Trắc nghiệm Địa lý 6 chân trời sáng tạo học kì I (P5)

Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm địa lí 6 chân trời sáng tạo học kì 1. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt..

NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Trái Đất hoàn thành một vòng tự quay quanh trục của mình trong khoảng thời gian nào sau đây?

  • A. Một ngày đêm.
  • B. Một năm.
  • C. Một tháng.
  • D. Một mùa.

Câu 2: Theo anh chị sự chuyển động của Trái Đất quay quanh trục không tạo ra hiện tượng:

  • A. Ngày đêm nối tiếp nhau.
  • B. Làm lệch hướng chuyển động.
  • C. Giờ giấc mỗi nơi mỗi khác.
  • D. Hiện tượng mùa trong năm

Câu 3: Theo em trong các hệ quả của chuyển động tự quay quanh trục, có ý nghĩa nhất đối với sự sống là hệ quả

  • A.Sự luân phiên ngày đêm.
  • B.Giờ trên Trái Đất.
  • C.Sự lệch hướng chuyển động của các vật thể.
  • D.Đường chuyển ngày quốc tế.

Câu 4: Theo anh chị trên Trái Đất, giờ khu vực phía đông bao giờ cũng sớm hơn giờ khu vực phía tây là do:

  • A. Trục Trái đất nghiêng
  • B. Trái đất quay từ Tây sang Đông
  • C. Ngày đêm kế tiếp nhau
  • D. Trái đất quay từ Đông sang Tây

Câu 5: Ở bán cầu Bắc, hiện tượng ngày ngắn hơn đêm diễn ra trong khoảng thời gian

  • A. từ 21/3 đến 22/6.
  • B. từ 23/9 đến 21/3.
  • C. từ 21/3 đến 23/9.
  • D. từ 23/9 đến 22/12.

Câu 6:  Ý nào sau đây cụ thể được cho không phải là nguyên nhân của sự “chung lưng đấu cật”, hợp tác lao động và hưởng thụ lao động bằng nhau trong xã hội nguyên thủy?

  • A.Do của cải làm ra chỉ đủ ăn, chưa dư thừa.
  • B.Do công cụ lao động quá thô sơ.
  • C.Do sử dụng chung tư liệu sản xuất.
  • D.Do quan hệ huyết tộc.

Câu 7: Các hành tinh trong hệ Mặt Trời được sắp xếp như thế nào trong hệ Mặt trời từ gần đến xa?

  • A.Hải Vương - Sao Thủy - Sao Kim - Trái Đất - Sao Hỏa - Sao Mộc - Sao Thổ - Thiên Vương
  • B.Thiên Vương - Hải Vương -Trái Đất - Sao Kim - Sao Thủy - Sao Hỏa - Sao Mộc - Sao Thổ
  • C.Sao Mộc - Sao Kim - Trái Đất - Sao Hỏa - Sao Thủy - Sao Thổ - Thiên Vương - Hải Vương
  • D.Sao Thủy - Sao Kim - Trái Đất - Sao Hỏa - Sao Mộc - Sao Thổ - Thiên Vương - Hải Vương

Câu 8: Trái Đất có bán kính ở Xích đạo là

  • A. 6387 km.
  • B. 6356 km.
  • C. 6378 km.
  • D. 6365 km.

Câu 9: Đâu là loại la bàn thường được dùng hiện nay?

  • A. La bàn con quay
  • B. La bàn GPS
  • C. La bàn điện tử
  • D. Cả ba dáp án trên đều đúng

Câu 10: Những người sống trong thị tộc được phân chia khẩu phần cụ thể được cho là như thế nào?

  • A.Chia đều.
  • B.Chia theo địa vị.
  • C.Chia theo năng suất lao động.
  • D.Chia theo tuổi tác.

Câu 11: Khi đo nhiệt độ không khí người ta phải đặt nhiệt kế:

  • A.Ngoài trời nắng, cách mặt đất 3m
  • B.Nơi mát, cách mặt đất 1m
  • C.Ngoài trời, sát mặt đất
  • D.Trong bóng râm, cách mặt đất 2m.

Câu 12: Định hướng di chuyển từ nơi này đến nơi khác bằng cách?

