[CTST] Trắc nghiệm địa lí 6 chương 5: Nước trên trái đất (P2)

Củng cố kiến thức và ôn luyện đề thi dạng trắc nghiệm địa lí 6 chương 5: Nước trên trái đất sách Chân trời sáng tạo. Học sinh ôn luyện bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Ở cuối bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Hãy kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: "Không khí bao giờ cũng chứa một lượng....... nhất định tạo nên độ ẩm không khí". Điền vào chỗ chấm?

  • A.Lượng hơi nước
  • B.Rất ít hơi nước
  • C.Nhiều hơi nước
  • D.Hơi nước

Câu 2: Lượng hơi nước tối đa mà không khí chứa được khi có nhiệt độ 20oC là?

  • A.20g/cm3
  • B.15g/cm3
  • C.30g/cm3
  • D.17g/cm3

Câu 3: Khi không khí đã bão hòa mà vẫn được cung cấp thêm hơi nước thì?

  • A.Sẽ diễn ra hiện tượng mưa
  • B.Diễn ra sự ngưng tụ
  • C.Tạo thành các đám mây
  • D.Hình thành độ ẩm tuyệt đối

Câu 4: Nguồn chính cung cấp hơi nước cho khí quyển là?

  • A.sông ngòi.
  • B.ao, hồ.
  • C.sinh vật.
  • D.biển và đại dương.

 Câu 5: Ở vùng đất đá thấm nước, nguồn nước nào sau đây có vai trò đáng kể trong việc điều hòa chế độ nước sông?

  • A. Hơi nước.
  • B. Nước ngầm.
  • C. Nước hồ.
  • D. Nước mưa.

Câu 6: Mưa ở những khu vực nằm sâu trong lục địa chủ yếu có nguồn gốc từ

  • A. hồ ao, rừng cây… bốc lên.
  • B. các vùng ven biển bay tới.
  • C. đại dương do gió thổi đến.
  • D. nguồn nước ngầm bốc lên.

Câu 7: Ý nào sau đây thể hiện vai trò của nước ngọt đối với đời sống sinh hoạt của con người?

  • A. cung cấp nguồn nước tưới tiêu cho cây trồng, hoa màu
  • B. duy trì sự sống
  • C. Phục vụ các hoạt động hàng ngày như vệ sinh cá nhân, sơ chế thực phẩm,…
  • D. B và C

Câu 8: Đâu không phải là vai trò của băng hà đối với tự nhiên và đời sống con người?

  • A. Góp phần điều hòa nhiệt độ trên Trái Đất.
  • B. Cung cấp nước cho các dòng sông.
  • C. Làm giảm ô nhiễm môi trường
  • D. Trong tương lại băng hà sẽ là nguồn cung cấp nước cho sinh hoạt, sản xuất,...

Câu 9: Tình trạng nguồn nước ngọt ở Việt Nam:

  • A. Việt Nam có nguồn nước mặt, nước ngầm tương đối tốt, trữ lượng dồi dào, đủ để chúng ta có thể thoải mái khai thác và sử dụng.
  • B. Nguồn nước ngọt ở Việt Nam không bị ảnh hưởng bởi hiện tượng nóng lên toàn cầu.
  • C. Do mưa nhiều, nguồn nước ngầm đang ngày một gia tăng trữ lượng.
  • D. Nguồn nước ngọt đang ngày càng bị ô nhiễm do các hoạt động xả thải của con người.

 Câu 10: Lưu vực của một con sông là gì?

  • A.Vùng hạ lưu của sông.
  • B.Diện tích đất đai cung cấp nước thường xuyên.
  • C.Vùng đất đai đầu nguồn.
  • D.Chiều dài từ nguồn đến cửa sông.

Câu 11: Cửa sông là nơi dòng sông chính 

  • A. xuất phát chảy ra biển.
  • B. tiếp nhận các sông nhánh.
  • C. đổ ra biển hoặc các hồ.
  • D. phân nước cho sông phụ.

Câu 12: Dựa theo tính chất của nước thì chia ra được có hồ nào?

  • A. Hồ vết tích của các khúc sông và hồ miệng núi lửa
  • B. Hồ nhân tạo và hồ nước ngọt
  • C. Hồ miệng núi lửa và hồ nước mặn
  • D. Hồ nước mặn và hồ nước ngọt

Câu 13: Việc phá hoại rừng phòng hộ ở thượng nguồn sông sẽ dẫn đến hậu quả?

  • A.mực nước sông quanh năm thấp, sông chảy chậm chạp.
  • B.mực nước sông quanh năm cao, sông chảy xiết.
  • C.mùa lũ nước sông dâng cao đột ngột, mừa cạn mực nước sông cạn kiệt.
  • D.sông hầu như không còn nước, chảy quanh co uốn khúc.

Câu 14: Khí hậu là nhân tố tự nhiên có ảnh hưởng rõ rệt nhất tới yếu tố tự nhiên nào của các nước thuộc khu Đông Nam Á?

