[CTST] Trắc nghiệm địa lí bài 15: Thực hành về nhiệt độ và lượng mưa

Củng cố kiến thức và ôn luyện đề thi dạng trắc nghiệm môn lịch sử và địa lí 6 phần địa lí bài 15: Thực hành về nhiệt độ và lượng mưa sách chân trời sáng tạo. Học sinh ôn luyện bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Ở cuối bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Hãy kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Việt Nam nằm trong khu vực có lượng mưa trung bình năm là bao nhiêu?

  • A.Từ 201 - 500 mm.
  • B.Từ 501- l.000mm.
  • C.Từ 1.001 - 2.000 mm.
  • D.Trên 2.000 mm.

Câu 2: Để đo nhiệt độ không khí người ta dùng dụng cụ nào sau đây?

  • A. Áp kế.
  • B. Nhiệt kế.
  • C. Vũ kế.
  • D. Ẩm kế.

Câu 3: Cách đo nhiệt độ trung bình ngày nào đúng ?

  • A.Đo 3 lần các giờ 5giờ, 13giờ, 21giờ.
  • B.Đo 1 lần các giờ 5giờ, 13giờ, 21giờ.
  • C.Đo 5 lần các giờ 3giờ, 13giờ, 21giờ.
  • D.Đo 3 lần các giờ 5giờ, 21giờ, 13giờ.

Câu 4: Không khí tập trung ở tầng đối lưu là 

  • A. 75%.
  • B. 85%.
  • C. 90%.
  • D. 80%.

Câu 5: Giả sử có một ngày ở thành phố Hà Nội, người ta đo được nhiệt độ lúc 5 giờ được $22^{0}$C, lúc 13 giờ được $26^{0}$C và lúc 21 giờ được $24^{0}$C. Vậy nhiệt độ trung bình của ngày hôm đó là bao nhiêu?

  • A. $22^{0}$C
  • B. $23^{0}$C
  • C. $24^{0}$C
  • D. $25^{0}$C

Câu 6: Nguồn cung cấp ánh sáng và nhiệt cho Trái Đất chủ yếu từ

  • A. ánh sáng từ Mặt Trời.
  • B. các hoạt động công nghiệp.
  • C. con người đốt nóng.
  • D. sự đốt nóng của Sao Hỏa.

Câu 7: Nhiệt độ không khí cao nhất ở?

  • A.Cực và cận cực
  • B.Khu vực ôn đới
  • C.Khu vực hai chí tuyến
  • D.Khu vực xích đạo

Câu 8: Trên Trái Đất có bao nhiêu đai áp cao?

  • A. 3 đai áp cao.
  • B. 4 đai áp cao.
  • C. 2 đai áp cao.
  • D. 5 đai áp cao.

Câu 9: Đâu là cách tính nhiệt độ trung bình tháng nào là đúng?

  • A.Nhiệt độ các ngày chia số ngày
  • B.Nhiệt độ các ngày cộng số ngày
  • C.nhiệt độ các ngày nhân số ngày
  • D.Nhiệt độ các ngày chia số giờ

Câu 10: Việt Nam nằm trong đới khí hậu nào sau đây?

  • A. Ôn đới.
  • B. Nhiệt đới.
  • C. Cận nhiệt.
  • D. Hàn đới.

Câu 11: Câu nào đúng nhất khi nói về sự phân bố lượng mưa trên thế giới?

  • A.Phân bố không đồng đều.
  • B.Mưa nhiều ở vùng xích đạo
  • C.Mưa ít ở vùng cực và gần cực
  • D.Cả a,b,c đều đúng

Câu 12: Hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu không phải là

  • A. tiết kiệm điện, nước.
  • B. trồng nhiều cây xanh.
  • C. sử dụng nhiều điện.
  • D. giảm thiểu chất thải.

Câu 13: Nhiệt độ trung bình ngày là kết quả tổng cộng nhiệt độ 3 lần trong ngày tại các thời điểm:

  • A.9 giờ, 16 giờ, 24 giờ
  • B.6 giờ, 14 giờ, 22 giờ
  • C.5 giờ, 13 giờ, 21 giờ
  • D.7 giờ, 15 giờ, 23 giờ

Câu 14: Khoảng thời gian nào sau đây không thích hợp để đo nhiệt độ trong ngày?

  • A. 7 giờ.
  • B. 19 giờ.
  • C. 13 giờ.
  • D. 21 giờ.

Câu 15: Nhận định nào là đúng về nhiệt độ?

  • A.Nhiệt độ có ảnh hưởng đến khả năng chứa hơi nước của không khí. Nhiệt độ không khí càng thấp lượng hơi nước chứa được càng ít nên độ ẩm càng cao.
  • B.Nhiệt độ có ít ảnh hưởng đến khả năng chứa hơi nước của không khí. Nhiệt độ không khí càng cao lượng hơi nước chứa được càng nhiều nên độ ẩm càng cao.
  • C.Nhiệt độ có ảnh hưởng đến khả năng chứa hơi nước của không khí. Nhiệt độ không khí càng cao lượng hơi nước chứa được càng nhiều nên độ ẩm càng cao.
  • D.Nhiệt độ không ảnh hưởng đến khả năng chứa hơi nước của không khí. Nhiệt độ không khí càng cao lượng hơi nước chứa được càng nhiều nên độ ẩm càng cao.

Câu 16: Yếu tố tự nhiên nào sau đây có ảnh hưởng lớn đến các thành phần tự nhiên khác?

  • A. Sông ngòi.
  • B. Khí hậu.
  • C. Thổ nhưỡng.
  • D. Địa hình.

Câu 17: Cách tính lượng mưa trong năm nào là đúng?

  • A.Tính lượng mưa trong năm: Cộng toàn bộ lượng mưa trong cả 12 tháng lại.
  • B.Tính lượng mưa trong năm: nhân toàn bộ lượng mưa trong cả 12 tháng lại rồi chia 12
  • C.Tính lượng mưa trong năm: Cộng toàn bộ lượng mưa trong cả 12 tháng lại rồi trừ 12
  • D.Tính lượng mưa trong năm: Cộng toàn bộ lượng mưa trong cả 12 tháng lại rồi chia 12

Câu 18: Ở nhiệt độ 0oC, lượng hơi nước tối đa mà không khí chứa được là bao nhiêu?

  • A.0 g/m3.
  • B. 2 g/m3.
  • C.5 g/m3.
  • D.7 g/m3.

Xem thêm các bài Trắc nghiệm địa lí 6 chân trời sáng tạo, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm địa lí 6 chân trời sáng tạo chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 6.

Xem Thêm

Lớp 6 | Để học tốt Lớp 6 | Giải bài tập Lớp 6

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 6, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 6 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 6 - cánh diều

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - chân trời sáng tạo

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Tài liệu & sách tham khảo theo chương trình giáo dục cũ