NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Đâu là đặc điểm không đúng với thành phần khoáng của lớp đất?
- A. Chiếm phần lớn trọng lượng của đất.
- B. Đá mẹ là nguồn gốc sinh ra thành phần khoáng trong đất.
-
C. Tồn tại chủ yếu trong tầng trên cùng của lớp đất.
- D. Gồm những hạt có màu sắc loang lổ và kích thước to nhỏ khác nhau.
Câu 2: Đâu là đặc điểm không đúng với thành phần hữu cơ trong đất?
- A. Chiếm 1 tỉ lệ nhỏ trong lớp đất
- B. Có màu xám thẫm hoặc đen
- C. Tồn tại chủ yếu ở lớp trên cùng của đất
-
D. Đá mẹ là nguồn gốc sinh ra thành phần hữu cơ
Câu 3: Nhân tố tự nhiên ảnh hưởng đến sự phân bố thực vật, động vật trên Trái Đất, nhân tố ảnh hưởng rõ nhất đối với thực vật là?
- A. Địa hình
- B. Nguồn nước
-
C. Khí hậu
- D. Đất đai
Câu 4: Đất không có tầng nào sau đây?
- A. Hữu cơ.
- B. Đá mẹ.
- C. Tích tụ.
-
D. Vô cơ.
Câu 5: Sinh vật trên Trái Đất tập trung chủ yếu ở
- A. đới ôn hòa và đới lạnh.
- B. xích đạo và nhiệt đới.
-
C. đới nóng và đới ôn hòa.
- B. đới lạnh và đới nóng.
Câu 6: Nguyên nhân chủ yếu gây ra sóng thần là do đâu?
-
A. Động đất ngầm dưới đáy biển.
- B. Sự thay đổi áp suất của khí quyển.
- C. Chuyển động của dòng khí xoáy.
- D. Bão, lốc xoáy.
Câu 7: Cho biết động vật chịu ảnh hưởng của khí hậu so với thực vật?
- A. Nhiều hơn thực vật
-
B. ít hơn thực vật
- C. Tương đương nhau
- D. Tùy loài động vật.
Câu 8: Ban-tich có độ muối rất thấp là vì nguyên nhân nào?
- A. Biển rất ít mưa độ bốc hơi lớn.
- B. Nhiều sông đổ vào, độ bốc hơi rất lớn.
- C. Biển đóng băng quanh năm.
-
D. Biển kín, có nguồn nước sông phong phú.
Câu 9: Văn hóa Óc Eo cụ thể đã được hình thành trong khoảng thời gian nào?
-
A. 1500 - 2000 năm
- B. 2000 - 2200 năm
- C. 3500 - 4000 năm
- D. 3000 - 3500 năm
Câu 10: Hình thức dao động tại chỗ của nước biển và đại dương gọi là
-
A. sóng biển.
- B. dòng biển.
- C. thủy triều.
- D. triều cường.
Câu 11: Yếu tố quan trọng hàng đầu đưa đến sự phát triển mạnh của ngoại thương đường biển ở Phù Nam?
- A. Nông nghiệp phát triển, tạo nhiều sản phẩm dư thừa.
- B. Kĩ thuật đóng tàu có bước phát triển mới.
-
C. Điều kiện tự nhiên, vị trí địa lí thuận lợi.
- D. Sự thúc đẩy mạnh mẽ của hoạt động nội thương.
Câu 12: Em hãy cho biết hợp lưu là gì?
- A. Diện tích đất đai có sông chảy qua
- B. Diện tích đất đai bắt nguồn của một sông
- C. Diện tích đất đai nơi sông thoát nước ra
-
D. Nơi dòng chảy của 2 hay nhiều hơn các con sông gặp nhau
Câu 13: Đặc điểm sinh thái của rừng nhiệt đới lá
- A. nền nhiệt độ cao, lượng mưa nhỏ.
- B. nền nhiệt độ thấp, lượng mưa nhỏ.
-
C. nền nhiệt độ cao, lượng mưa lớn.
- D. nền nhiệt độ thấp, lượng mưa lớn.
Câu 14: Chế độ chảy (thủy chế) của một con sông là?
