Trắc nghiệm Địa lý 6 chân trời sáng tạo học kì I

Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm địa lí 6 chân trời sáng tạo học kì 1. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt..

NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Đường biểu hiện trục Trái Đất (BN) và đường phân chia sáng tối (ST) làm thành một góc

  • A.23º27'
  • B. 27º3'
  • C. 66º33'
  • D. 33º66'

Câu 2: Theo em trên Trái Đất, giờ khu vực phía Đông bao giờ cũng đến sớm hơn giờ khu vực phía Tây là do

  • A. Trái Đất quay từ Đông sang Tây.
  • B. Trái Đất quay từ Tây sang Đông.
  • C. Trục Trái Đất nghiêng một góc 66º33'
  • D. Trái Đất có dạng hình cầu.

Câu 3: Theo em trong khi chuyển động quanh Mặt Trời, Trái Đất luôn

  • A.giữ nguyên độ nghiêng và thay đổi hướng nghiêng của trục.
  • B.giữ nguyên độ nghiêng và hướng nghiêng của trục không thay đổi.
  • C.thay đổi độ nghiêng và hướng nghiêng của trục.
  • D.thay đổi độ nghiêng và giữ nguyên hướng nghiêng của trục

Câu 4: Cùng một lúc, trên Trái Đất có bao nhiêu giờ khác nhau?

  • A. 21 giờ.
  • B. 23 giờ.
  • C. 24 giờ.
  • D. 22 giờ.

Câu 5: Theo em tại sao bề mặt Trái Đất luôn có một nửa được Mặt Trời chiếu sáng là ngày và một nửa không được chiếu sáng là đêm?

  • A.Trái Đất tự quay quanh trục.
  • B.Trục Trái Đất nghiêng.
  • C.Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời.
  • D.Trái Đất có dạng hình khối cầu.

Câu 6: Hệ Mặt Trời gồm có Mặt Trời và bao nhiêu hành tinh khác nhau?

  • A. 8.
  • B. 9.
  • C. 7.
  • D. 6.

Câu 7: Nơi nào trên Trái Đất quanh năm có ngày và đêm dài như nhau?

  • A. Các địa điểm nằm trên 2 vòng cực.
  • B. Ở 2 cực và vùng ôn đới.
  • C. Các địa điểm nằm trên 2 chí tuyến.
  • D. Các địa điểm nằm trên Xích đạo.

Câu 8: Xã hội có giai cấp cụ thể được cho đã xuất hiện khi nào?

  • A.Vai trò của người đàn ông được nâng cao   
  • B.Trong xã hội xuất hiện giàu nghèo
  • C.Con cái lấy theo họ bố
  • D.Tư hữu và gia đình phụ hệ xuất hiện

Câu 9: Trên vòng đo độ ở La bàn hướng Tây chỉ

  • A. 90º
  • B. 270º
  • C. 180º
  • D. 360º

Câu 10: Trái Đất có dạng hình gì?

  • A. Hình tròn.
  • B. Hình vuông.
  • C. Hình cầu.
  • D. Hình bầu dục.

Câu 11:  Theo anh chị nằm giữa hướng bắc và hướng đông là hướng

  • A.đông nam.
  • B.tây nam.
  • C.đông.
  • D.đông bắc

Câu 12: Lược đồ trí nhớ là

  • A. những thông tin không gian về thế giới được giữ lại trong sách điện tử.
  • B. những thông tin không gian về thế giới được giữ lại trong sách giáo khoa.
  • C. những thông tin không gian về thế giới được giữ lại trong óc con người.
  • D. những thông tin không gian về thế giới được giữ lại trong máy tính, USB.

Câu 13: Trên vòng đo độ ở La bàn hướng Nam chỉ

  • A. 90º
  • B. 270º
  • C. 180º
  • D. 360º

Câu 14: Em hãy cho biết các đối tượng địa lí thường được biểu hiện bằng phương pháp kí hiệu là

  • A.Các đường ranh giới hành chính.
  • B.Các hòn đảo.
  • C.Các điểm dân cư.
  • D.Các dãy núi.

