên Vương
  • B.Thiên Vương - Hải Vương -Trái Đất - Sao Kim - Sao Thủy - Sao Hỏa - Sao Mộc - Sao Thổ
  • C.Sao Mộc - Sao Kim - Trái Đất - Sao Hỏa - Sao Thủy - Sao Thổ - Thiên Vương - Hải Vương
  • D.Sao Thủy - Sao Kim - Trái Đất - Sao Hỏa - Sao Mộc - Sao Thổ - Thiên Vương - Hải Vương

Câu 24: Các hành tinh trong hệ Mặt Trời có quỹ đạo chuyển động từ:

  • A.Tây sang Đông
  • B.Đông sang Tây
  • C.Bắc đến Nam
  • D.Nam đến Bắc

Câu 25: Chuyển động tịnh tiến là

  • A. Trái Đất tự quay quanh trục, vừa chuyển động quanh mặt trời và thay đổi hướng nghiêng
  • B. Trái đất chỉ quay quanh trục
  • C. Trái đất chỉ thực hiện chuyển động quanh mặt trời
  • D. Trái đất thực hiện cả hai chuyển động quanh trục và quanh mặt trời, giữ nguyên hướng nghiêng

Câu 26: Vào ngày 22/12 ở Nam Bán Cầu có thời gian ban ngày diễn ra thế nào?

  • A. Khó xác định.
  • B. Dài nhất.
  • C. Bằng ban đêm.
  • D. Ngắn nhất.

Câu 27: Vào ngày 22/12 ở Nam Bán Cầu có thời gian ban đêm diễn ra thế nào?

  • A. Dài nhất.
  • B. Bằng ban ngày.
  • C. Ngắn nhất.
  • D. Khó xác định.

Câu 28: Khu vực nào sau đây quanh năm có ngày đêm bằng nhau?

  • A. Xích đạo.
  • B. Chí tuyến.
  • C. Ôn đới.
  • D. Vòng cực.

Câu 29: Những này nào trong năm ở mọi địa điểm trên bề mặt Trái Đất đều có ngày và đêm dài như nhau?

  • A. Ngày 22/6 và ngày 23/9.
  • B. Ngày 22/6 và ngày 22/12.
  • C. Ngày 21/3 và ngày 23/9.
  • D. Ngày 21/3 và ngày 22/6.

Câu 30: Khu vực nào sau đây có 6 tháng là ngày và 6 tháng là đêm trong một năm?

  • A. Vòng cực.
  • B. Cực.
  • C. Chí tuyến.
  • D. Xích đạo.

Xem thêm các bài Trắc nghiệm địa lí 6 chân trời sáng tạo, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm địa lí 6 chân trời sáng tạo chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 6.

Xem Thêm

Lớp 6 | Để học tốt Lớp 6 | Giải bài tập Lớp 6

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 6, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 6 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 6 - cánh diều

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - chân trời sáng tạo

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Tài liệu & sách tham khảo theo chương trình giáo dục cũ