Trắc nghiệm Địa lý 6 cánh diều học kì II (P5)

Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm địa lí 6 cánh diều học kì II. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt..

NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Loại đất nào sau đây thường được dùng để trồng cây công nghiệp lâu năm?

  • A. Đất đỏ badan.
  • B. Đất phù sa.
  • C. Đất cát pha.
  • D. Đất xám.

Câu 2: Đại dương nào lớn nhất trên Trái Đất? 

  • A. Thái Bình Dương
  • B. Đại Tây Dương
  • C.  Ấn Độ Dương
  • D. Bắc Băng Dương

Câu 3: Thành phần khoáng của lớp đất có đặc điểm là?

  • A.Chiếm 1 tỉ lệ nhỏ trong đất.
  • B.Gồm những hạt có màu sắc loang lỗ và kích thước to nhỏ khác nhau.
  • C.Nguồn gốc sinh ra thành phần khoáng là sinh vật.
  • D.Tồn tại trên cùng của lớp đất đá.

Câu 4: Mực nước ngầm phụ thuộc vào các yếu tố nào dưới đây?

  • A. Nguồn cung cấp nước và lượng bốc hơi.
  • B. Độ cao địa hình, bề mặt các dạng địa hình.
  • C. Các hoạt động sản xuất của con người.
  • D. Vị trí trên mặt đất và hướng của địa hình.

Câu 5: Thành phần hữu cơ chiếm bao nhiêu trọng lượng của đất?

  • A.Chiếm một tỉ lệ lớn
  • B.Chiếm 50%
  • C.Chiếm một tỉ lệ nhỏ
  • D.Chiếm hơn 80%

Câu 6: Nhiệt độ trung bình ở Bắc Băng Dương khoảng bao nhiêu? 

  • A.0 độ C
  • B.Âm 2 độ C
  • C.Âm 10 độ C
  • D.Âm 30 độ C

Câu 7: Trong sản xuất nông nghiệp, loại đất dùng để trồng cây công nghiệp lâu năm?

  • A.Đất cát pha
  • B. Đất xám
  • C.Đất phù sa bồi đắp
  • D.Đất đỏ badan

Câu 8: Sức hút của Mặt Trời và Mặt Trăng là nguyên nhân chủ yếu hình thành hiện tượng tự nhiên nào sau đây?

  • A. Dòng biển.
  • B. Sóng ngầm.
  • C. Sóng biển.
  • D. Thủy triều.

Câu 9: Trên Trái Đất có những đới khí hậu nào sau đây?

  • A. Một đới nóng, hai đới ôn hoà, hai đới lạnh.
  • B. Hai đới nóng, một đới ôn hoà, hai đới lạnh.
  • C. Một đới nóng, hai đới ôn hoà, một đới lạnh.
  • D. Hai đới nóng, hai đới ôn hoà, một đới lạnh.

Câu 10: Dòng biển nào sau đây là dòng biển lạnh?

  • A. Dòng biển Bra-xin.
  • B. Dòng biển Gơn-xtrim.
  • C. Dòng biển Pê-ru.
  • D. Dòng biển Đông Úc.

Câu 11: Sự phát triển và phân bố thực vật có ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố của động vật do?

  • A.Thực vật là nguồn cung cấp thức ăn cho nhiều loài động vật
  • B.Thực vật là nơi trú ngụ của nhiều loài động vật
  • C.Sự phát triển thực vật làm thay đổi môi trường sống của động vật
  • D.Sự phát tán một số loài thực vật mang theo một số loài động vật nhỏ

Câu 12: Dòng sông lạnh nhất thế giới nằm ở châu lục nào?

  • A.Châu Nam Cực
  • B.Châu Đại Dương
  • C.Châu Âu
  • D.Châu Phi

Câu 13: Ý nào sau đây không phải ảnh hưởng của con người đến sự mở rộng phân bố thực, động vật trên Trái Đất?

  • A.Lai tạo ra nhiều giống cây trồng, vật nuôi.
  • B.Mang cây trồng, vật nuôi từ nơi này đến nơi khác.
  • C.Khai thác rừng bừa bãi thu hẹp nơi sinh sống của sinh vật.
  • D.Trồng và bảo vệ rừng.

Câu 14: Chi lưu là gì?

