Câu 1: Lát cắt địa hình là gì?
- A. Lát cắt cho chúng ta thấy được đặc điểm địa hình của một khu vực theo một hướng cụ thể.
-
B. Lát cắt địa hình là cách thức thể hiện đặc điểm của bề mặt địa hình thực tế lên mặt phẳng dựa vào các đường đồng mức và thang màu sắc. Lát cắt cho chúng ta thấy được đặc điểm địa hình của một khu vực theo một hướng cụ thể.
- C. Lát cắt địa hình là cách thức thể hiện đặc điểm của bề mặt địa hình thực tế lên mặt phẳng dựa vào các đường đồng mức và thang màu sắc
- D. Đáp án khác
Câu 2: Hiện tượng nào sau đây là do tác động của ngoại lực?
- A. Núi lửa.
- B. Đứt gãy.
-
C. Bồi tụ.
- D. Uốn nếp.
Câu 3: Mỏ khoáng sản nhiên liệu là
-
A. dầu mỏ.
- B. đồng.
- C. titan.
- D. mangan.
Câu 4: Em hãy cho biết cách đọc bản đồ đúng là
- A. Chỉ đọc bảng chú giải và tỉ lệ bản đồ.
- B. Chỉ đọc từng dấu hiệu riêng lẻ của bản đồ.
-
C. Đọc từng dấu hiệu riêng lẻ kết hợp tìm ra mối quan hệ giữa các dấu hiệu.
- D. Đọc bảng chú giải.
Câu 5: Mỏ khoáng sản kim loại đen là mỏ
- A. vàng.
-
B. sắt.
- C. đồng.
- D. chì.
Câu 6: Cho hình vẽ sau
Đặc điểm nào sau đây thể hiện đúng nhất hình dạng của địa hình núi ở hình vẽ trên
- A. đỉnh nhọn, sườn dốc.
-
B. sườn tây dốc, sườn đông thoải.
- C. đỉnh tròn, sườn thoải.
- D. sườn tây thoải, sườn đông dốc.
Câu 7: Cấu tạo của Trái Đất không bao gồm lớp nào sau đây?
- A. Man-ti.
- B. Vỏ Trái Đất.
- C. Nhân (lõi).
-
D. Vỏ lục địa.
Câu 8: Căn cứ nào sau đây không dùng để xác định độ cao tuyệt đối của các địa điểm trên bản đồ?
- A. đường đồng mức.
- B. kí hiệu thể hiện độ cao.
- C. phân tầng màu.
-
D. kích thước của kí hiệu.
Câu 9: Núi thấp có độ cao từ
-
A. dưới 1000m.
- B. 1000 - 2000m.
- C. 2000 - 3000m.
- D. trên 3000m.
Câu 10: Cho bản đồ sau:
Để biểu hiện địa hình trong bản đồ trên, người ta chủ yếu sử dụng phương pháp
- A. đường đồng mức
-
B. phân tầng màu
- C. kí hiệu
- D. kẻ gạch
Câu 11: Ngoại lực không có quá trình nào sau đây?
- A. Xói mòn.
- B. Phong hoá.
-
C. Hạ xuống.
- D. Xâm thực.
Câu 12: Những bản đồ có tỉ lệ lớn hơn (1 : 200 000) là?
-
A. bản đồ tỉ lệ lớn
- B. bản đồ tỉ lệ bé
- C. bản đồ tỉ lệ cực lớn
- D. bản đồ tỉ lệ cực bé
Câu 13. Ở nước ta, các loại khoáng sản than tập trung chủ yếu ở
- A. Tây Bắc.
- B. Bắc Trung Bộ.
- C. Tây Nguyên.
-
D. Đông Bắc.
Câu 14: Cho bản đồ sau:
Cho các vùng trồng lúa mì của Trung Quốc được thể hiện bằng dạng kí hiệu nào và chúng phân bố chủ yếu ở khu vực nào trên lãnh thổ?
- A. Các vùng trồng lúa mì được thể hiện bằng kí hiệu diện tích, phân bố chủ yếu ở phía đông lãnh thổ.
-
B. Các vùng trồng lúa mì được thể hiện bằng kí hiệu diện tích, phân bố chủ yếu ở phía đông bắc lãnh thổ.
- C. Các vùng nông nghiệp được thể hiện bằng kí hiệu điểm, phân bố chủ yếu ở phía đông lãnh thổ.
- D. Các vùng nông nghiệp được thể hiện bằng kí hiệu đường, phân bố chủ yếu ở phía nam lãnh thổ.
Câu 15: Vận động kiến tạo không có biểu hiện nào sau đây?
-
A. Mài mòn.
- B. Nâng lên.
- C. Uốn nét.
- D. Động đất.
Câu 16: Khoảng cách từ Huế đến Đà Nẵng là 105km, trên bản đồ Việt Nam, khoảng cách giữa hai thành phố đo được 15cm, vậy bản đồ có tỉ lệ:
- A. 1:600.000
-
B. 1:700.000
- C. 1:500.000
- D. 1:500.000
Câu 17: Lược đồ địa hình tỉ lệ lớn là gì?
-
A. Lược đồ tỉ lệ lớn là lược đồ thể hiện đặc điểm địa hình (độ cao, độ dốc...) của một khu vực có diện tích nhỏ bằng đường đồng mức.
- B. Lược đồ tỉ lệ lớn là lược đồ thể hiện đăc điểm địa hình (độ cao, độ dốc...) của nhiều khu vực có diện tích lớn bằng đường đồng mức.
- C. Lược đồ tỉ lệ lớn là lược đồ thể hiện địa hình của một khu vực có diện tích lớn bằng đường đồng mức.
- D. Lược đồ tỉ lệ lớn là lược đồ thể hiện địa hình của nhiều khu vực có diện tích nhỏ bằng đường đồng mức
Câu 18: Động Phong Nha thuộc tỉnh nào sau đây?
- A. Ninh Bình.
-
B. Quảng Bình.
- C. Thanh Hóa.
- D. Quảng Trị.