[Cánh diều] Trắc nghiệm địa lí 6 chương 4: Khí hậu và Biến đổi khí hậu (P2)

Củng cố kiến thức và ôn luyện đề thi dạng trắc nghiệm địa lí 6 chương 4: Khí hậu và Biến đổi khí hậu sách cánh diều. Học sinh ôn luyện bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Ở cuối bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Hãy kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Vì sao trong Hệ Mặt Trời chỉ duy nhất Trái Đất tồn tại sự sống?

  • A. Có nước.
  • B. Nhiệt độ phù hợp.
  • C. Bầu khí quyển chứa oxy.
  • D. Cả 3 đáp án trên.

Câu 2: Vì sao Trái Đất có màu xanh khi nhìn từ khí quyển?

  • A. Do khúc xạ ánh sáng.
  • B. Màu xanh của rừng.
  • C. Màu xanh của nước biển.
  • D. Cả 3 nguyên nhân trên.

Câu 3: Ở nước ta có hoạt động của:

  • A. Gió Tây ôn đới.
  • B. Gió Mậu dịch.
  • C. Gió Đông cực.
  • D. Gió mùa

Câu 4: Khí hậu nước ta chịu ảnh hưởng mạnh mẽ nhất của gió:

  • A. Gió mùa.
  • B. Gió Tín phong.
  • C. Gió Đất.
  • D. Gió biển.

Câu 5: Ở miền Trung nước ta, vào mùa hè có gió khô nóng thổi vào, đó là gió:

  • A. Gió Nam.
  • B. Gió Đông Bắc.
  • C.Gió Tây Nam.
  • D. Cả 3 câu trên đều sai.

Câu 6: Vào cuối tuần lớp An tổ chức một buổi dã ngoại ngoài trời và hoạt động chủ đạo là leo núi. Theo lịch trình, các thành viên trong lớp sẽ cùng nhau leo lên một ngọn núi có độ cao khoảng 1000m. Thời tiết hôm đó không quá lạnh, nhiệt độ rơi vào khoảng 25oC nhưng mẹ An lại dặn An phải mang theo một chiếc áo khoác mỏng. Theo em, điều đó có cần thiết không? Vì sao?

  • A. Không cần thiết vì leo núi sẽ rất mất sức và cơ thể sẽ phải tỏa ra nhiều nhiệt lượng.
  • B.Cần thiết vì nhiệt độ ở trên núi sẽ thấp hơn nhiệt độ dưới mặt đất.
  • C. Cần thiết vì trên núi nhận được ít nhiệt lượng từ mặt trời hơn nên sẽ lạnh hơn
  • D. Không cần vì nhiệt độ sẽ không chênh lệch quá nhiều.

 Câu 7: Trong thực tế các đai khí áp không phân bố liên tục mà bị chia cắt ra thành từng khu khí áp riêng biệt, nguyên nhân chủ yếu là do

  • A. Góc chiếu của tia sáng mặt trời thay đổi theo vĩ độ.
  • B. Núi và cao nguyên xen lẫn với đồng bằng.
  • C. Tuần hoàn của không khí.
  • D.Sự phân bố xen kẽ giữa lục địa và đại dương.

Câu 8: Nhận định nào dưới đây không đúng:

  • A. Oxy là chất khí giúp duy trì sự sống của con người và các loài sinh vật, là nguyên tố cấu tạo nên các tế bào và hợp chất quan trọng,...
  • B. Hơi nước trong khí quyển có vai trò hết sức quan trọng, là cơ sở tạo ra lớp nước trên Trái Đất, hình thành nên sự sống của muôn loài,...
  • C.Trong không khí, khí Nitơ chiếm tỉ lệ nhỏ nhất và nó hầu như không có vai trò gì đối với sự sống trên Trái Đất.
  • D. Khí cacbonic là chất khí tham gia vào quá trình quang hợp của thực vật, đồng thời là chất khí giúp giữ lại lượng nhiệt cần thiết cho Trái Đất đủ độ ấm, điều hoà đối với sự sống,...

Câu 9: Vì sao vào khoảng thời gian miền Bắc chịu ảnh hưởng của các đợt không khí lạnh thì ở khu vực phía Nam đất nước nhiệt độ vẫn cao?