  • A.Lượng nước chảy ra mặt cắt ngang lòng sông
  • B.Diện tích đất đai cung cấp nước thường xuyên cho sông
  • C.Các con sông làm nhiệm vụ thoát nước cho sông chính
  • D.Các con sông đổ nước vào con sông chính

Câu 15: Sự phân bố thực vật có sự khác nhau giữa?

  • A.chân núi và sườn núi.
  • B.các nơi có khí hậu khác nhau.
  • C.các loại đất khác nhau.
  • D.tất cả các ý trên đều đúng.

Câu 16: Sông A-ma-dôn nằm ở châu lục nào sau đây?

  • A. Châu Âu.
  • B. Châu Mĩ.
  • C. Châu Á.
  • D. Châu Phi.

Câu 17: Đất mặn ở nước ta chủ yếu có các loại cây nào sau đây?

  • A. Chè, điều, cao su.
  • B. Sú, vẹt, đước, bần.
  • C. Lạc, mía, thuốc lá.
  • D. Cà phê, đước, mía.

Câu 18: Vòng tuần hoàn nhỏ của nước bao gồm những giai đoạn nào sau đây?

  • A. Bốc hơi và nước rơi.
  • B. Bốc hơi và dòng chảy.
  • C. Thấm và nước rơi.
  • D. Nước rơi và dòng chảy.

Câu 19: Năm 2018 dân số thế giới khoảng

  • A. 6,7 tỉ người. 
  • B. 7,2 tỉ người.
  • C. 7,6 tỉ người.
  • D. 6,9 tỉ người.

Câu 20: Nước từ đại dương bốc hơi được gió đưa vào lục địa gây mưa rơi xuống thành các dạng nước rồi đổ ra đại dương, hiện tượng đó là

  • A. Vòng tuần hoàn địa chất.
  • B. Vòng tuần hoàn nhỏ của nước.
  • C. Vòng tuần hoàn của sinh vật.
  • D. Vòng tuần hoàn lớn của nước.

Câu 21: Khu vực châu Âu có mật độ dân số cao nguyên nhân được cho chủ yếu do

  • A.khí hậu ấm áp, nguồn nước dồi dào.
  • B.có nhiều đồng bằng phù sa màu mỡ.
  • C.tập trung nhiều dầu khí nhất trên thế giới.
  • D.nền kinh tế phát triển mạnh, nhiều trung tâm kinh tế lớn.

Câu 22:  Theo anh chị sau khi bỏ nước đá vào trong cốc đựng nước, ta thấy có những giọt nước bám bên ngoài thành cốc là do:

  • A. Nhiệt độ của nước thấp hơn thành ly.
  • B. Thành ly có nhiệt độ thấp hơn không khí.
  • C. Nước từ cốc rỉ ra ngoài.
  • D. Nhiệt độ không khí thấp hơn nhiệt độ thành ly

Câu 23: Ở châu Á, dân cư tập trung đông ở khu vực nào sau đây?

  • A. Tây Á.
  • B. Trung Á.
  • C. Bắc Á.
  • D. Đông Á.

Câu 24: Nguồn cung cấp ánh sáng và nhiệt cho Trái Đất chủ yếu từ

  • A. Ánh sáng từ Mặt Trời.
  • B. Các hoạt động công nghiệp.
  • C. Con người đốt nóng.
  • D. Sự đốt nóng của Sao Hỏa.

Câu 25: Thiên nhiên đã cung cấp cho con người những tài nguyên nào?

  • A. Khoáng sản
  • B. Đất, gỗ
  • C. Các nguồn năng lượng
  • D. Cả 3 đáp án trên

Câu 26: Để đo nhiệt độ không khí người ta dùng dụng cụ nào sau đây?

  • A. Áp kế.
  • B. Nhiệt kế.
  • C. Vũ kế.
  • D. Ẩm kế.

Câu 27: Tài nguyên thiên nhiên là gì?

  • A. Tài nguyên thiên nhiên là các thành phần của tự nhiên mà con người có thể khai thác và sử dụng trong sản xuất và đời sống.
  • B. Là những gì con người tạo ra được
  • C. Cả A và B đúng
  • D. Đáp án khác

Câu 28: Theo anh chị thời tiết là hiện tượng khí tượng:

  • A. Xảy ra trong một thời gian dài ở một nơi.
  • B. Xảy ra trong một thời gian ngắn nhất định ở một nơi.
  • C. Xảy ra khắp mọi nơi và không thay đổi.
  • D. Cả A, B, C đều sai.

