Trắc nghiệm Địa lý 6 chân trời sáng tạo học kì I (P4)

Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm địa lí 6 chân trời sáng tạo học kì 1. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt..

NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Trong khi Trái Đất tự quay quanh trục những địa điểm nào sau đây không thay đổi vị trí?

  • A. Hai cực.
  • B. Hai chí tuyến.
  • C. Xích đạo.
  • D. Vòng cực.

Câu 2: Trục Trái Đất là:

  • A. Một đường thẳng tưởng tượng cắt mặt Trái Đất ở 2 điểm cố định.
  • B. Một đường thẳng tưởng tượng xuyên tâm cắt mặt Trái Đất ở 2 điểm cố định.
  • C. Một đường thẳng xuyên tâm cắt mặt Trái Đất ở 2 điểm cố định.
  • D. Một đường thẳng cắt mặt Trái Đất ở 2 điểm cố định.

Câu 3: Khu vực nào sau đây có 6 tháng là ngày và 6 tháng là đêm trong một năm?

  • A. Vòng cực.
  • B. Cực.
  • C. Chí tuyến.
  • D. Xích đạo.

Câu 4: Nếu đi từ phía Đông sang phía Tây, khi đi qua kinh tuyến 1800 người ta phải

  • A. lùi lại 1 ngày lịch.
  • B. tăng thêm 1 giờ.
  • C. tăng thêm 1 ngày lịch.
  • D. lùi lại 1 giờ.

Câu 5: Theo em nhận xét nào sau đây không đúng về hiện tượng các mùa trong năm

  • A.Do trục Trái Đất nghiêng và không đổi hướng trong khi chuyển động trên quỹ đạo nên sinh ra các mùa.
  • B.Các mùa đối lập nhau ở 2 nửa cầu trong một năm.
  • C.Một năm có 4 mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông.
  • D.Các mùa tính theo dương lịch và âm dương lịch giống nhau về thời gian bắt đầu và kết thúc.

Câu 6: Lý do chính nào sau đây cụ thể được cho đã khiến con người thời nguyên thủy phải hợp tác với nhau trong lao động?

  • A.Quan hệ huyết thống đã gắn bó các thành viên trong cuộc sống thường ngày cũng như trong lao động.
  • B.Yêu cầu công việc và trình độ lao động.
  • C.Đời sống còn thấp kém nên phải “chung lưng đấu cật” để kiếm sống.
  • D.Tất cả mọi người đều được hưởng thụ bằng nhau.

Câu 7: Những này nào trong năm ở mọi địa điểm trên bề mặt Trái Đất đều có ngày và đêm dài như nhau?

  • A. Ngày 22/6 và ngày 23/9.
  • B. Ngày 22/6 và ngày 22/12.
  • C. Ngày 21/3 và ngày 23/9.
  • D. Ngày 21/3 và ngày 22/6.

Câu 8: Trong buổi đầu của thời đại kim khí, kim loại con người lần lượt sử dụng để chế tác công cụ cụ thể được cho chính là

  • A.đồng thau - đồng đỏ - sắt.
  • B.đồng đỏ - đồng thau - sắt
  • C.đồng đỏ - kẽm - sắt.
  • D.kẽm - đồng đỏ - sắt.

Câu 9: Dựa theo cách xác định phương hướng nhờ sự vật hãy cho biết: Hoa Hướng Dương luôn quay mặt về hướng nào?

  • A.Đông
  • B.Tây
  • C.Nam
  • D.Bắc

Câu 10: Nếu xếp theo thứ tự khoảng cách xa dần Mặt Trời ta sẽ có

  • A. Thuỷ Tinh, Kim Tinh, Trái Đất, Hoả Tinh.
  • B. Kim Tinh, Trái Đất, Thuỷ Tinh, Hoả Tinh.
  • C. Kim Tinh, Thuỷ Tinh, Hoả Tinh, Trái Đất.
  • D. Kim Tinh, Thuỷ Tinh, Trái Đất, Hoả Tinh.

Câu 11: Đâu là cách thường được xác định phương hướng trong thực tế?

  • A. Dựa vào hướng Mặt Trời mọc và Mặt Trời lặn.
  • B. Xác định bằng la bàn (la bàn cầm tay hoặc la bàn trên điện thoại thông minh)
  • C. Hướng hoa hướng dương (thường quay về phía mặt trời mọc).
  • D. Cả ba đáp án trên đều đúng

Câu 12:  Lược đồ trí nhớ có vai trò thế nào đối với con người?