- A. Sự lên xuống của nước sông trong ngày do sức hút mặt trời
- B. Lượng nước chảy qua mặt cắt ngang lòng sông ở một địa điểm
-
C. Nhịp điểu thay đổi lưu lượng của con sông trong một năm
- D. Khả năng chứa nước của con sông đó trong một năm
Câu 15: Nhân tố nào sau đây là nguồn gốc sinh ra thành phần khoáng trong đất?
-
A. Đá mẹ.
- B. Địa hình.
- C. Khí hậu.
- D. Sinh vật.
Câu 16: Nhân tố tự nhiên có ảnh hưởng rõ rệt nhất tới chế độ nước sông của các nước thuộc khu Đông Nam Á là?
-
A. chế độ mưa
- B. thực vật
- C. hồ, đầm
- D. địa hình
Câu 17: Khu vực nào sau đây có dân cư thưa thớt?
- A. Nam Á.
- B. Tây Âu.
-
C. Bắc Á.
- D. Bra-xin.
Câu 18: Lượng hơi nước tối đa mà không khí chứa được khi có nhiệt độ 20oC là?
- A. 20g/cm3
- B. 15g/cm3
- C. 30g/cm3
-
D. 17g/cm3
Câu 19: Châu lục nào tập trung dân cư đông đúc nhất thế giới?
- A. châu Âu.
-
B. châu Á.
- C. châu Mĩ.
- D. châu Phi.
Câu 20: Nước trên Trái Đất phân bố chủ yếu ở
-
A. biển và đại dương.
- B. các dòng sông lớn.
- C. ao, hồ, vũng vịnh.
- D. băng hà, khí quyển.
Câu 21: Dân cư thường tập trung đông ở khu vực nào sau đây?
- A. Miền núi, mỏ khoáng sản.
-
B. Vùng đồng bằng, ven biển.
- C. Các thung lũng, hẻm vực.
- D. Các ốc đảo và cao nguyên.
Câu 22: Đâu là câu miêu tả quá trình hình thành mưa đúng nhất?
- A. Khi không khí bốc lên cao, bị lạnh dần hơi nước sẽ ngưng tụ thành các hạt nước nhỏ, tạo thành mây. Gặp điều kiện thuận lợi, hơi nước tiếp tục ngưng tụ làm các hạt nước.
- B. Khi không khí bốc lên cao, bị lạnh dần hơi nước sẽ ngưng tụ thành các hạt nước nhỏ, tạo thành mây. Tiếp đó hơi nước tiếp tục ngưng tụ làm các hạt nước ta dần rồi rơi xuống đất thành mưa.
- C. Khi không khí bốc lên cao, bị lạnh dần hơi nước sẽ ngưng tụ thành các hạt nước nhỏ, tạo thành mây. Gặp gió thuận lợi, hơi nước tiếp tục ngưng tụ làm các hạt nước ta dần rồi rơi xuống đất thành mưa.
-
D. Khi không khí bốc lên cao, bị lạnh dần hơi nước sẽ ngưng tụ thành các hạt nước nhỏ, tạo thành mây. Gặp điều kiện thuận lợi, hơi nước tiếp tục ngưng tụ làm các hạt nước ta dần rồi rơi xuống đất thành mưa.
Câu 23: Đâu là vai trò của thiên nhiên đối với đời sống con người?
- A. Nơi cư trú
- B. Nguồn lưu trữ thông tin
- C. Chống các tia cực tím, cung cấp oxi
-
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 24: Ở nhiệt độ 0oC, lượng hơi nước tối đa mà không khí chứa được là bao nhiêu?
- A.0 g/m3.
-
B. 2 g/m3.
- C.5 g/m3.
- D.7 g/m3.
Câu 25: Nguyên nhân cơ bản nhiệt độ Trái Đất hiện nay ngày càng tăng lên là do
-
A. hiệu ứng nhà kính.
- B. sự suy giảm sinh vật.
- C. mưa acid, băng tan.
- D. ô nhiễm môi trường.
Câu 26: Cách tính lượng mưa trong năm nào là đúng?
-
A.Tính lượng mưa trong năm: Cộng toàn bộ lượng mưa trong cả 12 tháng lại.
