Trắc nghiệm Địa lý 6 chân trời sáng tạo học kì II (P1)

Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm địa lí 6 chân trời sáng tạo học kì 2. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt..

NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Ở vùng núi cao quá trình hình thành đất yếu vì?

  • A. Trên núi cao áp suất không khí nhỏ
  • B. Nhiệt độ thấp nên quá trình phong hoá chậm
  • C. Lượng mùn ít
  • D. Độ ẩm quá cao

Câu 2: Thành phần hữu cơ của lớp đất có đặc điểm nào sau đây?

  • A. Chiếm một tỉ lệ lớn trong lớp đất.
  • B. Thành phần quan trọng nhất của đất.
  • C. Tồn tại ở giữa các khe hở của đất.
  • D. Nằm ở tầng dưới cùng của lớp đất.

Câu 3: Rừng lá kim thường phân bố tương ứng với kiểu khí hậu nào sau đây?

  • A. Nhiệt đới ẩm gió mùa.
  • B. Ôn đới lục địa.
  • C. Ôn đới địa trung hải.
  • D. Ôn đới hải dương.

Câu 4: Trong sản xuất nông nghiệp, loại đất tốt nhất dùng để trồng cây lúa là?

  • A. Đất cát pha
  • B. Đất xám
  • C. Đất phù sa bồi đắp
  • D. Đất đỏ badan

Câu 5: Quyển chứa toàn bộ các sinh vật sinh sống của Trái Đất được gọi là?

  • A.Thạch quyển
  • B.Động vật quyển
  • C.Sinh quyển
  • D.Quyển thực vật

Câu 6: Trên các biển và đại dương có những loại dòng biển nào sau đây?

  • A. Dòng biển nóng và dòng biển lạnh.
  • B. Dòng biển lạnh và dòng biển nguội.
  • C. Dòng biển nóng và dòng biển trắng.
  • D. Dòng biển trắng và dòng biển nguội. 

Câu 7: Các thảm thực vật trên Trái Đất thường phân bố theo sự thay đổi nào sau đây?

  • A. Dạng và hướng địa hình.
  • B. Độ cao và hướng sườn.
  • C. Vĩ độ và độ cao địa hình.
  • D. Vị trí gần, xa đại dương.

Câu 8: Nơi gặp nhau của các dòng biển nóng, lạnh có hoạt động kinh tế - xã hội nào dưới đây phát triển mạnh nhất?

  • A. Khai thác khoáng sản biển.
  • B. Đánh bắt thủy – hải sản.
  • C. Du lịch biển – đảo.
  • D. Giao thông vận tải biển.

Câu 9: Trên cơ sở văn hoá Óc Eo, quốc gia cổ Phù Nam hình thành vào khoảng thế kỉ mấy?

  • A. II
  • B. III
  • C. IV
  • D. I

Câu 10: Độ muối trung bình của đại dương là

  • A. 32‰.
  • B. 34‰.
  • C. 35‰.
  • D. 33‰.

Câu 11: Vương quốc Phù Nam có thời gian phá triển mạnh nhất vào giai đoạn nào?

  • A. Từ thế kỉ I - III
  • B. Từ thế kỉ  II-IV
  • C. Từ thế kỉ III-V
  • D. Từ thế kỉ III-IV

Câu 12: Việc phá hoại rừng phòng hộ ở thượng nguồn sông sẽ dẫn đến hậu quả?

  • A. mực nước sông quanh năm thấp, sông chảy chậm chạp.
  • B. mực nước sông quanh năm cao, sông chảy xiết.
  • C. mùa lũ nước sông dâng cao đột ngột, mừa cạn mực nước sông cạn kiệt.
  • D. sông hầu như không còn nước, chảy quanh co uốn khúc.

Câu 13: Cây trồng nào sau đây không tiêu biểu ở miền khí hậu nhiệt đới ẩm?

  • A. Dừa.
  • B. Cao su.
  • C. Nho.
  • D. Điều.

Câu 14: Lưu vực của một con sông là

  • A. vùng đất đai đầu nguồn của các con sông nhỏ.
  • B. diện tích đất đai cung cấp nước thường xuyên.
  • C. chiều dài từ thượng nguồn đến các cửa sông.
  • D. vùng hạ lưu của con sông và bồi tụ đồng bằng.