Câu 15: Theo anh chị nhiệt độ cao nhất của Trái Đất tập trung ở

  • A.vỏ Trái Đất.
  • B.lớp trung gian.
  • C.thạch quyển.
  • D.lõi Trái Đất.

Câu 16: Lược đồ trí nhớ phản ánh sự cảm nhận của con người về không gian sống và ý nghĩa của không gian ấy đối với

  • A. cá nhân.
  • B. tập thể.
  • C. tổ chức.
  • D. quốc gia.

Câu 17: Vỏ Trái Đất có độ dày thế nào?

  • A. 70 - 80km.
  • B. Dưới 70km.
  • C. 80 - 90km.
  • D. Trên 90km.

Câu 18: Theo anh chị một trong những căn cứ rất quan trọng để xác định phương hướng trên bản đồ là dựa vào

  • A. mạng lưới kinh, vĩ tuyến thể hiện trên bản đồ.
  • B. hình dáng lãnh thổ thể hiện trên bản đồ.
  • C. vị trí địa lí của lãnh thổ thể hiện trên bản đồ.
  • D. bảng chú giải.

Câu 19: Theo anh chị địa mảng nào tách xa địa mảng Á – Âu ở phía Tây?

  • A.Mảng Bắc Mĩ.
  • B.Mảng Thái Bình Dương.
  • C.Mảng Nam Mĩ.
  • D.Mảng Phi.

Câu 20: So với các nước nằm trong bán đảo Đông Dương thì nước ta nằm ở hướng nào sau đây?

  • A. Đông.
  • B. Bắc.
  • C. Nam.
  • D. Tây.

Câu 21: Nguyên nhân chủ yếu sinh ra ngoại lực là do

  • A. động đất, núi lửa, sóng thần.
  • B. hoạt động vận động kiến tạo.
  • C. năng lượng bức xạ Mặt Trời.
  • D. sự di chuyển vật chất ở manti.

Câu 22:  Em hãy cho biết muốn xác định phương hướng trên bản đồ cần phải dựa vào:

  • A. mép bên trái tờ bản đồ.
  • B. mũi tên chỉ hướng đông bắc.
  • C. các đường kinh, vĩ tuyến.
  • D. tất cả các ý trên đều đúng.

Câu 23: Theo anh chị các dãy núi ngầm dưới đại dương hình thành khi

  • A.hai địa mảng xô vào nhau.
  • B.hai địa mảng được nâng lên cao.
  • C.hai địa mảng bị nén ép xuống đáy đại dương.
  • D.hai địa mảng tách xa nhau.

Câu 24: Kí hiệu bản đồ không có loại nào dưới đây?

  • A. Kí hiệu điểm.
  • B. Kí hiệu kí tự.
  • C. Kí hiệu diện tích.
  • D. Kí hiệu đường.

Câu 25: Nội lực có xu hướng nào sau đây?

  • A. Làm địa hình mặt đất gồ ghề.
  • B. Phá huỷ địa hình bề mặt đất.
  • C. Tạo ra các dạng địa hình mới. 
  • D. Tạo ra các dạng địa hình nhỏ.

Câu 26: Để thể hiện ranh giới các tỉnh trên bản đồ người ta thường dùng kí hiệu nào?.

  • A.Diện tích
  • B.Ranh giới
  • C.Đường 
  • D.Đường gạch nối

Câu 27: Khoảng cách từ Huế đến Đà Nẵng là 105km, trên bản đồ Việt Nam, khoảng cách giữa hai thành phố đo được 15cm, vậy bản đồ có tỉ lệ:

  • A. 1:600.000
  • B. 1:700.000
  • C. 1:500.000
  • D. 1:500.000

Câu 28: Để thể hiện các sân bay, hải cảng trên bản đồ người ta thường dùng kí hiệu nào?

  • A.Đường
  • B.Điểm
  • C.Biểu tượng
  • D.Diện tích

Câu 29: Lược đồ địa hình tỉ lệ lớn là gì?