- B.Tính lượng mưa trong năm: nhân toàn bộ lượng mưa trong cả 12 tháng lại rồi chia 12
- C.Tính lượng mưa trong năm: Cộng toàn bộ lượng mưa trong cả 12 tháng lại rồi trừ 12
- D.Tính lượng mưa trong năm: Cộng toàn bộ lượng mưa trong cả 12 tháng lại rồi chia 12
Câu 27: Thiên nhiên có vai trò gì đối với hoạt động sản xuất?
- A. Nguồn nguyên liệu sản xuất
- B. Nơi cư trú mặt bằng sản xuất
- C. Chứa đựng rác thải sản xuất
-
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 28: Yếu tố tự nhiên nào sau đây có ảnh hưởng lớn đến các thành phần tự nhiên khác?
- A. Sông ngòi.
-
B. Khí hậu.
- C. Thổ nhưỡng.
- D. Địa hình.
Câu 29: Hiện nay, tài nguyên rừng ở đới nóng đang bị suy giảm nguyên nhân chủ yếu không phải do?
- A.mở rộng diện tích đất canh tác.
- B.nhu cầu sử dụng gỗ, củi tăng lên.
-
C.chiến tranh tàn phá.
- D.con người khai thác quá mức.
Câu 30: Trên Trái Đất có các loại thiên tai nào dưới đây?
- A. Bão
- B. Lốc xoáy, sóng thần
- C. Mưa đá
-
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 31: Dân cư phân bố thưa thớt ở những khu vực nào sau đây?
- A. Ven biển, ven sông.
-
B. Hoang mạc, núi cao.
- C. Các trục giao thông.
- D. Đồng bằng, trung du.
Câu 32: Đâu là biện pháp làm giảm khí thải hiệu ứng nhà kính?
- A. Tăng cường diện tích cây xanh
- B. Sử dụng nặng lượng tái tạo thay cho những năng lượng khai thác tự nhiên
- C. Xử lí khí thải trước khi xả ra môi trường
-
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 33: Vấn đề quan trọng nhất về tài nguyên nước hiện nay ở đới ôn hòa được cho là?
- A.thiếu nước cho sản xuất.
-
B.thiếu nước sạch.
- C.hạn hán thiếu nước vào mùa khô.
- D.nhiễm mặn, nhiễm phèn.
Câu 34: Hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu không phải là
- A. tiết kiệm điện, nước.
- B. trồng nhiều cây xanh.
- C. giảm thiểu chất thải.
-
D. khai thác tài nguyên.
Câu 35: Theo em những vùng bất ổn của Trái Đất thường nằm ở đâu?
- A.trên các lục địa.
- B.giữa các đại dương.
- C.các vùng gần cực.
-
D.vùng tiếp xúc các mảng kiến tạo.
Câu 36: Càng lên vĩ độ cao nhiệt độ không khí càng:
- A.Tăng
-
B.Giảm
- C.Không thay đổi
- D.Luôn biến động
Câu 37: Ngoại lực và nội lực tạo ra các dạng địa hình trên bề mặt có đặc điểm nào sau đây?
- A. Hai lực giống nhau và tác động đồng thời nhau.
-
B. Hai lực đối nghịch nhau, tác động đồng thời nhau.
- C. Hai lực đối nghịch nhau, tác động luân phiên nhau.
- D. Hai lực giống nhau, không tác động đồng thời nhau.
Câu 38: Để đo nhiệt độ không khí người ta dùng dụng cụ nào sau đây?
- A. Áp kế.
-
B. Nhiệt kế.
- C. Vũ kế.
- D. Ẩm kế.
Câu 39: Em hãy cho biết đặc điểm nào sau đây không thuộc tầng đá trầm tích:
- A.Do các vật liệu vụn, nhỏ bị nén chặt tạo thành
-
B.Phân bố thành một lớp liên tục
- C.Có nơi mỏng, nơi dày
- D.Là tầng nằm trên cùng trong lớp vỏ Trái Đất
Câu 40: Trên bề mặt Trái Đất có bao nhiêu đới ôn hòa?
- A. 4.
- B. 5.
-
C. 2.
- D. 3.