  • A. Xác định đường đi, cải thiện trí nhớ.
  • B. Tìm đường đi, xác định thời gian đi.
  • C. Công cụ hỗ trợ đường đi, xác định hướng.
  • D. Định hướng không gian, tìm đường đi.

Câu 13:  Hãy cho biết ở những vùng nhiệt đới – Xích Đạo, rêu (hoặc địa y phát triển cộng sinh) mọc trên thân cây ở phía nào là nhiều nhất?

  • A.Bắc
  • B.Nam
  • C.Đông
  • D.Tây

Câu 14: Anh chị hãy cho biết loại ảnh được sử dụng để vẽ bản đồ là

  • A.ảnh vệ tinh và ảnh hàng không.
  • B.ảnh hàng hải.
  • C.ảnh nghệ thuật.
  • D.ảnh chụp từ sân thượng của một tòa tháp.

Câu 15: Theo anh chị lớp vỏ Trái Đất không có đặc điểm nào sau đây?

  • A.Rất dày và chiếm khoảng 1/4 khối lượng của Trái Đất.
  • B.Vật chất ở trạng thái rắn chắc.
  • C.Cấu tạo do một số địa mảng nằm kề nhau.
  • D.Nơi tồn tại các thành phần khác của Trái Đất như không khí, nước, các sinh vật… và cả xã hội loài người.

Câu 16: Có những loại lược đồ trí nhớ cơ bản nào sao đây?

  • A. Đường đi và khu vực.
  • B. Khu vực và quốc gia.
  • C. Không gian và thời gian.
  • D. Thời gian và đường đi.

Câu 17: Theo anh chị đặc điểm nào dưới đây không phải của lớp lõi Trái Đất

  • A.Là lớp trong cùng của Trái Đất.
  • B.Có độ dày lớn nhất.
  • C.Nhiệt độ cao nhất.
  • D.Vật chất ở trạng thái rắn.

Câu 18: Các đường giao thông trên bản đồ được thể hiện bằng loại kí hiệu nào?

  • A. Kí hiệu điểm.
  • B. Kí hiệu đường.
  • C. Kí hiệu diện tích.
  • D. Kí hiệu chữ.

Câu 19: Lõi (nhân) Trái Đất có nhiệt độ cao nhất là

  • A. 1000ºC.
  • B. 5000ºC.
  • C.7000ºC.
  • D. 3000ºC.

Câu 20: Cho bản đồ sau: Cho các vùng trồng lúa mì của Trung Quốc được thể hiện bằng dạng kí hiệu nào và chúng phân bố chủ yếu ở khu vực nào trên lãnh thổ?

  • A. Các vùng trồng lúa mì được thể hiện bằng kí hiệu diện tích, phân bố chủ yếu ở phía đông lãnh thổ.
  • B. Các vùng trồng lúa mì được thể hiện bằng kí hiệu diện tích, phân bố chủ yếu ở phía đông bắc lãnh thổ.
  • C. Các vùng nông nghiệp được thể hiện bằng kí hiệu điểm, phân bố chủ yếu ở phía đông lãnh thổ.
  • D. Các vùng nông nghiệp được thể hiện bằng kí hiệu đường, phân bố chủ yếu ở phía nam lãnh thổ.

Câu 21: Theo em những vùng bất ổn của Trái Đất thường nằm ở đâu?

  • A.trên các lục địa.
  • B.giữa các đại dương.
  • C.các vùng gần cực.
  • D.vùng tiếp xúc các mảng kiến tạo.

Câu 22: Trên bản đồ nếu khoảng cách giữa các đường đồng mức cách xa nhau thì địa hình nơi đó

  • A. càng dốc 
  • B. càng thoải
  • C. càng cao
  • D. càng cắt xẻ mạnh

Câu 23:  Hiện tượng nào sau đây là do tác động của nội lực?

  • A. Xâm thực.
  • B. Bồi tụ.
  • C. Đứt gãy. 
  • D. Nấm đá.

Câu 24: Kí hiệu đường thể hiện

  • A. cảng biển.
  • B. ngọn núi.
  • C. ranh giới.
  • D. sân bay.

Câu 25: Em hãy cho biết theo thứ tự từ trên xuống, các tầng đá ở lớp vỏ Trái Đất lần lượt là:

  • A.Tầng đá trầm tích, tầng granit, tầng badan.
  • B.Tầng đá trầm tích, tầng badan, tầng granit.
  • C.Tầng granit, tầng đá trầm tích, tầng badan.
  • D.Tầng badan, tầng đá trầm tích, tầng granit.

