[Cánh diều] Trắc nghiệm địa lí 6 chương 1: Bản đồ - Phương tiện thể hiện bề mặt trái đất (P1)

Củng cố kiến thức và ôn luyện đề thi dạng trắc nghiệm địa lí 6 chương 1: Bản đồ - Phương tiện thể hiện bề mặt trái đất sách cánh diều. Học sinh ôn luyện bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Ở cuối bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Hãy kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Mô hình thu nhỏ của Trái Đất được gọi là:

  • A. bản đồ.
  • B. Lược đồ.
  • C.Quả Địa Cầu.
  • D. Quả Đất.

Câu 2: Những đường nối liền hai điểm cực Bắc và cực Nam trên quả Địa Cầu là:

  • A. Vĩ tuyến.
  • B.  Vĩ tuyến gốc.
  • C. Kinh tuyến.
  • D. Kinh tuyến gốc.

Câu 3: Những vòng tròn trên quả Địa Cầu vuông góc với các kinh tuyến là:

  • A.Vĩ tuyến.
  • B. Vĩ tuyến gốc.
  • C. Kinh tuyến.
  • D. Kinh tuyến gốc.

Câu 4: Các kinh tuyến được xác định dựa vào:

  • A.Kinh tuyến gốc.
  • B. Vĩ tuyến gốc.
  • C. Xích đạo.
  • D. Kinh độ.

 Câu 5: Ý nào dưới đây không đúng khi nói về quả Địa Cầu:

  • A. Quả Địa Cầu được sử dụng rộng rãi trong trường học để giúp chúng ta hiểu về cấu tạo của Trái đất.
  • B. Trên quả Địa Cầu có các đường kinh tuyến và các đường vĩ tuyến.
  • C. Quả Địa Cầu là mô hình thu nhỏ của Trái đất.
  • D. Quan sát quả Địa Cầu, ta thấy quả Địa Cầu có một trục xuyên qua, thể hiện trục quay tưởng tượng của Trái đất.

Câu 6: Ý nào dưới đây không đúng khi nói về kinh tuyến và vĩ tuyến:

  • A. Các kinh tuyến đều gặp nhau ở hai cực.
  • B. Các vĩ tuyến đều song song với nhau.
  • C. Đường kinh tuyến gốc chạy qua một phần châu Âu và một phần châu Phi.
  • D. Kinh tuyến gốc và kinh tuyến đối diện chia Trái đất thành bán cầu Bắc và bán cầu Nam.

Câu 7: Vai trò của hệ thống kinh, vĩ tuyến trên quả Địa Cầu là:

  • A. Xác định được vị trí của mọi điểm trên bản đồ
  • B. Thể hiện đặc điểm các đối tượng địa lí trên bản đồ
  • C. Thể hiện số lượng các đối tượng địa lí trên bản đồ
  • D. Xác định được mối liên hệ giữa các địa điểm trên bản đồ

Câu 8: Các đường vĩ tuyến đều có độ dài bằng nhau là đúng hay sai?

  • A.Sai, vì càng gần hai cực độ dài vĩ tuyến càng giảm.
  • B. Đúng.
  • C. Không xác định được.
  • D. Đúng, trừ một số đường vĩ tuyến đặc biệt.

Câu 9: Nếu cách 1o ở tâm thì trên bề mặt của quả Địa Cầu từ cực Nam đến cực Bắc có bao nhiêu vĩ tuyến?

  • A. 182
  • B.181
  • C. 180
  • D. 179

Câu 10: Nếu cách 10 ở tâm thì trên bề mặt của quả Địa Cầu sẽ có bao nhiêu kinh tuyến?

  • A. 361.
  • B. 180.
  • C. 360.
  • D. 181.

Câu 11: Một địa điểm B nằm trên xích đạo và có kinh độ là 600T. Cách viết tọa độ địa lí của điểm đó là:

  • A. 00; 600T.
  • B. 600T; 900N.
  • C. 00; 600Đ.
  • D. 600T; 900B.

 Câu 12: Câu nào sau đây giải thích đúng nhất ý nghĩa các điểm cực của nước ta?

