[CTST] Trắc nghiệm địa lí 6 chương 6: Đất và sinh vật trên đất

Củng cố kiến thức và ôn luyện đề thi dạng trắc nghiệm địa lí 6 chương 6: Đất và sinh vật trên đấtt sách Chân trời sáng tạo. Học sinh ôn luyện bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Ở cuối bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Hãy kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Trên Trái Đất có những đới khí hậu nào sau đây?

  • A. Một đới nóng, hai đới ôn hoà, hai đới lạnh.
  • B. Hai đới nóng, một đới ôn hoà, hai đới lạnh.
  • C. Một đới nóng, hai đới ôn hoà, một đới lạnh.
  • D. Hai đới nóng, hai đới ôn hoà, một đới lạnh

Câu 2: Sinh vật trên Trái Đất tập trung chủ yếu ở

  • A. đới ôn hòa và đới lạnh.
  • B. xích đạo và nhiệt đới.
  • C. đới nóng và đới ôn hòa.
  • B. đới lạnh và đới nóng.

Câu 3: Các thảm thực vật trên Trái Đất thường phân bố theo sự thay đổi nào sau đây?

  • A. Dạng và hướng địa hình.
  • B. Độ cao và hướng sườn.
  • C. Vĩ độ và độ cao địa hình.
  • D. Vị trí gần, xa đại dương.

Câu 4: Nhân tố tự nhiên ảnh hưởng đến sự phân bố thực vật, động vật trên Trái Đất, nhân tố ảnh hưởng rõ nhất đối với thực vật là?

  • A.Địa hình
  • B.Nguồn nước
  • C.Khí hậu
  • D.Đất đai

Câu 5: Loại đất chủ yếu ở khu vực miền núi nước ta là đất gì? Phù hợp trồng những loại cây nào?

  • A. Đất phù sa, thích hợp trồng các cây nông nghiệp ngắn ngày
  • B. Đất feralit, thích hợp để trồng rừng, các cây công nghiệp lâu năm.
  • C. Đất đỏ ba dan, thích hợp trồng chè, cà phê, cao su,…
  • D. Đất đen thảo nguyên, phù hợp để trồng lúa mì, lúa mạch   

Câu 6: Hiện tượng đất bạc màu được hiểu như thế nào?

  • A. Đất bạc màu là những loại đất đã bị mất đi các tính chất vốn có của nó, không có các sinh vật sống phát triển
  • B. Là một loại đất có màu nhạt hơn đất bình thường, được tạo thành sau quá trình cải tạo đất.
  • C. Đất bạc màu có cấu trúc và kết cấu kém, nghèo dinh dưỡng, thiếu mùn hữu cơ, khả năng giữ nước và điều hòa nhiệt độ thấp
  • D. A và C

Câu 7: Đâu không phải nguyên nhân khiến đất bạc màu?

  • A. Lạm dụng hóa chất bảo vệ thực vật và phân bón hóa học
  • B. Trồng độc canh
  • C. Xói mòn, rửa trôi tầng đất mặt
  • D. Ô nhiễm mạch nước ngầm

Câu 8: Các nhóm có sự khác biệt rất lớn về 

  • A. màu sắc, chất khoáng, độ phì và bề dày.
  • B. màu sắc, thành phần, độ xốp và bề dày.
  • C. màu sắc, chất khoáng, độ xốp và bề dày.
  • D. màu sắc, chất hữu cơ, độ xốp và độ phì.

Câu 9: Hai yếu tố của khí hậu ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình hình thành đất là

  • A. bức xạ và lượng mưa.
  • B. độ ẩm và lượng mưa.
  • C. nhiệt độ và lượng mưa.
  • D. nhiệt độ và ánh sáng.

Câu 10: Đâu không phải là tên một nhóm đất điển hình trên Trái Đất?

  • A. Đất đen thảo nguyên
  • B. Đất đỏ vàng nhiệt đới
  • C. Đất pốt dôn
  • D. Đất đỏ nâu

Câu 11: Nhóm đất phổ biến nhất ở nước ta là:

  • A. Đất pốt dôn
  • B. Đất đen thảo nguyên ôn đới
  • C. Đất đỏ vàng nhiệt đới
  • D. Đất đài nguyên

Câu 12: Ở khu vực rừng nhiệt đới ẩm có loại đất nào sau đây?

  • A. Xám.
  • B. Feralit.
  • C. Đen.
  • D. Pốtdôn.

Câu 13: Các thành phần chính của lớp đất là

  • A. không khí, nước, chất hữu cơ và vô cơ.
  • B. cơ giới, không khí, chất vô cơ và mùn.
  • C. chất hữu cơ, nước, không khí và sinh vật. 
  • D. nước, không khí, chất hữu cơ và độ phì.

Câu 14: Thành phần hữu cơ của lớp đất có đặc điểm nào sau đây?

