[CTST] Trắc nghiệm địa lí 6 chương 2: Trái đất - Hành tinh của hệ mặt trời (P2)

Củng cố kiến thức và ôn luyện đề thi dạng trắc nghiệm địa lí 6 chương 2: Trái đất - Hành tinh của hệ mặt trời sách Chân trời sáng tạo. Học sinh ôn luyện bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Ở cuối bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Hãy kéo xuống dưới để bắt đầu.

 Câu 1: Trong hệ Mặt Trời, Trái Đất ở vị trí nào theo thứ tự xa dần Mặt Trời?

  • A. Vị trí thứ 3.
  • B. Vị trí thứ 5.
  • C. Vị trí thứ 9.
  • D. Vị trí thứ 7.

Câu 2: Trái Đất có bán kính ở cực là

  • A. 6387 km.
  • B. 6356 km.
  • C. 6378 km.
  • D. 6365 km.

Câu 3: Các hành tinh trong hệ Mặt Trời được sắp xếp như thế nào trong hệ Mặt Trời từ gần đến xa?

  • A. Hải Vương - Sao Thủy - Sao Kim - Trái Đất - Sao Hỏa - Sao Mộc - Sao Thổ - Thiên Vương.
  • B. Thiên Vương - Hải Vương - Trái Đất - Sao Kim - Sao Thủy - Sao Hỏa - Sao Mộc - Sao Thổ.
  • C. Sao Mộc - Sao Kim - Trái Đất - Sao Hỏa - Sao Thủy - Sao Thổ - Thiên Vương - Hải Vương.
  • D. Sao Thủy - Sao Kim - Trái Đất - Sao Hỏa - Sao Mộc - Sao Thổ - Thiên Vương - Hải Vương.

Câu 4: Mặt Trời và 8 hành tinh chuyển động xung quanh nó còn được gọi là

  • A. Thiên hà.
  • B. Hệ Mặt Trời.
  • C. Trái Đất.
  • D. Dải ngân hà.

Câu 5: Nếu xếp theo thứ tự khoảng cách xa dần Mặt Trời ta sẽ có

  • A. Thuỷ Tinh, Kim Tinh, Trái Đất, Hoả Tinh.
  • B. Kim Tinh, Trái Đất, Thuỷ Tinh, Hoả Tinh.
  • C. Kim Tinh, Thuỷ Tinh, Hoả Tinh, Trái Đất.
  • D. Kim Tinh, Thuỷ Tinh, Trái Đất, Hoả Tinh.

Câu 6: Trái Đất có bán kính ở Xích đạo là

  • A. 6387 km.
  • B. 6356 km.
  • C. 6378 km.
  • D. 6365 km.

Câu 7: Em hãy cho biết nếu cách 1o ở tâm thì trên bề mặt của quả Địa Cầu từ cực Nam đến cực Bắc có bao nhiêu vĩ tuyến?

  • A.181
  • B.182
  • C.180
  • D.179

Câu 8: Hành tinh nào sau đây trong hệ Mặt Trời có sự sống?

  • A. Trái Đất.
  • B. Sao Kim.
  • C. Mặt Trăng.
  • D. Sao Thủy.

Câu 9: Cho bảng số liệu sau:

Hãy nhận xét nào sau đây không đúng về Trái Đất so với các hành tinh khác trong hệ Mặt Trời.

  • A. Trái Đất có diện tích bề mặt lớn hơn Thùy Tinh, Kim Tinh và Hỏa Tinh.
  • B. Trái đất đứng thứ 6 cả về bán kính xích đạo và diện tích bề mặt trong hệ Mặt Trời.
  • C. Diện tích bề mặt Trái Đất lớn hơn rất nhiều so với Kim tinh.
  • D. Mộc tinh có diện tích bề mặt và bán kính Xích Đạo lớn nhất, chỉ sau Mặt Trời.

Câu 10:Ở vị trí A hay B sẽ nhìn thấy con thuyền ở vị trí xa nhất? Vì sao? 