Câu 15: Nguyên nhân nào khiến khu vực châu Âu có mật độ dân số cao nguyên nhân được cho chủ yếu?

  • A. khí hậu ấm áp, nguồn nước dồi dào.
  • B. có nhiều đồng bằng phù sa màu mỡ.
  • C. tập trung nhiều dầu khí nhất trên thế giới.
  • D. nền kinh tế phát triển mạnh, nhiều trung tâm kinh tế lớn.

Câu 16: Hoạt động kinh tế - xã hội có tác động rõ rệt nhất tới chế độ nước sông Hồng là:

  • A. sản xuất nông nghiệp ở vùng cao Tây Bắc.
  • B. xây dựng hệ thống thủy điện trên sông Đà.
  • C. khai thác rừng ở vùng thượng lưu sông.
  • D. khai thác cát ở lòng sông.

Câu 17: Năm 2018 dân số thế giới khoảng

  • A. 6,7 tỉ người. 
  • B. 7,2 tỉ người.
  • C. 7,6 tỉ người.
  • D. 6,9 tỉ người.

Câu 18: Trên Trái Đất diện tích đại dương chiếm

  • A. 1/2.
  • B. 3/4.
  • C. 2/3.
  • D. 4/5.

Câu 19: Ở châu Phi, dân cư tập trung đông ở khu vực nào sau đây?

  • A. Đông Phi.
  • B. Tây Phi.
  • C. Bắc Phi.
  • D. Nam Phi.

Câu 20: Vì sao không khí có độ ẩm?

  • A. Do càng lên cao nhiệt độ càng giảm
  • B. Do mưa rơi xuyên qua không khí
  • C. Do không khí chứa một lượng hơi nước nhất định
  • D. Do không khí chứa nhiều mây

Câu 21: Hoạt động nào sau đây của con người không tác động xấu đến tính chất đất?

  • A. Canh tác quá nhiều vụ trong một năm.
  • B. Luân canh, xen canh các loại cây trồng.
  • C. Phá rừng và đốt rừng làm nương rẫy.
  • D. Bón nhiều phân, sử dụng chất hóa học.

Câu 22: Khi hơi nước bốc lên từ các đại dương sẽ tạo thành

  • A. nước.
  • B. sấm.
  • C. mưa.
  • D. mây.

Câu 23:  Đâu là những sản phẩm từ tác động của con người đến thiên nhiên?

  • A. Công viên, vườn hoa
  • B. Nhà máy, khu công nghiệp
  • C. Khu nghỉ dưỡng sinh thái
  • D. A và C đúng

Câu 24:  Nhận định nào là đúng về nhiệt độ?

  • A.Nhiệt độ có ảnh hưởng đến khả năng chứa hơi nước của không khí. Nhiệt độ không khí càng thấp lượng hơi nước chứa được càng ít nên độ ẩm càng cao.
  • B.Nhiệt độ có ít ảnh hưởng đến khả năng chứa hơi nước của không khí. Nhiệt độ không khí càng cao lượng hơi nước chứa được càng nhiều nên độ ẩm càng cao.
  • C.Nhiệt độ có ảnh hưởng đến khả năng chứa hơi nước của không khí. Nhiệt độ không khí càng cao lượng hơi nước chứa được càng nhiều nên độ ẩm càng cao.
  • D.Nhiệt độ không ảnh hưởng đến khả năng chứa hơi nước của không khí. Nhiệt độ không khí càng cao lượng hơi nước chứa được càng nhiều nên độ ẩm càng cao.

Câu 25: Hội nghị nào sau đây thể hiện sự nỗ lực chung của thế giới trong vấn đề bảo vệ môi trường?

  • A. Hội nghị Cộng đồng châu Âu.
  • B. Hội nghị Thượng đỉnh G20.
  • C. Hội nghị Thượng đỉnh Trái Đất.
  • D. Hội nghị các nước ASEAN.

Câu 26: Khoảng thời gian nào sau đây không thích hợp để đo nhiệt độ trong ngày?

  • A. 7 giờ.
  • B. 19 giờ.
  • C. 13 giờ.
  • D. 21 giờ.

Câu 27: Ở châu Á, dân cư tập trung thưa thớt ở khu vực nào sau đây?

  • A. Đông Nam Á.
  • B. Nam Á.
  • C. Trung Á.
  • D. Đông Á.

