Câu 1: Trên bề mặt Trái Đất có bao nhiêu đới ôn hòa?
- A. 4.
- B. 5.
-
C. 2.
- D. 3.
Câu 2: Để đo nhiệt độ không khí người ta dùng dụng cụ nào sau đây?
- A. Áp kế.
-
B. Nhiệt kế.
- C. Vũ kế.
- D. Ẩm kế.
Câu 3: Càng lên vĩ độ cao nhiệt độ không khí càng:
- A.Tăng
-
B.Giảm
- C.Không thay đổi
- D.Luôn biến động
Câu 4: Nguồn cung cấp ánh sáng và nhiệt cho Trái Đất là
- A. con người đốt nóng.
-
B. ánh sáng từ Mặt Trời.
- C. các hoạt động công nghiệp.
- D. sự đốt nóng của Sao Hỏa.
Câu 5: Khí hậu là hiện tượng khí tượng:
- A.Xảy ra trong một thời gian ngắn ở một nơi
- B.Xảy ra trong một ngày ở một địa phương
-
C.Lặp đi lặp lại tình hình của thời tiết ở nơi đó
- D.Xảy ra khắp mọi nơi và thay đổi theo mùa
Câu 6: Càng lên vĩ độ cao nhiệt độ không khí càng
- A. tăng.
- B. không đổi.
- C. giảm.
- D. biến động.
Câu 7: Khi đo nhiệt độ không khí người ta phải đặt nhiệt kế:
- A.Ngoài trời nắng, cách mặt đất 3m
- B.Nơi mát, cách mặt đất 1m
- C.Ngoài trời, sát mặt đất
-
D.Trong bóng râm, cách mặt đất 2m.
Câu 8: Đặc điểm nào sau đây không đúng với khí hậu đới nóng?
-
A. Góc chiếu của ánh sáng Mặt Trời rất nhỏ.
- B. Lượng mưa trung bình từ 1000 - 2000 mm.
- C. Gió Tín phong thổi thường xuyên quanh năm.
- D. Nắng nóng quanh năm và nền nhiệt độ cao.
Câu 9: Đặc điểm SAI khi nói về sự thay đổi của nhiệt độ là:
- A.Nhiệt độ không khí thay đổi theo vĩ độ.
-
B.Nhiệt độ không khí thay đổi theo màu đất.
- C.Nhiệt độ không khí thay đổi theo độ cao.
- D.Nhiệt độ không khí thay đổi tùy theo vị trí gần hay xa biển.
Câu 10: Không khí trên mặt đất nóng nhất là vào
- A. 11 giờ trưa.
- B. 14 giờ trưa.
- C. 12 giờ trưa.
-
D. 13 giờ trưa.
Câu 11: Vì sao về mùa hạ, những miền gần biển có không khí mát hơn trong đất liền, ngược lại, về mùa đông, những miền gần biển lại có không khí ấm hơn trong đất liền?
- A.Do mùa hạ, miền gần biển có ngày ngắn hơn đêm, mùa đông ngày dài hơn đêm.
- B.Do mùa hạ, miền gần biển có ngày dài hơn đêm, mùa đông ngày ngắn hơn đêm.
- C.Do đặc tính hấp thụ và tỏa nhiệt của nước và đất là khác nhau: Mặt đất nóng lên chậm và nguội đi chậm hơn nước.
-
D.Do đặc tính hấp thụ và tỏa nhiệt của nước và đất là khác nhau: Mặt đất nóng lên nhanh và nguội đi nhanh hơn nước.
Câu 12. Dụng cụ nào sau đây được dùng đo độ ẩm không khí?
-
A. Ẩm kế.
- B. Áp kế.
- C. Nhiệt kế.
- D. Vũ kế.
Câu 13: Chọn định nghĩa đúng về nhiệt độ không khí ?
- A.Khi các tia bức xạ mặt trời đi không qua khí quyển, mặt đất hấp thụ lượng nhiệt của mặt trời, rồi bức xạ lại vào không khí nóng lên. Độ nóng, lạnh đó gọi là nhiệt độ không khí.
- B.Khi các tia bức xạ mặt trời đi qua khí quyển, mặt đất tương phản lượng nhiệt của mặt trời, rồi bức xạ lại vào không khí nóng lên. Độ nóng, lạnh đó gọi là nhiệt độ không khí.
- C.Khi các tia bức xạ mặt trời đi qua khí quyển, mặt đất hấp thụ lượng nhiệt của mặt trời, rồi thu lại lại vào không khí nóng lên. Độ nóng, lạnh đó gọi là nhiệt độ không khí.
-
D.Khi các tia bức xạ mặt trời đi qua khí quyển, mặt đất hấp thụ lượng nhiệt của mặt trời, rồi bức xạ lại vào không khí nóng lên. Độ nóng, lạnh đó gọi là nhiệt độ không khí.
Câu 14: Khi không khí đã bão hòa mà vẫn được cung cấp thêm hơi nước thì
- A. hình thành độ ẩm tuyệt đối.
- B. tạo thành các đám mây.
- C. sẽ diễn ra hiện tượng mưa.
-
D. diễn ra sự ngưng tụ.
Câu 15: Vì sao có sự khác biệt về nhiệt độ giữa đất và nước:
- A.Do trên mặt đất có động thực vật sinh sống.
- B.Do lượng nhiệt chiếu xuống đất và nước khác nhau.
-
C.Do đặc tính hấp thụ nhiệt của đất và nước khác nhau.
- D.Do nước có nhiều thủy hảo sản cần nhiều không khí để hô hấp.
Câu 16: Loại gió nào sau đây thổi thường xuyên ở khu vực đới lạnh?
- A. Tín phong.
-
B. Đông cực.
- C. Tây ôn đới.
- D. Gió mùa.
Câu 17: Hãy cho biết thời tiết là hiện tượng khí tượng:
- A.Xảy ra trong một thời gian dài ở một nơi.
-
B.Xảy ra trong một thời gian ngắn nhất định ở một nơi.
- C.Xảy ra khắp mọi nơi và không thay đổi.
- D.Xảy ra khắp mọi nơi và thay đổi theo mùa.
Câu 18: Cho biết nhiệt độ không khí cao nhất ở:
- A.Cực và cận cực
- B.Khu vực ôn đới
- C.Khu vực hai chí tuyến
-
D.Khu vực xích đạo