  • A.vẽ phác thảo tuyến đường đi.
  • B.Hình dung về nơi đến
  • C.Tìm hiểu về nơi đến
  • D.Đáp án khác

Câu 13: Theo anh chị đâu là tên một vành đai lửa lớn, tiêu biểu nhất trên thế giới

  • A.Đại Tây Dương
  • B.Thái Bình Dương
  • C.Ấn Độ Dương
  • D.Ấn Độ - Ô-xtrây-li-a.

Câu 14: Anh chị hãy cho biết các đối tượng địa lí được thể hiện trên bản đồ bằng cách

  • A.sử dụng hình ảnh thật của chúng.
  • B.sử dụng hình vẽ của chúng.
  • C.sử dụng hệ thống các kí hiệu.
  • D.viết tên của chúng trên bản đồ.

Câu 15: Trái Đất được cấu tạo bởi mấy lớp?

  • A. 1.
  • B. 3.
  • C. 2.
  • D. 4.

Câu 16: Vị trí bắt đầu trong lược đồ trí nhớ là gì?

  • A.Là vị trí đứng của bản thân
  • B.Là vị trí cuối bản đồ
  • C.Là địa điểm/khu vực em chọn để vẽ lược đồ.

  • D.Đáp án khác

Câu 17:  Các loại đá được hình thành do sự lắng đọng vật chất được gọi là đá

  • A. cẩm thạch.
  • B. ba dan.
  • C. mác-ma.
  • D. trầm tích.

Câu 18: Trong các tỉ lệ bản đồ sau đây, tờ bản đồ nào có mức độ chi tiết cao nhất?

  • A. 1: 7.500.
  • B. 1: 200.000.
  • C. 1: 15.000.
  • D. 1: 1.000.000.

Câu 19: Em hãy cho biết vật chất ở nhân Trái Đất có đặc điểm:

  • A.là những kim loại nhẹ, vật chất ở trạng thái hạt.
  • B.là những kim loại nặng.
  • C.là những chất khí có tính phóng xạ cao.
  • D.là những phi kim loại có tính cơ động cao.

Câu 20: Đối với bản đồ không có mạng lưới kinh, vĩ tuyến khi xác định phương hướng cần dựa vào

  • A. kí hiệu trên bản đồ.
  • B. tỉ lệ bản đồ.
  • C. mũi tên chỉ hướng bắc trên bản đồ.
  • D. màu sắc trên bản đồ.

Câu 21: Bắc Cực chứa nhiều tài nguyên nào chưa được khai thác? 

  • A.Vàng
  • B.Dầu mỏ
  • C.Bạch kim 
  • D.Than đá

Câu 22: Tỉ lệ bản đồ 1 : 6.000.000 có nghĩa là

  • A. 1 cm Irên bản đồ bằng 6.000 m trên thực địa.
  • B. 1 cm trên bản đồ hằng 600 m trên thực địa.
  • C. 1 cm trên bản đồ bằng 60 km trên thực địa.
  • D. 1 cm trên hản đồ bằng 6 km trên thực địa.

Câu 23: Nguồn năng lượng sinh ra nội lực chủ yếu là

  • A. năng lượng trong lòng Trái Đất.
  • B. năng lượng từ các vụ thử hạt nhân.
  • C. năng lượng của bức xạ mặt trời.
  • D. năng lượng từ biển và đại dương.

Câu 24: Khi biểu hiện các vùng trồng trọt và chăn nuôi thường dùng loại ký hiệu nào sau đây?

  • A. Hình học.
  • B. Tượng hình.
  • C. Điểm.
  • D. Diện tích.

Câu 25:  Lát cắt địa hình là gì?

  • A. Lát cắt cho chúng ta thấy được đặc điểm địa hình của một khu vực theo một hướng cụ thể.
  • B. Lát cắt địa hình là cách thức thể hiện đặc điểm của bề mặt địa hình thực tế lên mặt phẳng dựa vào các đường đồng mức và thang màu sắc. Lát cắt cho chúng ta thấy được đặc điểm địa hình của một khu vực theo một hướng cụ thể.
  • C. Lát cắt địa hình là cách thức thể hiện đặc điểm của bề mặt địa hình thực tế lên mặt phẳng dựa vào các đường đồng mức và thang màu sắc
  • D. Đáp án khác

Câu 26: Theo em trên bản đồ nếu khoảng cách giữa các đường đồng mức cách xa nhau thì địa hình nơi đó

  • A.càng dốc
  • B.càng thoải
  • C.càng cao
  • D.càng cắt xẻ mạnh

Câu 27: Hiện tượng nào sau đây là do tác động của ngoại lực?