Câu 28: Nhiệt độ trung bình ngày là kết quả tổng cộng nhiệt độ 3 lần trong ngày tại các thời điểm:

  • A.9 giờ, 16 giờ, 24 giờ
  • B.6 giờ, 14 giờ, 22 giờ
  • C.5 giờ, 13 giờ, 21 giờ
  • D.7 giờ, 15 giờ, 23 giờ

Câu 29: Về tài nguyên nước, vấn đề cần quan tâm hàng đầu ở các nước đới nóng hiện nay chính xác là?

  • A.xâm nhập mặn.
  • B.sự cố tràn dầu trên biển.
  • C.khô hạn, thiếu nước sản xuất.
  • D.thiếu nước sạch.

Câu 30: Đâu là biểu hiện của biến đổi khí hậu?

  • A. Nhiệt độ không khí tăng, khí hậu trái đất nóng lên,... 
  • B.  biến động trong chế độ mưa, lượng mưa, gia tăng tốc độ tan băng
  • C. gia tăng các hiện tượng thời tiết cực đoan như bão, lũ lụt, hạn hán... 
  • D. Cả 3 đáp án trên

Câu 31: Các điều kiện tự nhiên có ảnh hưởng đến đời sống hằng ngày của con người là

  • A. địa hình, sinh vật, nguồn vốn và khí hậu.
  • B. khí hậu, địa hình, nguồn nước và đất đai.
  • C. nguồn nước, dân số, khí hậu và địa hình.
  • D. đất đai, nguồn vốn, dân số và chính sách.

Câu 32: Biến đổi khí hậu làm nước biển dâng ảnh hưởng lớn nhất đến vùng

  • A. cao nguyên.
  • B. đồng bằng.
  • C. đồi.
  • D. núi.

Câu 33: Nấm đá là dạng địa hình được hình thành do tác động của

  • A. băng hà.
  • B. gió.
  • C. nước chảy.
  • D. sóng hiển.

Câu 34: Biến đổi khí hậu là gì?

  • A. Sự thay đổi trạng thái của khí hậu so với trung bình nhiều năm
  • B. Là khí hậu của một khu vực trong một năm
  • C. Cả A và B đều đúng
  • D. Đáp án khác

Câu 35: Theo anh chị theo thuyết kiến tạo mảng, khi hai địa mảng xô vào nhau thì ở chỗ tiếp xúc của chúng thường hình thành

  • A.các dãy núi ngầm.
  • B.các dãy núi trẻ cao.
  • C.đồng bằng.
  • D.cao nguyên.

Câu 36: Càng lên vĩ độ cao nhiệt độ không khí càng

  • A. tăng.
  • B. không đổi.
  • C. giảm.
  • D. biến động.

Câu 37: Theo em vùng tiếp xúc các mảng kiến tạo thường là vùng

  • A.bất ổn của Trái Đất.
  • B.có nền kinh tế phát triển.
  • C.có khí hậu khắc nghiệt.
  • D.tài nguyên hải sản phong phú.

Câu 38: Khí hậu là hiện tượng khí tượng:

  • A.Xảy ra trong một thời gian ngắn ở một nơi
  • B.Xảy ra trong một ngày ở một địa phương
  • C.Lặp đi lặp lại tình hình của thời tiết ở nơi đó
  • D.Xảy ra khắp mọi nơi và thay đổi theo mùa

Câu 39:  Để đo nhiệt độ không khí người ta dùng dụng cụ nào sau đây?

  • A. Áp kế.
  • B. Nhiệt kế.
  • C. Vũ kế.
  • D. Ẩm kế.

Câu 40: Nguồn cung cấp ánh sáng và nhiệt cho Trái Đất là

  • A. con người đốt nóng.
  • B. ánh sáng từ Mặt Trời.
  • C. các hoạt động công nghiệp.
  • D. sự đốt nóng của Sao Hỏa.

Xem thêm các bài Trắc nghiệm địa lí 6 chân trời sáng tạo, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm địa lí 6 chân trời sáng tạo chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 6.

Xem Thêm

Lớp 6 | Để học tốt Lớp 6 | Giải bài tập Lớp 6

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 6, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 6 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 6 - cánh diều

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - chân trời sáng tạo

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Tài liệu & sách tham khảo theo chương trình giáo dục cũ