[Cánh diều] Trắc nghiệm địa lí 6 chương 5: Nước trên trái đất (P1)

Củng cố kiến thức và ôn luyện đề thi dạng trắc nghiệm địa lí 6 chương 5: Nước trên trái đất sách cánh diều. Học sinh ôn luyện bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Ở cuối bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Hãy kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Nguyên nhân chủ yếu sinh ra sóng là do

  • A. Gió thổi.
  • B. Núi lửa.
  • C. Thủy triều.
  • D. Động đất.

Câu 2: Lượng nước ngọt ở châu Nam Cực chủ yếu tồn tại ở dạng?

  • A. Nước ngầm.
  • B. Băng.
  • C. Giếng trời.
  • D. Cả A, B, C đều đúng. 

Câu 3: Đại dương nào chiếm tới 1/3 tổng diện tích bề mặt địa cầu là:

  • A. Đại Tây Dương
  • B. Thái Bình Dương.
  • C. Nam Đại Dương.
  • D. Ấn Độ Dương.

Câu 4: Nước biển và đại dương có mấy sự vận động?

  • A. 1
  • B. 2
  • C. 3
  • D. 4

Câu 5: Dao động thủy triều lớn nhất vào các ngày nào sau đây?

  • A. Trăng tròn và không trăng.
  • B. Trăng khuyết và không trăng.
  • C. Trăng tròn và trăng khuyết.
  • D. Trăng khuyết đầu, cuối tháng.

Câu 6: Độ muối trung bình của đại dương là

  • A. 32‰.
  • B. 34‰.
  • C.35‰.
  • D. 33‰.

Câu 7: Trên các biển và đại dương có những loại dòng biển nào sau đây?

  • A.Dòng biển nóng và dòng biển lạnh.
  • B. Dòng biển lạnh và dòng biển nguội.
  • C. Dòng biển nóng và dòng biển trắng.
  • D. Dòng biển trắng và dòng biển nguội. 

Câu 8: Nguyên nhân chủ yếu gây ra sóng thần là do?

  • A. Động đất ngầm dưới đáy biển.
  • B. Sự thay đổi áp suất của khí quyển.
  • C. Chuyển động của dòng khí xoáy.
  • D. Bão, lốc xoáy.

Câu 9: Nguyên nhân tạo nên sóng biển không phải là do

  • A. Động đất.
  • B. Bão.
  • C. Dòng biển.
  • D. Gió thổi.

Câu 10: Trên thế giới không có đại dương nào sau đây?

  • A. Bắc Băng Dương.
  • B. Thái Bình Dương.
  • C. Đại Tây Dương.
  • D.Châu Nam Cực.

Câu 11: Độ muối của nước biển và đại dương là do:

  • A. Nước sông hòa tan các loại muối từ đất đá trong lục địa đưa ra.
  • B. Sinh vật sống trong các biển và đại dương đưa ra.
  • C. Động đất núi lửa ngầm dưới đấy biển và đại dương sinh ra.
  • D. Hoạt động kiến tạo dưới biển và đại dương sinh ra.

Câu 12: Loài vật chiếm số lượng nhiều nhất ở châu Nam Cực?

  • A. Cá voi.
  • B.Chim cánh cụt.
  • C. Chim mồng biển.
  • D. Chim hải âu.

Câu 13: Dòng biển nào sau đây là dòng biển lạnh?

  • A. Dòng biển Bra-xin.
  • B. Dòng biển Gơn-xtrim.
  • C. Dòng biển Grơn-len.
  • D. Dòng biển Đông Úc.

Câu 14: Độ muối của biển nước ta là bao nhiêu:

  • A. 31‰
  • B. 32‰
  • C. 33‰
  • D. 34‰

Câu 15: Nhận định nào dưới đây là đúng khi nói về sông:

  • A. Là nơi dòng chảy bắt đầu.
  • B. Là các dòng chảy tự nhiên.
  • C. Là nơi cung cấp nguồn nước mưa, nước ngâm, hồ và băng, tuyết tan.
  • D.Là các dòng chảy tự nhiên, chảy theo những lòng dẫn ổn định do chính dòng chảy này tạo ra.

Câu 16: Lưu vực sông là:

  • A. Các dòng chảy tự nhiên.
  • B. Nơi dòng chảy bắt đầu.
  • C.Vùng đất cung cấp các loại nước cho một con sông.
  • D. Dòng chảy của sông trong năm.

Câu 17: Hệ thống sông gồm có:

  • A. Sông chính và các phụ lưu.
  • B. Sông chính và chi lưu.
  • C. Các phụ lưu và các chi lưu.
  • D.Sông chính, các phụ lưu, chi lưu.

Câu 18: Chế độ nước sông là:

  • A. Sự lên xuống của nước sông trong ngày do sức hút mặt trời.
  • B. Lượng nước chảy qua mặt cắt ngang lòng sông ở một địa điểm.
  • C.Dòng chảy của sông trong năm.
  • D. Khả năng chứa nước của con sông đó trong một năm.