  • A. Lược đồ tỉ lệ lớn là lược đồ thể hiện đặc điểm địa hình (độ cao, độ dốc...) của một khu vực có diện tích nhỏ bằng đường đồng mức.
  • B. Lược đồ tỉ lệ lớn là lược đồ thể hiện đăc điểm địa hình (độ cao, độ dốc...) của nhiều khu vực có diện tích lớn bằng đường đồng mức.
  • C. Lược đồ tỉ lệ lớn là lược đồ thể hiện địa hình của một khu vực có diện tích lớn bằng đường đồng mức.
  • D. Lược đồ tỉ lệ lớn là lược đồ thể hiện địa hình của nhiều khu vực có diện tích nhỏ bằng đường đồng mức

Câu 30: Bản đồ có hệ thống kinh vĩ tuyến nhằm xác định phương hướng dựa vào? 

  • A. Kinh tuyến
  • B. Vĩ tuyến
  • C. Kinh tuyến và vĩ tuyến
  • D. Chỉ cần dựa vào bản đồ

Câu 31:  Động Phong Nha thuộc tỉnh nào sau đây?

  • A. Ninh Bình.
  • B. Quảng Bình.
  • C. Thanh Hóa.
  • D. Quảng Trị.

Câu 32: Theo em đầu phía dưới của kinh tuyến là hướng

  • A. Bắc.
  • B. Nam
  • C. Đông.
  • D. Tây

Câu 33: Dựa vào đặc tính của lớp khí, người ta chia khí quyển thành mấy tầng?

  • A. 3 tầng.
  • B. 4 tầng.
  • C. 2 tầng.
  • D. 5 tầng.

Câu 34: Kinh tuyến Tây là

  • A. kinh tuyến nằm bên trái của kinh tuyến gốc.
  • B. kinh tuyến nằm bên phải của kinh tuyến gốc.
  • C. nằm phía dưới xích đạo.
  • D. nằm phía trên xích đạo.

Câu 35: Vì sao Trái Đất có màu xanh khi nhìn từ khí quyển?

  • A.Do khúc xạ ánh sáng
  • B.Màu xanh của rừng
  • C.Màu xanh của nước biển
  • D.Cả 3 nguyên nhân trên

Câu 36: Ưu điểm lớn nhất của bản đồ địa lí là cho người sử dụng thấy được đặc điểm nào sau đây?

  • A. Các hoạt động sản xuất nông nghiệp của con người.
  • B. Tình hình phân bố dân cư và các dịch vụ của con người.
  • C. Các dạng địa hình, sông ngòi, khí hậu, đất và sinh vật.
  • D. Sự phân bố cụ thể các đối tượng địa lí trong không gian.

Câu 37: Tầng đối lưu có độ cao trung bình khoảng

  • A. 18km.
  • B. 14km.
  • C. 16km.
  • D. 20km.

Câu 38: Theo anh chị một bản đồ được gọi là hoàn chỉnh, đầy đủ khi

  • A.có màu sắc và kí hiệu.
  • B.có bảng chú giải.
  • C.có đầy đủ thông tin, kí hiệu, tỉ lệ, bảng chú giải.
  • D.có mạng lưới kinh, vĩ tuyến.

Câu 39: Không khí trên mặt đất nóng nhất là vào

  • A. 11 giờ trưa.
  • B. 14 giờ trưa.
  • C. 12 giờ trưa.
  • D. 13 giờ trưa.

Câu 40: Loại ảnh nào sau đây được sử dụng để vẽ bản đồ?

  • A. Ảnh nghệ thuật đường phố.
  • B. Ảnh chụp một vùng đồi núi.
  • C. Ảnh vệ tinh, hàng không.
  • D. Ảnh hàng hải, viễn thông.

Xem thêm các bài Trắc nghiệm địa lí 6 chân trời sáng tạo, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm địa lí 6 chân trời sáng tạo chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 6.

Xem Thêm

Lớp 6 | Để học tốt Lớp 6 | Giải bài tập Lớp 6

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 6, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 6 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 6 - cánh diều

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - chân trời sáng tạo

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Tài liệu & sách tham khảo theo chương trình giáo dục cũ