  • A.Sông ngòi.
  • B.Địa hình.
  • C.Thực vật.
  • D.Thổ nhưỡng.

Câu 15: Ở miền ôn đới nguồn cung cấp nước cho sông chủ yếu là do

  • A. nước mưa.
  • B. nước ngầm.
  • C. băng tuyết.
  • D. nước ao, hồ.

Câu 16: Sông A-ma-dôn nằm ở châu lục nào sau đây?

  • A. Châu Âu.
  • B. Châu Mĩ.
  • C. Châu Á.

Câu 17: Hồ nào sau đây ở nước ta là hồ nhân tạo?

  • A. Hồ Gươm.
  • B. Hồ Tơ Nưng.
  • C. Hồ Tây.
  • D. Hồ Trị An.

Câu 18: Hồ Tơ Nưng ở Plây-Ku được hình thành do

  • A. Núi lửa.
  • B. Khúc uốn của sông.
  • C. Băng hà.
  • D. Sụt đất. 

Câu 19: Nơi gặp nhau của các dòng biển nóng, lạnh có hoạt động kinh tế - xã hội nào dưới đây phát triển mạnh nhất?

  • A.Khai thác khoáng sản biển.
  • B.Đánh bắt thủy – hải sản.
  • C.Du lịch biển – đảo.
  • D.Giao thông vận tải biển.

Câu 20: Các dòng biển nóng thường có hướng chảy từ

  • A. vĩ độ cao về vĩ độ thấp.
  • B. vĩ độ thấp về vĩ độ cao.
  • C. bán cầu Bắc xuống Nam.
  • D. bán cầu Nam lên Bắc.

Câu 21: Trên các biển và đại dương có những loại dòng biển nào sau đây?

  • A. Dòng biển nóng và dòng biển lạnh.
  • B. Dòng biển lạnh và dòng biển nguội.
  • C. Dòng biển nóng và dòng biển trắng.
  • D. Dòng biển trắng và dòng biển nguội. 

  Câu 22: Độ muối trung bình của đại dương là

  • A. 32‰.
  • B. 34‰.
  • C. 35‰.
  • D. 33‰.

Câu 23: Hình thức dao động tại chỗ của nước biển và đại dương gọi là

  • A. sóng biển.
  • B. dòng biển.
  • C. thủy triều.
  • D. triều cường.

Câu 24: Bán nhật triều là hiện tượng thủy triều mỗi ngày lên, xuống

  • A. 3 lần.
  • B. 4 lần.
  • C. 1 lần .
  • D. 2 lần.

Câu 25: Ở vùng núi cao quá trình hình thành đất yếu vì?

  • A.Trên núi cao áp suất không khí nhỏ
  • B.Nhiệt độ thấp nên quá trình phong hoá chậm
  • C.Lượng mùn ít
  • D.Độ ẩm quá cao

Câu 26: Đâu là đặc điểm không đúng với thành phần khoáng của lớp đất?

  • A.Chiếm phần lớn trọng lượng của đất.
  • B.Đá mẹ là nguồn gốc sinh ra thành phần khoáng trong đất.
  • C.Tồn tại chủ yếu trong tầng trên cùng của lớp đất.
  • D.Gồm những hạt có màu sắc loang lổ và kích thước to nhỏ khác nhau.

Câu 27: Đâu là đặc điểm không đúng với thành phần hữu cơ trong đất?

  • A.Chiếm 1 tỉ lệ nhỏ trong lớp đất
  • B.Có màu xám thẫm hoặc đen
  • C.Tồn tại chủ yếu ở lớp trên cùng của đất
  • D.Đá mẹ là nguồn gốc sinh ra thành phần hữu cơ

Câu 28: Đất không có tầng nào sau đây?

  • A. Hữu cơ.
  • B. Đá mẹ.
  • C. Tích tụ.
  • D. Vô cơ.

Câu 29: Dòng biển nóng có đặc điểm nào sau đây?

  • A. Nhiệt độ nước cao hơn 00C và tự di chuyển trên biển.
  • B. Nhiệt độ cao hơn nhiệt độ của khối nước xung quanh.
  • C. Vào mùa hạ chạy từ khu vực vĩ độ cao về vĩ độ thấp.
  • D. Nhiệt độ nước cao hơn 300C và có thể gây cháy rừng.

Câu 30: Nguyên nhân chủ yếu gây ra sóng thần là do

  • A. bão, lốc xoáy trên các đại dương.
  • B. chuyển động của dòng khí xoáy.
  • C. sự thay đổi áp suất của khí quyển.
  • D. động đất ngầm dưới đáy biển.

Xem thêm các bài Trắc nghiệm địa lí 6 chân trời sáng tạo, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm địa lí 6 chân trời sáng tạo chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 6.

Xem Thêm

Lớp 6 | Để học tốt Lớp 6 | Giải bài tập Lớp 6

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 6, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 6 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 6 - cánh diều

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - chân trời sáng tạo

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Tài liệu & sách tham khảo theo chương trình giáo dục cũ