  • A. Nước ta nằm ở vĩ độ 23°23′B – 8°34′ B nên nằm hoàn toàn ở bán cầu Bắc
  • B. Kinh độ của Việt Nam là từ 102°109′Đ đến l09°24′Đ nên nước ta thuộc bán cầu Đông.
  • C. Căn cứ vào các điểm cực Bắc, Nam, Đông, Tây, có thể thấy lãnh thổ Việt Nam kéo dài và hẹp ngang.
  • D.Nước ta nằm hoàn toàn ở Bắc bán cầu và thuộc nửa cầu Đông nên có kiểu khí hậu cận Xích Đạo (do ở gần đường Xích Đạo)

Câu 13: Quan sát quả địa cầu, cho biết vị trí điểm có tọa độ 80°Đ và 30°N nằm ở đâu?

  • A. Ở trên đất liền khu vực Đông Nam Á.
  • B. Trên lãnh thổ châu Âu.
  • C. Thuộc khu vực Nam Phi.
  • D.Trên Ấn Độ Dương.

Câu 14: Bản đồ là:

  • A.Hình vẽ thu nhỏ tương đối chính xác của một khu vực hoặc toàn bộ bề mặt Trái đất.
  • B. Hình vẽ thực tế của một khu vực.
  • C. Hình vẽ của một quốc gia được thu nhỏ lại.
  • D. HÌnh vẽ sơ sài về một khu vực.

Câu 15: Với mỗi phép chiếu bản đồ, lưới kinh vĩ tuyến có đặc điểm:

  • A. Giống nhau.
  • B. Khác nhau.
  • C. Hoàn toàn giống nhau.
  • D. Tương đối khác nhau.

Câu 16: Muốn xác định phương hướng trên bản đồ cần phải dựa vào:

  • A.Các đường kinh, vĩ tuyến.
  • B. Bảng chú giải, tỉ lệ bản đồ.
  • C. Mép bên trái tờ bản đồ.
  • D. Các mũi tên chỉ hướng.

 Câu 17: Đâu không phải là yếu tố cơ bản của bản đồ:

  • A. Kí hiệu bản đồ và chú giải bản đồ.
  • B. Phương hướng trên bản đồ.
  • C. Tỉ lệ bản đồ.                           
  • D. Tọa độ địa lí của một điểm trên bản đồ

Câu 18: Ý nào dưới đây không đúng khi nói về một số lưới kinh vĩ tuyến của bản đồ thế giới:

  • A. Khi vẽ bản đồ, người ta phải chuyển bề mặt cong của Trái đất sang mặt phẳng.
  • B. Khi chuyển bề mặt cong của Trái đất lên mặt phẳng, các lãnh thổ thể hiện trên bản đồ đều bị biến dạng nhất định so với hình dạng thực trên bề mặt Trái đất.
  • C. Các vùng đất được biểu hiện trên bản đồ luôn đúng về diện tích nhưng có thể đúng hoặc sai về hình dạng.
  • D. Khu vực càng xa trung tâm hình chiếu thì sự biến dạng càng rõ rệt.

 Câu 19: Trung Quốc đã có một phát minh vĩ đại để xác định phương hướng, đó là

  • A. Hệ thống radar.
  • B. Ống nhòm.
  • C. La bàn.
  • D. Địa chấn kế.

Câu 20: Muốn tính các khoảng cách trên thực địa (theo đường chim bay) dựa vào tỷ lệ?

  • A. Tỷ lệ số.
  • B. Tỷ lệ thước.
  • C. Cả tỷ lệ thước và tỷ lệ số.
  • D. Chỉ cần đo trên bản đồ.