Câu 19:  Sông, hồ không có giá trị tích cực nào dưới đây:

  • A. Là nguồn nước cung cấp cho các nhu cầu sản xuất và sinh hoạt.
  • B. Là nơi sinh sống của nhiều loài động vật, thực vật thủy sinh.
  • C. Là đường giao thông thủy quan trọng.
  • D. Lũ từ các con sông gây nguy hiểm cho con người và thiệt hại về tài sản.

Câu 20: Mực nước ngầm phụ thuộc vào các yếu tố nào dưới đây?

  • A. Nguồn cung cấp nước và lượng bốc hơi.
  • B. Độ cao địa hình, bề mặt các dạng địa hình.
  • C. Các hoạt động sản xuất của con người.
  • D. Vị trí trên mặt đất và hướng của địa hình.

Câu 21: Ý nào dưới đây không đúng khi nói về chế độ nước sông:

  • A. Những con sông lớn thường có nguồn cung cấp nước là mưa.
  • B. Chế độ nước sông thường phức tạp, diễn biến của lũ thường khó lường.
  • C. Chế độ nước sông là một thước đo về dòng chảy.
  • D. Lũ thường gây nguy hiểm cho người và thiệt hại về tài sản.

Câu 22: Sông ngòi nước ta giàu phù sa, nguyên nhân là do:

  • A. Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa.
  • B. Mưa nhiều trên địa hình đồi núi có độ dốc lớn.
  • C. Trong năm có hai mùa khô, mưa đắp đổi nhau.
  • D. Diện tích đồi núi thấp là chủ yếu và mưa nhiều.

Câu 23: Trên Trái Đất nước chiếm khoảng bao nhiêu % số lượng nước của thủy quyển:

  • A. 30,1%.
  • B. 2,5%.
  • C. 97,2%.
  • D. 68,7%.

Câu 24: Nước luôn di chuyển giữa:

  • A. Đại dương, các biển và lục địa.
  • B. Đại dương, lục địa và không khí.
  • C. Lục địa, biển, sông và khí quyển.
  • D. Lục địa, đại dương và các ao, hồ.

Câu 25: Đâu là vòng tuần hoàn quá trình hình thành mưa?

  • A. Khi không khí bốc lên cao, bị lạnh dần hơi nước sẽ ngưng tụ thành các hạt nước nhỏ, tạo thành mây. Gặp điều kiện thuận lợi, hơi nước tiếp tục ngưng tụ làm các hạt nước.
  • B. Khi không khí bốc lên cao, bị lạnh dần hơi nước sẽ ngưng tụ thành các hạt nước nhỏ, tạo thành mây. Tiếp đó hơi nước tiếp tục ngưng tụ làm các hạt nước ta dần rồi rơi xuống đất thành mưa.
  • C. Khi không khí bốc lên cao, bị lạnh dần hơi nước sẽ ngưng tụ thành các hạt nước nhỏ, tạo thành mây. Gặp gió thuận lợi, hơi nước tiếp tục ngưng tụ làm các hạt nước ta dần rồi rơi xuống đất thành mưa.
  • D. Khi không khí bốc lên cao, bị lạnh dần hơi nước sẽ ngưng tụ thành các hạt nước nhỏ, tạo thành mây. Gặp điều kiện thuận lợi, hơi nước tiếp tục ngưng tụ làm các hạt nước ta dần rồi rơi xuống đất thành mưa.

Câu 26: Hầu hết trong vòng tuần hoàn, nước trên Trái đất lại theo sông và nước ngầm đổ trở lại vào:

  • A. Đại dương.
  • B. Sông, hồ.
  • C. Sinh vật.
  • D. Khe nứt của đá.

Câu 27: Chiếm tỉ lệ rất ít và phân bố không đều trên lục địa nhưng có vai trò hết sức quan trọng là:

  • A. Nước ngọt.
  • B. Nước mặt.
  • C. Nước ngầm.
  • D. Băng.

 Câu 28: Nguồn năng lượng chính cung cấp cho vòng tuần hoàn của Nước trên Trái Đất là

  • A. Năng lượng bức xạ Mặt Trời.
  • B. Năng lượng địa nhiệt.
  • C. Năng lượng thuỷ triều.
  • D. Năng lượng của gió.

Câu 30: Vòng tuần hoàn nhỏ của nước bao gồm những giai đoạn nào sau đây?

  • A. Bốc hơi và nước rơi.
  • B. Bốc hơi và dòng chảy.
  • C. Thấm và nước rơi.
  • D. Nước rơi và dòng chảy.

Xem thêm các bài Trắc nghiệm địa lí 6 cánh diều, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm địa lí 6 cánh diều chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 6.

Xem Thêm

Lớp 6 | Để học tốt Lớp 6 | Giải bài tập Lớp 6

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 6, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 6 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 6 - cánh diều

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - chân trời sáng tạo

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Tài liệu & sách tham khảo theo chương trình giáo dục cũ