Câu 1: Nguyên nhân chủ yếu sinh ra ngoại lực là do
- A. động đất, núi lửa, sóng thần.
- B. hoạt động vận động kiến tạo.
-
C. năng lượng bức xạ Mặt Trời.
- D. sự di chuyển vật chất ở manti.
Câu 2: Theo anh chị các dãy núi ngầm dưới đại dương hình thành khi
- A.hai địa mảng xô vào nhau.
- B.hai địa mảng được nâng lên cao.
- C.hai địa mảng bị nén ép xuống đáy đại dương.
-
D.hai địa mảng tách xa nhau.
Câu 3: Nội lực có xu hướng nào sau đây?
- A. Làm địa hình mặt đất gồ ghề.
- B. Phá huỷ địa hình bề mặt đất.
-
C. Tạo ra các dạng địa hình mới.
- D. Tạo ra các dạng địa hình nhỏ.
Câu 4: Loại nước ở Bắc Cực được bán với giá 80 bảng Anh mỗi chai?
- A.Nước suối
- B.Nước khoáng
-
C.Nước băng
- D.Nước muối
Câu 5: Ngoại lực không có quá trình nào sau đây?
- A. Xói mòn.
- B. Phong hoá.
- C. Xâm thực.
-
D. Nâng lên.
Câu 6: Theo em do mảng Ấn Độ – Ôxtrâylia xô vào mảng Âu – Á nên đã hình thành nên
- A.lục địa Á – Âu rộng lớn.
-
B.dãy Himalaya cao đồ sộ.
- C.dãy núi ngầm Đại Tây Dương.
- D.vành đai lửa Thái Bình Dương.
Câu 7: Nấm đá là dạng địa hình được hình thành do tác động của
- A. băng hà.
-
B. gió.
- C. nước chảy.
- D. sóng hiển.
Câu 8: Theo anh chị theo thuyết kiến tạo mảng, khi hai địa mảng xô vào nhau thì ở chỗ tiếp xúc của chúng thường hình thành
- A.các dãy núi ngầm.
-
B.các dãy núi trẻ cao.
- C.đồng bằng.
- D.cao nguyên.
Câu 9: Nội lực tạo ra hiện tượng nào sau đây?
-
A. Động đất, núi lửa.
- B. Sóng thần, xoáy nước.
- C. Lũ lụt, sạt lở đất.
- D. Phong hóa, xâm thực.
Câu 10: Theo em vùng tiếp xúc các mảng kiến tạo thường là vùng
-
A.bất ổn của Trái Đất.
- B.có nền kinh tế phát triển.
- C.có khí hậu khắc nghiệt.
- D.tài nguyên hải sản phong phú.
Câu 11: Em hãy cho biết đặc điểm nào sau đây không thuộc tầng đá trầm tích:
- A.Do các vật liệu vụn, nhỏ bị nén chặt tạo thành
-
B.Phân bố thành một lớp liên tục
- C.Có nơi mỏng, nơi dày
- D.Là tầng nằm trên cùng trong lớp vỏ Trái Đất
Câu 12: Ngoại lực và nội lực tạo ra các dạng địa hình trên bề mặt có đặc điểm nào sau đây?
- A. Hai lực giống nhau và tác động đồng thời nhau.
-
B. Hai lực đối nghịch nhau, tác động đồng thời nhau.
- C. Hai lực đối nghịch nhau, tác động luân phiên nhau.
- D. Hai lực giống nhau, không tác động đồng thời nhau.
Câu 13: Theo em những vùng bất ổn của Trái Đất thường nằm ở đâu?
- A.trên các lục địa.
- B.giữa các đại dương.
- C.các vùng gần cực.
-
D.vùng tiếp xúc các mảng kiến tạo.
Câu 14: Hiện tượng nào sau đây là do tác động của nội lực?
- A. Xâm thực.
- B. Bồi tụ.
-
C. Đứt gãy.
- D. Nấm đá.
Câu 15: Em hãy cho biết theo thứ tự từ trên xuống, các tầng đá ở lớp vỏ Trái Đất lần lượt là:
-
A.Tầng đá trầm tích, tầng granit, tầng badan.
- B.Tầng đá trầm tích, tầng badan, tầng granit.
- C.Tầng granit, tầng đá trầm tích, tầng badan.
- D.Tầng badan, tầng đá trầm tích, tầng granit.
Câu 16: Em hãy cho biết vật chất ở nhân Trái Đất có đặc điểm:
- A.là những kim loại nhẹ, vật chất ở trạng thái hạt.
-
B.là những kim loại nặng.
- C.là những chất khí có tính phóng xạ cao.
- D.là những phi kim loại có tính cơ động cao.
Câu 17: Bắc Cực chứa nhiều tài nguyên nào chưa được khai thác?
- A.Vàng
-
B.Dầu mỏ
- C.Bạch kim
- D.Than đá
Câu 18: Nguồn năng lượng sinh ra nội lực chủ yếu là
-
A. năng lượng trong lòng Trái Đất.
- B. năng lượng từ các vụ thử hạt nhân.
- C. năng lượng của bức xạ mặt trời.
- D. năng lượng từ biển và đại dương.