  • A. Do hoạt động của gió mùa
  • B. Do vị trí địa lí
  • C. Do ảnh hưởng của biển
  • D.Cả A và B đều đúng.

Câu 10: Hoạt động nào sau đây không sử dụng năng lượng gió?

  • A. Thuyền buồm di chuyển trên biển.
  • B. Các tuabin chuyển hóa gió thành điện.
  • C.Hoạt động của các đập thủy điện.
  • D. Phi công nhảy dù từ máy bay.

Câu 11: Nhận xét nào sau đây không đúng khi nói về năng lượng gió?

  • A. Có tính bền vững, vô hạn về trữ lượng.
  • B.Có thể dễ dàng tìm thấy những điểm lấy gió trong thành phố.
  • C. Phụ thuộc nhiều vào yếu tố thời tiết.
  • D. Là nguồn năng lượng sạch, không gây ô nhiễm môi trường.

 Câu 12: Ở nước ta, vùng nào sau đây chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu?

  • A. Đồng bằng sông Cửu Long.
  • B. Đồng bằng sông Hồng.
  • C. Duyên hải Nam Trung Bộ.
  • D. Bắc Trung Bộ.

Câu 13: Hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu không phải là:

  • A. Tiết kiệm điện, nước.
  • B. Trồng nhiều cây xanh.
  • C. Giảm thiểu chất thải.
  • D. Khai thác tài nguyên.

Câu 14: Đâu không phải là biểu hiện của biến đổi khí hậu?

  • A. Sự nóng lên toàn cầu, mực nước biển dâng, gia tăng các hiện tượng khí tượng thuỷ văn cực đoan.
  • B. Sự nóng lên toàn cầu, khí áp tăng, mực nước biến dâng.
  • C. Khí áp tăng, độ ẩm tăng, gia tăng các hiện tượng khí tượng thuỷ văn cực đoan.
  • D.Bùng nổ dân số tại các đô thị lớn

Câu 15: Cho biết câu nào sau đây không nói về khí hậu:

  • A.  Hôm qua, ở Nam Bộ có mưa rất to, gió mạnh.
  • B.  Mùa hạ ở khu vực Bắc Trung Bộ có gió phơn khô nóng.
  • C. Tháng 6 ở Bắc bán cầu là mùa hè, trong khi Nam bán cầu là mùa đông.
  • D. Loại gió chính hoạt động ở phía Bắc nước ta vào mùa Đông là gió mùa Đông Bắc.

Câu 16: Biến đổi khí hậu làm nước biển dâng ảnh hưởng lớn nhất đến vùng:

  • A. Cao nguyên.
  • B. Đồng bằng.
  • C. Đồi.
  • D. Núi.

Câu 17: Nhiệt độ Trái Đất tăng lên nguyên do chủ yếu là do:

  • A. Chặt phá rừng.
  • B. sử dụng nhiều nhiên liệu hóa thạch.      
  • C. Các khí thải làm mỏng tầng ôzon.
  • D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 18: Đâu là biểu hiện của thiên tai?

  • A. Bão.
  • B. Lũ lụt.
  • C. Hạn hán.
  • D. Cả 3 đáp án trên.

Câu 19: Đâu không phải là biểu hiện của biến đổi khí hậu?

  • A. Có mưa nhiều vào tháng 9, 10 âm lịch ở miền trung nước ta.
  • B. Sự nóng lên của Trái Đất làm cho băng tan, nước biển dâng.
  • C. Thiên tai xảy ra thường xuyên, đột ngốt và bất thường.
  • D. Nhiệt độ trung bình của Trái Đất đang tăng dần lên.

Câu 20: Đâu là hoạt động của con người để thích nghi ứng phó với biến đổi khí hậu?

  • A. Tiết kiện điện, giảm thiểu chất thải ra môi trường
  • B. Trồng cây xanh ở khu vực dân cư và trồng rừng..
  • C. Thay đổi lối sống để thân thiện với môi trường
  • D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 21: Đâu là biện pháp phòng tránh thiên tai?