  • A. Ở vị trí A có thể nhìn thấy con thuyền xa nhất vì theo quan sát, góc nhìn ở vị trí A là khá rộng.
  • B. Ở vị trí B sẽ có thể nhìn được con thuyền xa nhất vì vị trí B cao hơn vị trí A.
  • C. Ở vị trí B sẽ nhìn thấy con thuyền xa nhất vì Trái Đất là hình cầu chứ ko phải mặt phẳng, ở vị trí càng cao thì sẽ càng nhìn được xa hơn. 
  • D. Đứng ở cả 2 vị trí đều có thể quan sát được vì tầm bao quát ở vị trí A và B chênh lệch nhau không đáng kể.

 Câu 11: So với mặt phẳng quỹ đạo, trục Trái Đất nghiêng một góc

  • A. 23027’.
  • B. 56027’.
  • C. 66033’.
  • D. 32027’.

Câu 12: Trái Đất hoàn thành một vòng tự quay quanh trục của mình trong khoảng thời gian là

  • A.Một ngày đêm
  • B.Một năm
  • C.Một mùa
  • D.Một tháng

Câu 13: Nước ta nằm ở khu vực giờ số mấy?

  • A. Khu vực giờ thứ 7.
  • B. Khu vực giờ thứ 8.
  • C. Khu vực giờ thứ 9.
  • D. Khu vực giờ thứ 5.

Câu 14: Bề mặt Trái Đất được chia thành 24 khu vực giờ, mỗi khu vực giờ rộng bao nhiêu kinh tuyến:

  • A. 20      
  • B. 30
  • C. 25      
  • D. 15

Câu 15: Nguyên nhân chủ yếu mọi nơi trên Trái Đất đều lần lượt có ngày và đêm kế tiếp nhau là do

  • A. ánh sáng Mặt Trời và của các hành tinh chiếu vào.
  • B. Trái Đất hình cầu và vận động tự quay quanh trục.
  • C. các thế lực siêu nhiên và thần linh hỗ trợ tạo nên.
  • D. trục Trái Đất nghiêng trên một mặt phẳng quỹ đạo.

Câu 16: Nếu đi từ phía Đông sang phía Tây, khi đi qua kinh tuyến 1800 người ta phải

  • A. lùi lại 1 ngày lịch.
  • B. tăng thêm 1 giờ.
  • C. tăng thêm 1 ngày lịch.
  • D. lùi lại 1 giờ.

Câu 17: Trong khi Trái Đất tự quay quanh trục những địa điểm nào sau đây không thay đổi vị trí?

  • A. Hai cực.
  • B. Hai chí tuyến.
  • C. Xích đạo.
  • D. Vòng cực.

Câu 18: Theo em trên Trái Đất, giờ khu vực phía Đông bao giờ cũng đến sớm hơn giờ khu vực phía Tây là do

  • A.Trái Đất quay từ Đông sang Tây.
  • B.Trái Đất quay từ Tây sang Đông.
  • C.Trục Trái Đất nghiêng một góc 66033’
  • D.Trái Đất có dạng hình cầu.

Câu 19: Khi khu vực giờ kinh tuyến số 0 là 1 giờ thì ở Thủ đô Hà Nội là:

  •    A. 8 giờ
  •    B. 7 giờ
  •    C. 9 giờ
  •    D. 6 giờ

Câu 20: Khi khu vực giờ kinh tuyến số 0 là 14 giờ thì ở TP. Đà Nẵng là

  • A. 18 giờ.
  • B. 22 giờ.
  • C. 19 giờ.
  • D. 21 giờ.

Câu 21: Quốc gia có nhiều múi giờ đi qua lãnh thổ nhất là?