Câu 26: Theo em căn cứ nào sau đây không dùng để xác định độ cao tuyệt đối của các địa điểm trên bản đồ?

  • A.đường đồng mức.
  • B.kí hiệu thể hiện độ cao.
  • C.phân tầng màu.
  • D.kích thước của kí hiệu.

Câu 27: Em hãy cho biết cách đọc bản đồ đúng là

  • A. Chỉ đọc bảng chú giải và tỉ lệ bản đồ.
  • B. Chỉ đọc từng dấu hiệu riêng lẻ của bản đồ.
  • C. Đọc từng dấu hiệu riêng lẻ kết hợp tìm ra mối quan hệ giữa các dấu hiệu.
  • D. Đọc bảng chú giải.

Câu 28: Trước khi sử dụng bản đồ phải nghiên cứu rất kĩ phần

  • A. kí hiệu bản đồ.
  • B. tỉ lệ bản đồ.
  • C. bảng chú giải và kí hiệu.
  • D. bảng chú giải.

Câu 29:  Mỏ khoáng sản kim loại đen là mỏ

  • A. vàng.
  • B. sắt.
  • C. đồng.
  • D. chì.

Câu 30:  Kinh tuyến Tây là:

  • A. Là kinh tuyến nằm bên trái của kinh tuyến gốc.
  • B. Là kinh tuyến nằm bên phải của kinh tuyến gốc. 
  • C. Nằm phía dưới xích đạo.
  • D. Nằm phía trên xích đạo.

Câu 31: Cấu tạo của Trái Đất không bao gồm lớp nào sau đây?

  • A. Man-ti.
  • B. Vỏ Trái Đất.
  • C. Nhân (lõi).
  • D. Vỏ lục địa.

Câu 32: Một địa điểm B nằm trên xích đạo và có kinh độ là 60 độ T. Cách viết tọa độ địa lí của điểm đó là

  • A.0º60ºT.
  • B. 60ºT; 90ºN.
  • C. 0º; 60ºĐ.
  • D. 60ºT; 90ºB.

Câu 33: Nguyên nhân nào sinh ra gió?

  • A.Sự hoạt động của hoàn lưu khí quyển
  • B.Sự phân bố xem kẽn của các đai áp
  • C.Sự tác động của con người
  • D.Sức hút của trọng lực Trái Đất

Câu 34: Nửa cầu Tây là nửa cầu nằm bên trái vòng kinh tuyến bao nhiêu độ?

  • A. 0º
  • B. 180º
  • C. 90º
  • D. 0º và 180º

Câu 35: Trên Trái Đất không có khối khí nào sau đây?

  • A. Khối khí lục địa.
  • B. Khối khí đại dương.
  • C. Khối khí nguội.
  • D. Khối khí nóng.

Câu 36:  Yếu tố nào sau đây là thành phần của tự nhiên?

  • A. Trường, lớp.
  • B. Văn hóa.
  • C. Nhà xưởng.
  • D. Sinh vật.

Câu 37: Vì sao sinh ra khí áp?

  • A.Không khí có trọng lượng
  • B.Khí quyển có sức nén
  • C.Không khí luôn chuyển động.
  • D.Các hoạt động con người tạo ra bụi, khí

Câu 38: Theo anh chị một bản đồ được gọi là hoàn chỉnh, đầy đủ khi

  • A.có màu sắc và kí hiệu.
  • B.có bảng chú giải.
  • C.có đầy đủ thông tin, kí hiệu, tỉ lệ, bảng chú giải.
  • D.có mạng lưới kinh, vĩ tuyến.

Câu 39: Càng lên vĩ độ cao nhiệt độ không khí càng:

  • A.Tăng
  • B.Giảm
  • C.Không thay đổi
  • D.Luôn biến động

Câu 40: Để xác định hướng khi đang ở ngoài thực địa, chúng ta sử dụng công cụ nào sau đây?

  • A. Địa bàn.
  • B. Sách, vở.
  • C. Khí áp kế.
  • D. Nhiệt kế.

Xem thêm các bài Trắc nghiệm địa lí 6 chân trời sáng tạo, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm địa lí 6 chân trời sáng tạo chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 6.

Xem Thêm

Lớp 6 | Để học tốt Lớp 6 | Giải bài tập Lớp 6

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 6, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 6 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 6 - cánh diều

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - chân trời sáng tạo

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Tài liệu & sách tham khảo theo chương trình giáo dục cũ