  • A. Theo dõi bản tin dự báo thời tiết hàng ngày.
  • B. Diễn tập phòng tránh thiên tai.
  • C. Sơ tán kịp thời người và tài sản ra khỏi vùng nguy hiểm.
  • D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 22: Biện pháp nào sau đây thường không sử dụng để ứng phó trước khi xảy ra thiên tai?

  • A. Gia cố nhà cửa.
  • B. Bảo quản đồ đạc.
  • C. Sơ tán người.
  • D. Phòng dịch bệnh.

Câu 23: Nguyên nhân chủ yếu vùng Xích đạo có mưa nhiều nhất trên thế giới là do:

  • A. Dòng biển nóng, áp cao chí tuyến.
  • B. Nhiệt độ thấp, độ ẩm và đại dương.
  • C. Nhiệt độ cao, áp thấp xích đạo.
  • D. Áp thấp ôn đới, độ ẩm và dòng biển.

Câu 24: Nhận định nào sau đây đúng về sự phân bố lượng mưa không đều trên Trái Đất theo vĩ độ?

  • A. Mưa nhiều ở cực và cận cực; mưa nhỏ ở vùng nhiệt đới và xích đạo.
  • B. Mưa nhất nhiều ở ôn đới; mưa ít ở vùng cận xích đạo, cực và cận cực.
  • C. Mưa rất lớn ở vùng nhiệt đới; không có mưa ở vùng cực và cận cực.
  • D. Mưa nhiều nhất ở vùng xích đạo, mưa tương đối ít ở vùng chí tuyến.

Câu 25: Chọn từ thích hợp: “...........thay đổi tùy theo vị trí xa hay gần biển”.

  • A. Nhiệt độ không khí.
  • B. Vĩ độ.
  • C. Không khí.
  • D. Nhiệt độ.

Câu 26: Đâu là nguyên nhân có sự khác biệt về nhiệt độ giữa đất và nước?

  • A. Do trên mặt đất có động thực vật sinh sống.
  • B. Do lượng nhiệt chiếu xuống đất và nước khác nhau.
  • C. Do đặc tính hấp thụ nhiệt của đất và nước khác nhau.
  • D. Do nước có nhiều thủy hảo sản cần nhiều không khí để hô hấp.

Câu 27: Đâu là đặc điểm không đúng khi nói về sự thay đổi của nhiệt độ?

  • A. Nhiệt độ không khí thay đổi theo vĩ độ.
  • B.Nhiệt độ không khí thay đổi theo màu đất.
  • C. Nhiệt độ không khí thay đổi theo độ cao.
  • D.Nhiệt độ không khí thay đổi tùy theo vị trí gần hay xa biển.

Câu 28: Không khí ở các vùng vĩ độ thấp nóng hơn không khí ở các vùng vĩ độ cao, do các vùng vĩ độ thấp có:

  • A. Khí áp thấp hơn.
  • B. Độ ẩm cao hơn.
  • C. Gió Mậu dịch thổi.
  • D.Góc chiếu của tia sáng mặt trời lớn hơn.

Câu 29: Giả sử có một ngày ở thành phố Y, người ta đo được nhiệt độ lúc 1 giờ được 170C, lúc 5 giờ được 260C, lúc 13 giờ được 370C và lúc 19 giờ được 320C. Vậy nhiệt độ trung bình của ngày hôm đó là bao nhiêu?

  • A. 260C.
  • B. 290C.
  • C. 270C.
  • D. 280C.

Câu 30: Khu vực nào trên Trái Đất phần lớn có lượng mưa trên 2 000 mm/năm?

  • A. Khu vực cực.
  • B. Khu vực ôn đới.
  • C. Khu vực chí tuyến.
  • D. Khu vực Xích đạo.

Xem thêm các bài Trắc nghiệm địa lí 6 cánh diều, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm địa lí 6 cánh diều chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 6.

Xem Thêm

Lớp 6 | Để học tốt Lớp 6 | Giải bài tập Lớp 6

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 6, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 6 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 6 - cánh diều

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - chân trời sáng tạo

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Tài liệu & sách tham khảo theo chương trình giáo dục cũ