Câu 29: Ngành kinh tế nào sau đây chịu ảnh hưởng rõ rệt nhất của điều kiện tự nhiên?

  • A. Công nghiệp.
  • B. Thương mại.
  • C. Nông nghiệp.
  • D. Giao thông.

Câu 30: Đâu không là biểu hiện của biến đổi khí hậu?

  • A. Có mưa nhiều vào tháng 9, 10 âm lịch ở miền trung nước ta.
  • B. Sự nóng lên của Trái Đất làm cho băng tan, nước biển dâng.
  • C. Thiên tai xảy ra thường xuyên, đột ngốt và bất thường.
  • D. Nhiệt độ trung bình của Trái Đất đang tăng dần lên.

Câu 31: Những khu vực nào sau đây tập trung đông dân nhất trên thế giới?

  • A. Bắc Á, Bắc Phi, Đông Bắc Hoa Kì.
  • B. Nam Á, Đông Á, Đông Bắc Hoa Kì.
  • C. Đông Âu, Đông Nam Á, Nam Mĩ.
  • D. Nam Á, Bắc Á, Tây Nam Á, Tây Âu.

Câu 32: Biến đổi khí hậu là vấn đề của

  • A. mỗi quốc gia.
  • B. mỗi khu vực.
  • C. mỗi châu lục.
  • D. toàn thế giới.

Câu 33: Hiện nay, tài nguyên rừng ở đới nóng đang bị suy giảm nguyên nhân đa phần không phải do

  • A.mở rộng diện tích đất canh tác.
  • B.nhu cầu sử dụng gỗ, củi tăng lên.
  • C.chiến tranh tàn phá.
  • D.con người khai thác quá mức.

Câu 34: Biểu hiện của biến đổi khí hậu?

  • A. Nhiệt độ trung bình tăng cao
  • B. Nước biển dâng cao
  • C. Hạn hán kéo dài
  • D. Cả 3 đáp án trên

Câu 35: Nhân tố nào sau đây làm cho vùng Bắc Á mật độ dân số rất thấp?

  • A. Rừng rậm.
  • B. Băng tuyết.
  • C. Núi cao. 
  • D. Hoang mạc. 

Câu 36: "...........thay đổi tùy theo vị trí xa hay gần biển".  Điền vào chỗ chấm?

  • A. Nhiệt độ không khí
  • B. Vĩ độ
  • C. Không khí
  • D. Nhiệt độ

Câu 37: Dụng cụ nào sau đây được dùng đo độ ẩm không khí?

  • A. Ẩm kế.
  • B. Áp kế.
  • C. Nhiệt kế.
  • D. Vũ kế.

Câu 38: Thời tiết là hiện tượng khí tượng:

  • A. Xảy ra trong một thời gian dài ở một nơi.
  • B. Xảy ra trong một thời gian ngắn nhất định ở một nơi.
  • C. Xảy ra khắp mọi nơi và không thay đổi.
  • D. Xảy ra khắp mọi nơi và thay đổi theo mùa.

Câu 39:  Cách tính nhiệt độ trung bình tháng nào dưới đây là đúng?

  • A. Nhiệt độ các ngày chia số ngày
  • B. Nhiệt độ các ngày cộng số ngày
  • C. nhiệt độ các ngày nhân số ngày
  • D. Nhiệt độ các ngày chia số giờ

Câu 40: Giả sử có một ngày ở thành phố Hà Nội, người ta đo đưực nhiệt độ lúc 5 giờ được 22oC, lúc 13 giờ được 26oC và lúc 21 giờ được 24oC. Vậy nhiệt độ trung bình của ngày hôm đó là bao nhiêu?

  • A. 22oC.
  • B. 23oC
  • C. 24oC
  • D. 25oC.

Xem thêm các bài Trắc nghiệm địa lí 6 cánh diều, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm địa lí 6 cánh diều chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 6.

Xem Thêm

Lớp 6 | Để học tốt Lớp 6 | Giải bài tập Lớp 6

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 6, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 6 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 6 - cánh diều

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - chân trời sáng tạo

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Tài liệu & sách tham khảo theo chương trình giáo dục cũ