Trắc nghiệm Địa lý 6 chân trời sáng tạo học kì II (P3)

Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm địa lí 6 chân trời sáng tạo học kì 2. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt..

NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Cho biết thành phần khoáng chiếm tbao nhiêu trọng lượng của đất?

  • A. Chiếm phần lớn trọng lượng của đất.
  • B. Bằng trung bình trọng lượng của đất.
  • C. Chiếm hết trọng lượng của đất.
  • D. Chiếm ít trọng lượng của đất.

Câu 2: Các thành phần chính của lớp đất là

  • A. không khí, nước, chất hữu cơ và vô cơ.
  • B. cơ giới, không khí, chất vô cơ và mùn.
  • C. chất hữu cơ, nước, không khí và sinh vật. 
  • D. nước, không khí, chất hữu cơ và độ phì.

Câu 3: Những loài thực vật tiêu biểu ở miền cực có khí hậu lạnh giá là

  • A. cây lá kim.
  • B. cây lá cứng. 
  • C. rêu, địa y.
  • D. sồi, dẻ, lim.

Câu 4: Nhận định nào khi nói về đất sau đây là đúng? 

  • A. Đất có tính chất quan trọng là độ phì. Độ phì là khả năng cung cấp cho thực vật nước, các chất dinh dưỡng và các yếu tố khác như nhiệt độ, không khí, để thực vật sinh trưởng và phát triển
  • B. Trong đất còn có độ phì. Độ phì là khả năng cung cấp cho đất, các chất dinh dưỡng và các yếu tố khác như nhiệt độ, không khí, để thực vật sinh trưởng và phát triển
  • C. Đất có tính chất quan trọng là độ phì. Độ phì là khả năng cung cấp cho thực vật nước, các chất dinh dưỡng và các yếu tố khác như nhiệt độ, không khí, để thực vật sinh trưởng và phát triển
  • D. Đất có tính chất quan trọng là độ phì. Độ phì là khả năng cung cấp cho thực vật nước, các chất cần thiết và các yếu tố khác như nhiệt độ, không khí, để thực vật sinh trưởng và phát triển

Câu 5: Sự phân bố thực vật có sự khác nhau giữa?

  • A.chân núi và sườn núi.
  • B.các nơi có khí hậu khác nhau.
  • C.các loại đất khác nhau.
  • D.tất cả các ý trên đều đúng.

Câu 6: Dao động thủy triều lớn nhất vào các ngày nào sau đây?

  • A. Trăng tròn và không trăng.
  • B. Trăng khuyết và không trăng.
  • C. Trăng tròn và trăng khuyết.
  • D. Trăng khuyết đầu, cuối tháng.

Câu 7: Các loài động vật nào sau đây thuộc loài động vật di cư?

  • A. Gấu trắng Bắc Cực.
  • B. Vượn cáo nhiệt đới.
  • C. Các loài chim.
  • D. Thú túi châu Phi.

Câu 8: Sức hút của mặt trời và mặt trăng là nguyên nhân chủ yếu là nguyên nhân hình thành?

  • A. sóng biển.
  • B. thủy triều.
  • C. sóng ngầm.
  • D. dòng biển.

Câu 9: Quốc gia cổ nào được hình thành trên cơ sở văn hóa Óc Eo?

  • A. Vương quốc Chân Lạp
  • B. Vương quốc Phù Nam
  • C. Vương quốc Óc Eo
  • D. Vương quốc Lan Xang

Câu 10: Các dòng biển nóng thường có hướng chảy từ

  • A. vĩ độ cao về vĩ độ thấp.
  • B. vĩ độ thấp về vĩ độ cao.
  • C. bán cầu Bắc xuống Nam.
  • D. bán cầu Nam lên Bắc.

Câu 11: Sự đa dạng của sinh vật được thể hiện ở sự đa dạng của

  • A. nguồn cấp gen.
  • B. thành phần loài.
  • C. số lượng loài.
  • D. môi trường sống.

Câu 12: Lưu vực của một con sông là gì?

  • A. Vùng hạ lưu của sông.
  • B. Diện tích đất đai cung cấp nước thường xuyên.
  • C. Vùng đất đai đầu nguồn.
  • D. Chiều dài từ nguồn đến cửa sông.

Câu 13: Hoạt động kinh tế phổ biến của cư dân Phù Nam là?