  • A. Núi lửa.
  • B. Đứt gãy.
  • C. Bồi tụ. 
  • D. Uốn nếp.

Câu 28: Theo em các cách biểu hiện độ cao địa hình là

  • A.sử dụng kí hiệu đường và thang màu.
  • B.sử dụng thang màu và đường đồng mức.
  • C.sử dụng kí hiệu điểm và đường đồng mức.
  • D.sử dụng kí hiệu hình học và đường đồng mức.

Câu 29: Mỏ khoáng sản nhiên liệu là

  • A. dầu mỏ.
  • B. đồng.
  • C. titan.
  • D. mangan.

Câu 30: Trên quả Địa cầu, nếu cứ cách 10o, ta vẽ một kinh tuyến thì có tất cả bao nhiêu kinh tuyến?

  • A. 18.
  • B. 20.
  • C. 36.
  • D. 30.

Câu 31: Theo em vì sao gió không thổi thẳng từ khu vực khí áp cao tới khu vực khí áp thấp mà lại lệch hướng?

  • A.Quãng thời gian dài
  • B.Tác động của con người
  • C.Vận động tự quay của Trái Đất
  • D.Trái Đất quay quanh Mặt Trời

Câu 32: Kinh tuyến đối diện với kinh tuyến gốc là kinh tuyến bao nhiêu độ?

  • A. Kinh tuyến 180º
  • B. Kinh tuyến 160º
  • C. Kinh tuyến 170º
  • D. Kinh tuyến 150º

Câu 33: Khí quyển chứa loại khí nào nhiều nhất?

  • A.Nitơ
  • B.Ôxy
  • C.Agon
  • D.Cacbon điôxít

Câu 34: Việt Nam có hệ tọa độ (8034’B, 102009’Đ). Nhận định nào sau đây đúng với vị trí địa lí của Việt Nam?

  • A. Việt Nam nằm ở bán cầu Nam và nửa cầu Tây.
  • B. Việt Nam nằm ở bán cầu Bắc và nửa cầu Đông.
  • C. Việt Nam nằm ở bán cầu Bắc và nửa cầu Tây.
  • D. Việt Nam nằm ở bán cầu Nam và nửa cầu Đông.

Câu 35: Có tất cả mấy tầng khí trong khí quyển?

  • A.3
  • B.4
  • C.5
  • D.6

Câu 36: Anh chị hãy cho biết các đối tượng địa lí được thể hiện trên bản đồ bằng cách

  • A.sử dụng hình ảnh thật của chúng.
  • B.sử dụng hình vẽ của chúng.
  • C.sử dụng hệ thống các kí hiệu.
  • D.viết tên của chúng trên bản đồ.

Câu 37: Trên bề mặt Trái Đất có bao nhiêu đới ôn hòa?

  • A. 4.
  • B. 5.
  • C. 2.
  • D. 3.

Câu 38: Anh chị hãy cho biết bản đồ là hình vẽ:

  • A.Tương đối.
  • B.Tuyệt đối chính xác.
  • C.Tương đối chính xác.
  • D.Kém chính xác.

Câu 39:  Để đo nhiệt độ không khí người ta dùng dụng cụ nào sau đây?

  • A. Áp kế.
  • B. Nhiệt kế.
  • C. Vũ kế.
  • D. Ẩm kế.

Câu 40: Anh chị hãy cho biết loại ảnh được sử dụng để vẽ bản đồ là

  • A.ảnh vệ tinh và ảnh hàng không.
  • B.ảnh hàng hải.
  • C.ảnh nghệ thuật.
  • D.ảnh chụp từ sân thượng của một tòa tháp.

Xem thêm các bài Trắc nghiệm địa lí 6 chân trời sáng tạo, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm địa lí 6 chân trời sáng tạo chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 6.

Xem Thêm

Lớp 6 | Để học tốt Lớp 6 | Giải bài tập Lớp 6

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 6, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 6 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 6 - cánh diều

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - chân trời sáng tạo

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Tài liệu & sách tham khảo theo chương trình giáo dục cũ