[CTST] Trắc nghiệm địa lí bài 17: Sông và hồ

Củng cố kiến thức và ôn luyện đề thi dạng trắc nghiệm môn lịch sử và địa lí 6 phần địa lí bài 17: Sông và hồ sách chân trời sáng tạo. Học sinh ôn luyện bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Ở cuối bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Hãy kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Miền nào dưới đây của khí hậu ôn đới, thủy chế sông phụ thuộc chủ yếu vào chế độ mưa?

  • A. Khí hậu nóng hoặc nơi địa hình thấp.
  • B. Khí hậu nóng hoặc nơi địa hình cao.
  • C. Khí hậu lạnh hoặc nơi địa hình thấp.
  • D. Khí hậu lạnh hoặc nơi địa hình cao.

Câu 2: Hồ và sông ngòi không có giá trị nào sau đây?

  • A. Thủy sản.
  • B. Giao thông.
  • C. Du lịch.
  • D. Khoáng sản.

Câu 3: Hợp lưu là gì?

  • A. Diện tích đất đai có sông chảy qua và tạo ra hồ chứa nước.
  • B. Nơi dòng chảy của hai hay nhiều hơn các con sông gặp nhau.
  • C. Nơi có lượng nước chảy tạo ra mặt cắt ngang lòng ở sông.
  • D. Diện tích đất đai nơi sông thoát nước từ các cửa sông, biển.

Câu 4: Em hãy cho biết chi lưu là gì?

  • A. Lượng nước chảy ra mặt cắt ngang lòng sông
  • B. Diện tích đất đai cung cấp nước thường xuyên cho sông
  • C. Các con sông làm nhiệm vụ thoát nước cho sông chính
  • D. Các con sông đổ nước vào con sông chính

Câu 5: Ở miền ôn đới nguồn cung cấp nước cho sông chủ yếu là do

  • A. nước mưa.
  • B. nước ngầm.
  • C. băng tuyết.
  • D. nước ao, hồ.

Câu 6: Hồ nào sau đây ở nước ta có nguồn gốc hình thành từ một khúc sông cũ?

  • A. Hồ Thác Bà.
  • B. Hồ Ba Bể.
  • C. Hồ Trị An.
  • D. Hồ Tây.

Câu 7: Hoạt động kinh tế - xã hội nào góp phần điều tiết chế độ nước sông, giảm dòng chảy sông ngòi vào mùa lũ giúp hạn chế lũ lụt cho vùng Đồng bằng sôn Hồng?

  • A. Trồng rừng ở vùng thượng lưu sông.
  • B. Phát triển nông nghiệp sạch ở thượng nguồn.
  • C. Xây dựng hệ thống thủy lợi.
  • D. Xây dựng các nhà máy thủy điện.

Câu 8: Hồ nước ngọt Bai-kan thuộc quốc gia nào sau đây?

  • A. Hoa Kì.
  • B. Trung Quốc.
  • C. Ấn Độ.
  • D. Liên bang Nga.

Câu 9:Lưu vực của một con sông là gì?

  • A. Vùng hạ lưu của sông.
  • B. Diện tích đất đai cung cấp nước thường xuyên.
  • C. Vùng đất đai đầu nguồn.
  • D. Chiều dài từ nguồn đến cửa sông.

Câu 10: Cửa sông là nơi dòng sông chính 

  • A. xuất phát chảy ra biển.
  • B. tiếp nhận các sông nhánh.
  • C. đổ ra biển hoặc các hồ.
  • D. phân nước cho sông phụ.

Câu 11: Khí hậu là nhân tố tự nhiên có ảnh hưởng rõ rệt nhất tới yếu tố tự nhiên nào của các nước thuộc khu Đông Nam Á?

  • A. Sông ngòi.
  • B. Địa hình.
  • C. Thực vật.
  • D. Thổ nhưỡng.

Câu 12: Sông nào sau đây có chiều dài lớn nhất thế giới?

  • A. Sông I-ê-nit-xây.
  • B. Sông Missisipi.
  • C. Sông Nin.
  • D. Sông A-ma-dôn.

Câu 13: Hoạt động kinh tế - xã hội có tác động rõ rệt nhất tới chế độ nước sông Hồng là:

  • A. sản xuất nông nghiệp ở vùng cao Tây Bắc.
  • B. xây dựng hệ thống thủy điện trên sông Đà.
  • C. khai thác rừng ở vùng thượng lưu sông.
  • D. khai thác cát ở lòng sông.

Câu 14: Lưu vực của một con sông là

  • A. vùng đất đai đầu nguồn của các con sông nhỏ.
  • B. diện tích đất đai cung cấp nước thường xuyên.
  • C. chiều dài từ thượng nguồn đến các cửa sông.
  • D. vùng hạ lưu của con sông và bồi tụ đồng bằng.

Câu 15: Việc phá hoại rừng phòng hộ ở thượng nguồn sông sẽ dẫn đến hậu quả?

  • A. mực nước sông quanh năm thấp, sông chảy chậm chạp.
  • B. mực nước sông quanh năm cao, sông chảy xiết.
  • C. mùa lũ nước sông dâng cao đột ngột, mừa cạn mực nước sông cạn kiệt.
  • D. sông hầu như không còn nước, chảy quanh co uốn khúc.

Câu 16: Nhân tố tự nhiên có ảnh hưởng rõ rệt nhất tới chế độ nước sông của các nước thuộc khu Đông Nam Á là?

  • A. chế độ mưa
  • B. thực vật
  • C. hồ, đầm
  • D. địa hình

Câu 17: Chế độ chảy (thủy chế) của một con sông là?

  • A. Sự lên xuống của nước sông trong ngày do sức hút mặt trời
  • B. Lượng nước chảy qua mặt cắt ngang lòng sông ở một địa điểm
  • C. Nhịp điểu thay đổi lưu lượng của con sông trong một năm
  • D. Khả năng chứa nước của con sông đó trong một năm

Câu 18: Em hãy cho biết hợp lưu là gì?

  • A. Diện tích đất đai có sông chảy qua
  • B. Diện tích đất đai bắt nguồn của một sông
  • C. Diện tích đất đai nơi sông thoát nước ra
  • D. Nơi dòng chảy của 2 hay nhiều hơn các con sông gặp nhau

Xem thêm các bài Trắc nghiệm địa lí 6 chân trời sáng tạo, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm địa lí 6 chân trời sáng tạo chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 6.

Xem Thêm

Lớp 6 | Để học tốt Lớp 6 | Giải bài tập Lớp 6

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 6, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 6 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 6 - cánh diều

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - chân trời sáng tạo

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Tài liệu & sách tham khảo theo chương trình giáo dục cũ