  • A. Chiếm một tỉ lệ lớn trong lớp đất.
  • B. Thành phần quan trọng nhất của đất.
  • C. Tồn tại ở giữa các khe hở của đất.
  • D. Nằm ở tầng dưới cùng của lớp đất.

Câu 15:Tầng nào sau đây của đất chứa các sản phẩm phong hóa bị biến đổi để hình thành đất?

  • A. Tích tụ.
  • B. Thảm mùn.
  • C. Đá mẹ.
  • D. Hữu cơ.

Câu 16: Lớp vỏ sinh vật là?

  • A.Sinh vật quyển.
  • B.Thổ nhưỡng.
  • C.Khí hậu và sinh quyển.
  • D.Lớp vỏ Trái Đất.

Câu 17: Cho biết, so với thực vật, động vật chịu ảnh hưởng của khí hậu

  • A.Nhiều hơn thực vật
  • B. ít hơn thực vật
  • C.Tương đương nhau
  • D.Tùy loài động vật.

Câu 18: Loài động vật nào thuộc loài động vật di cư?

  • A.Gấu trắng Bắc Cực.
  • B.Thú túi đuôi quấn châu Phi.
  • C.Vượn cáo nhiệt đới.
  • D.Các loài chim, rùa.

Câu 19: Hoàn thành câu sau: Khí hậu ảnh hưởng . . . . . . . tới sự phát triển và phân bố của sinh vật chủ yếu thông qua nhiệt độ, nước, độ ẩm không khí và ánh sáng.

  • A. Nhiều
  • B. Gián tiếp
  • C. Trực tiếp
  • D. ít

Câu 20: Động vật nào sau đây thường ngủ vào mùa đông?

  • A. Cá voi.
  • B. Gấu trắng.
  • C. Cá tra.
  • D. Chó sói.

Câu 21: Nơi có nhiều động vật ăn cỏ sẽ là nơi tập trung phân bố nhiều của

  • A. động vật ăn thịt.
  • B. các loài côn trùng.
  • C. động vật ăn tạp.
  • D. các loài sinh vật.

Câu 22: Rừng nhiệt đới được chia thành hai kiểu chính nào sau đây?

  • A. Rừng mưa nhiệt đới và rừng nhiệt đới gió mùa.
  • B. Rừng mưa nhiệt đới và rừng cận nhiệt đới mùa.
  • C. Rừng nhiệt đới ẩm và rừng nhiệt đới xích đạo.
  • D. Rừng nhiệt đới khô và rừng cận nhiệt gió mùa.

Câu 23: Loại gió nào sau đây thổi thường xuyên ở khu vực đới ôn hòa?

  • A. Gió Tín phong.
  • B. Gió Đông cực.
  • C. Gió Tây ôn đới. 
  • D. Gió Tây Nam. 

 Câu  25: Loại gió nào sau đây thổi thường xuyên trong khu vực đới nóng?

  • A. Gió Tây ôn đới. 
  • B. Gió mùa.
  • C. Gió Tín phong.
  • D. Gió Đông cực.

Câu 26: Ở đới nào sau đây thiên nhiên thay đổi theo bốn mùa rõ nét nhất?

  • A. Nhiệt đới.
  • B. Cận nhiệt đới.
  • C. Ôn đới. 
  • D. Hàn đới. 

Câu 27: Loại gió nào sau đây thổi thường xuyên ở khu vực đới lạnh?

  • A. Gió Tín phong.
  • B. Gió Đông cực.
  • C. Gió Tây ôn đới. 
  • D. Gió mùa. 

Câu 28: Các loài sinh vật dưới đại dương phân bố theo:

  • A. Nhiệt độ vùng nước và nguồn thức ăn
  • B. Vùng biển và độ sâu
  • C. Độ sâu và vị trí đại dương
  • D. Cả A, B, C

Câu 29: Đi từ hai chí tuyến về vĩ tuyến 50 các thảm thực vật của môi trường nhiệt đới là?

  • A. rừng rậm xanh quanh năm, rừng thưa, xavan.
  • B. rừng thưa, xa van, nửa hoang mạc.
  • C. nửa hoang mạc, xa van, rừng thưa.
  • D. rừng lá rộng, rừng thưa, xavan.

Câu 30: Cảnh quan đặc trưng của môi trường nhiệt đới là

  • A. rừng rậm xanh quanh năm.
  • B. rừng lá kim.
  • C. rừng lá rộng.
  • D. rừng thưa và xavan.

Xem thêm các bài Trắc nghiệm địa lí 6 chân trời sáng tạo, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm địa lí 6 chân trời sáng tạo chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 6.

Xem Thêm

Lớp 6 | Để học tốt Lớp 6 | Giải bài tập Lớp 6

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 6, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 6 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 6 - cánh diều

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - chân trời sáng tạo

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Tài liệu & sách tham khảo theo chương trình giáo dục cũ