  • A. Sản xuất nông nghiệp, kết hợp đánh cá, khai thác hải sản
  • B. Nghề nông trồng lúa, thủ công nghiệp, ngoại thương đường biển
  • C. Thủ công nghiệp, buôn bán, ngoại thương đường biển.
  • D. Thủ công nghiệp, khai thác hải sản, ngoại thương đường biển

Câu 14: Hồ nước ngọt Bai-kan thuộc quốc gia nào sau đây?

  • A. Hoa Kì.
  • B. Trung Quốc.
  • C. Ấn Độ.
  • D. Liên bang Nga.

Câu 15:  Dân cư trên thế giới thường tập trung đông ở đồng bằng là do

  • A. ít chịu ảnh hưởng của thiên tai (bão, hạn hán).
  • B. có nhiều khoáng sản, nguồn nước phong phú.
  • C. thuận lợi cho cư trú, giao lưu phát triển kinh tế.
  • D. khí hậu mát mẻ, ổn định và tài nguyên đa dạng.

Câu 16: Hoạt động kinh tế - xã hội nào góp phần điều tiết chế độ nước sông, giảm dòng chảy sông ngòi vào mùa lũ giúp hạn chế lũ lụt cho vùng Đồng bằng sôn Hồng?

  • A. Trồng rừng ở vùng thượng lưu sông.
  • B. Phát triển nông nghiệp sạch ở thượng nguồn.
  • C. Xây dựng hệ thống thủy lợi.
  • D. Xây dựng các nhà máy thủy điện.

Câu 17: Khu vực nào tập trung ít dân cư?

  • A. Hoang mạc ở châu Phi
  • B. Châu đại dương
  • C. Vùng lạnh giá gần cực bắc
  • D. Cả 3 đáp án trên

Câu 18: Nguồn nước bị ô nhiễm không bao gồm

  • A. nước biển.
  • B. nước sông hồ.
  • C. nước lọc.
  • D. nước ngầm.

Câu 19: Châu lục nào sau đây tập trung đông dân nhất thế giới?

  • A. Châu Á.
  • B. Châu Mĩ.
  • C. Châu Âu.
  • D. Châu Phi.

Câu 20: Khu vực vị trí gần biển và dòng biển nóng chảy qua có?

  • A. lượng mưa ít
  • B. lượng mưa nhiều
  • C. khí hậu khô hạn
  • D. khí hậu lạnh, khô

Câu 21:  Bảo vệ tự nhiên không có ý nghĩa trong việc

  • A. hạn chế suy thoái môi trường.
  • B. giữ gìn sự đa dạng sinh học.
  • C. mở rộng diện tích đất, nước.
  • D. ngăn chặn ô nhiễm tự nhiên.

Câu 22: Nguồn cung cấp hơi nước chính cho khí quyển là từ

  • A. các dòng sông lớn.
  • B. các loài sinh vật.
  • C. biển và đại dương.
  • D. ao, hồ, vũng vịnh.

Câu 23: Thông qua hoạt động phát triển kinh tế con người đã có những tác động xấu gì đến môi trường?

  • A. Ô nhiễm môi trường nước
  • B. Tăng hiệu ứng nhà kính
  • C. Giảm dần diện tích rừng.
  • D. Cả 3 đáp án trên

Câu 24: Đâu là cách tính nhiệt độ trung bình tháng nào là đúng?

  • A.Nhiệt độ các ngày chia số ngày
  • B.Nhiệt độ các ngày cộng số ngày
  • C.nhiệt độ các ngày nhân số ngày
  • D.Nhiệt độ các ngày chia số giờ

Câu 25: Ngành kinh tế nào sau đây chịu ảnh hưởng rõ rệt nhất của điều kiện tự nhiên?

  • A. Công nghiệp.
  • B. Thương mại.
  • C. Nông nghiệp.
  • D. Giao thông.

Câu 26: Trên Trái Đất có bao nhiêu đai áp cao?

  • A. 3 đai áp cao.
  • B. 4 đai áp cao.
  • C. 2 đai áp cao.
  • D. 5 đai áp cao.

Câu 27: Vai trò của môi trường đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của một nước?