 Câu 21: Chúng ta có thể diễn tả cảm nhận của mình về địa phương, về cộng đồng xung quanh bằng cách:

  • A. Miêu tả bằng lời.
  • B. Vẽ một bức phác họa khung cảnh.
  • C. Vẽ một sơ đồ về các địa điểm mình yêu thích.
  • D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 22: Lược đồ trí nhớ là:

  • A. Một phương tiện đặc biệt để mô tả hiểu biết của cá nhân về một địa phương.
  • B. Là cảm nhận của cá nhân về không gian xung quanh – một nơi nào đấy mà người đó trải nghiệm.
  • C. Tồn tại trong trí não con người, nhờ thế mà người ta có thể định hướng trong không gian, tìm đường, đi được đến nơi mình muốn đến và trở lại nơi mình muốn trở về mà không cần có bản đồ trong tay hay bất cứ công cụ hỗ trợ nào.
  • D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 23: Một phương tiện đặc biệt để mô tả hiểu biết cá nhân về một địa phương gọi là:

  • A. Sơ đồ trí nhớ.
  • B. Lược đồ trí nhớ.
  • C. Bản đồ trí nhớ.
  • D. Bản đồ không gian.

Câu 24: Lược đồ trí nhớ có ý nghĩa gì?

  • A. Định hướng di chuyển từ nơi này đến nơi khác bằng cách vẽ phác thảo tuyến đường đi.
  • B. Hiểu thế giới xung quanh, sắp xếp không gian và thể hiện lại các đối tượng, phác họa hình ảnh của một địa điểm, hành trình hoặc vùng nào đó.
  • C. Cả A và B đều sai.
  • D. Cả A và B đều đúng.

Câu 25: Việc đầu tiên cần làm khi muốn vẽ lược đồ trí nhớ là:

  • A. Chọn ví trí bắt đầu và kết thúc trên lược đồ trí nhớ.
  • B. Tính khoảng cách giữa hai điểm khởi đầu và kết thúc của lược đồ.
  • C. Hồi tưởng lại không gian cần vẽ với các sự vật, hiện tượng cụ thể.
  • D. Cố gắng vẽ giống người khác. 

Câu 26: Khi vẽ lược đồ một khu vực, cần hồi tưởng lại tổng thể khu vực đó gồm các đối tượng:

  • A. Diện tích.
  • B. Hướng.
  • C. Khoảng cách các đối tượng khác nhau.
  • D.Cả 3 đáp án trên,

Câu 27: Khi vẽ lược đồ trí nhớ về đường đi đầu tiên cần hồi tưởng về:

  • A. Điểm xuất phát và điểm kết thúc của quãng đường.
  • B. Hướng đi chính.
  • C. Khoảng cách giữa điểm xuất phát và kết thúc.
  • D.Cả 3 đáp án trên.

Câu 28: Khi muốn biết về một địa điểm em đã từng tới, em không cần làm việc nào sau đây?

  • A. Kể lại cho bạn nghe.
  • B.Vẽ lại một bức tranh.
  • C. Vẽ một sơ đồ đường đi.
  • D. Dẫn bạn đi tới địa điểm đó

Câu 29: Ý nào sau đây không đúng với thông tin trong bản đồ trí nhớ?

  • A. Khoảng cách từ nhà em đến trường Trạm Y tế là khoảng 1.5 km.
  • B. Nhà em gần Trường THCS hơn trường THPT.
  • C. Để đi từ nhà đến chợ cần đi qua cây xăng.
  • D.Để đi từ nhà đến UBND xã chỉ có 1 cách đi là đi qua trường Tiểu học.

 Câu 30:Hãy sắp xếp lại các ý sau sao cho đúng với thứ tự các bước khi vẽ lược đồ trí nhớ về đường đi từ nhà đến trường học.

1. Hồi tưởng điểm xuất phát và điểm kết thúc.

2. Xác định hướng đi và khoảng cách giữa các điểm mốc.

3. Nhớ lại những điểm mốc chính trên toàn bộ quãng đường.

4. Xác định hướng đi từ điểm xuất phát đến điểm đến.

  • A. 3-2-4-1.
  • B. 4-1-3-2.
  • C.1-4-2-3.
  • D. 2-3-1-4.

Xem thêm các bài Trắc nghiệm địa lí 6 cánh diều, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm địa lí 6 cánh diều chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 6.

Xem Thêm

Lớp 6 | Để học tốt Lớp 6 | Giải bài tập Lớp 6

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 6, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 6 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 6 - cánh diều

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - chân trời sáng tạo

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Tài liệu & sách tham khảo theo chương trình giáo dục cũ