  • A. Trung Quốc.
  • B. Hoa Kì.
  • C. Nga.
  • D. Canada

Câu 22: Từ Việt Nam, nếu bay đến một quốc gia ở phía Tây, cơ thể chúng ta sẽ thấy buồn ngủ sớm, cảm giác như ngày dài hơn bình thường. Nguyên nhân của hiện tượng này là:

  • A. Do giảm múi giờ
  • B. Do tăng múi giờ
  • C. Do tác dụng của lực Coriolit
  • D. Do quãng thời gian bay dài

Câu 23: Trận chung kết World cup 2018 được tổ chức ở Moscow (Nga) vào hồi 19h00 ngày 13/07 (Giờ địa phương). Tính thời gian xuất phát để các khán giả ở Việt Nam có thể tới sân vận động ở Nga kịp giờ bóng lăn. Biết thời gian bay từ Việt Nam tới Nga là khoảng 9 giờ. Giả sử thời gian làm thủ tục ở sân bay và di chuyển đến sân vận động diễn ra trận chung kết là 2h.

  • A. Từ Việt Nam nên bay từ 8h (giờ Việt Nam) ngày 13/7
  • B. Từ Việt Nam nên bay từ 23h (giờ Việt Nam) ngày 12/7
  • C. Từ Việt Nam nên bay từ 10h (giờ Việt Nam) ngày 13/7
  • D. Từ Việt Nam nên bay từ 4h (giờ Việt Nam) ngày 13/7

Câu 24: Nơi nào trên Trái Đất quanh năm có ngày và đêm dài như nhau?

  • A. Các địa điểm nằm trên 2 vòng cực.
  • B. Ở 2 cực và vùng ôn đới.
  • C. Các địa điểm nằm trên 2 chí tuyến.
  • D. Các địa điểm nằm trên Xích đạo.

Câu 25: Vùng nội chí tuyến là vùng nằm:

  •    A. Từ vòng cực đến cực
  •    B. Giữa hai chí tuyến
  •    C. Giữa hai vòng cực
  •    D. Giữa chí tuyến và vòng cực

Câu 26: Vào ngày nào trong năm ở hai nửa bán cầu đều nhận được một lượng ánh sáng và nhiệt như nhau?

  • A. Ngày 22/6 và ngày 22/12.
  • B. Ngày 21/3 và ngày 23/9.
  • C. Ngày 21/6 và ngày 23/12.
  • D. Ngày 22/3 và ngày 22/9.

Câu 27: Ngày chuyển tiếp giữa mùa nóng và mùa lạnh là ngày nào sau đây?

  • A. Ngày 23/9 thu phân.
  • B. Ngày 22/12 đông chí.
  • C. Ngày 22/6 hạ chí.
  • D. Ngày 12/3 xuân phân.

Câu 28: Ở bán cầu Bắc, hiện tượng ngày ngắn hơn đêm diễn ra trong khoảng thời gian

  • A. từ 21/3 đến 22/6.
  • B. từ 23/9 đến 21/3.
  • C. từ 21/3 đến 23/9.
  • D. từ 23/9 đến 22/12.

Câu 29: Từ hai cực đi về Xích đạo, chênh lệch giữa ngày và đêm có đặc điểm nào sau đây?

  • A. Càng tăng.
  • B. Khác nhau theo mùa.
  • C. Càng giảm.
  • D. Tùy theo mỗi nửa cầu.

Câu 30: Theo em nhận xét nào sau đây không đúng về hiện tượng các mùa trong năm

  • A.Do trục Trái Đất nghiêng và không đổi hướng trong khi chuyển động trên quỹ đạo nên sinh ra các mùa.
  • B.Các mùa đối lập nhau ở 2 nửa cầu trong một năm.
  • C.Một năm có 4 mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông.
  • D.Các mùa tính theo dương lịch và âm dương lịch giống nhau về thời gian bắt đầu và kết thúc.

Xem thêm các bài Trắc nghiệm địa lí 6 chân trời sáng tạo, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm địa lí 6 chân trời sáng tạo chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 6.

Xem Thêm

Lớp 6 | Để học tốt Lớp 6 | Giải bài tập Lớp 6

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 6, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 6 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 6 - cánh diều

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - chân trời sáng tạo

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Tài liệu & sách tham khảo theo chương trình giáo dục cũ