  • A.Môi trường đóng vai trò quyết định đến sự phát triển kinh tế - xã hội của một nước.
  • B.Môi trường có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội của một nước.
  • C.Môi trường không có ảnh hưởng gì đến sự phát triển kinh tế - xã hội của một nước.
  • D.Môi trường không đóng vai trò gì đến sự phát triển kinh tế - xã hội của một nước.

Câu 28: Nhiệt độ không khí cao nhất ở?

  • A.Cực và cận cực
  • B.Khu vực ôn đới
  • C.Khu vực hai chí tuyến
  • D.Khu vực xích đạo

Câu 29: Siêu đô thị nào sau đây thuộc khu vực Đông Nam Á?

  • A. Gia-cac-ta.
  • B. Thượng Hải.
  • C. Tô-ky-ô.
  • D. Mum-bai.

Câu 30: Sự nóng lên của Trái Đất không làm cho

  • A. băng hai cực tăng.
  • B. mực nước biển dâng.
  • C. sinh vật phong phú.
  • D. thiên tai bất thường.

Câu 31: Nguyên nhân được cho là chủ yếu gây nên vấn đề ô nhiễm nước biển ven bờ?

  • A.Hoạt động đánh bắt, nuôi trồng thủy sản quá mức.
  • B.Hoạt động du lịch biển.
  • C.Sự tập trung với mật độ cao các đô thị ven biển.
  • D.Sự cố tràn dầu trên biển.

Câu 32:  Cần làm gì trước khi thiên tai xảy ra?

  • A. Dự báo thời tiết
  • B. Dự trữ lương thực
  • C. Trồng và bảo vệ rừng
  • D. Cả 3 đáp án trên

Câu 33: Khí quyển chứa loại khí nào nhiều nhất?

  • A.Nitơ
  • B.Ôxy
  • C.Agon
  • D.Cacbon điôxít

Câu 34: Biểu hiện chủ yếu của biến đổi khí hậu là

  • A. nhiệt độ Trái Đất tăng.
  • B. số lượng sinh vật tăng.
  • C. mực nước ở sông tăng.
  • D. dân số ngày càng tăng.

Câu 35: Có tất cả mấy tầng khí trong khí quyển?

  • A.3
  • B.4
  • C.5
  • D.6

Câu 36: Dụng cụ nào sau đây được dùng đo độ ẩm không khí?

  • A. Ẩm kế.
  • B. Áp kế.
  • C. Nhiệt kế.
  • D. Vũ kế.

Câu 37: Nội lực có xu hướng nào sau đây?

  • A. Làm địa hình mặt đất gồ ghề.
  • B. Phá huỷ địa hình bề mặt đất.
  • C. Tạo ra các dạng địa hình mới. 
  • D. Tạo ra các dạng địa hình nhỏ.

Câu 38: Vì sao về mùa hạ, những miền gần biển có không khí mát hơn trong đất liền, ngược lại, về mùa đông, những miền gần biển lại có không khí ấm hơn trong đất liền?

  • A.Do mùa hạ, miền gần biển có ngày ngắn hơn đêm, mùa đông ngày dài hơn đêm.
  • B.Do mùa hạ, miền gần biển có ngày dài hơn đêm, mùa đông ngày ngắn hơn đêm.
  • C.Do đặc tính hấp thụ và tỏa nhiệt của nước và đất là khác nhau: Mặt đất nóng lên chậm và nguội đi chậm hơn nước.
  • D.Do đặc tính hấp thụ và tỏa nhiệt của nước và đất là khác nhau: Mặt đất nóng lên nhanh và nguội đi nhanh hơn nước.

Câu 39: Loại nước ở Bắc Cực được bán với giá 80 bảng Anh mỗi chai? 

  • A.Nước suối 
  • B.Nước khoáng
  • C.Nước băng 
  • D.Nước muối

Câu 40: Không khí trên mặt đất nóng nhất là vào

  • A. 11 giờ trưa.
  • B. 14 giờ trưa.
  • C. 12 giờ trưa.
  • D. 13 giờ trưa.

Xem thêm các bài Trắc nghiệm địa lí 6 chân trời sáng tạo, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm địa lí 6 chân trời sáng tạo chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 6.

Xem Thêm

Lớp 6 | Để học tốt Lớp 6 | Giải bài tập Lớp 6

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 6, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 6 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 6 - cánh diều

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - chân trời sáng tạo

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Tài liệu & sách tham khảo theo chương trình giáo dục cũ