Trắc nghiệm Địa lý 6 cánh diều học kì I (P4)

Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm địa lí 6 cánh diều học kì I. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt..

NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM

Câu 1: "Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng

Ngày tháng mười chưa cười đã tối“.

 Câu ca dao này chỉ đúng trong trường hợp ở đâu?

  • A. Bắc bán cầu
  • B. Nam bán cầu
  • C. Cả hai bán cầu
  • D. Khu vực nhiệt đới

Câu 2:  Hướng tự quay quanh trục của Trái Đất có đặc điểm nào sau đây?

  • A. Thuận theo chiều kim đồng hồ tạo ra hiện tượng 24 giờ.
  • B. Tự quay quanh trục theo hướng từ Đông sang Tây.
  • C. Cùng với hướng chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời.  
  • D. Cùng chiều kim đồng hồ và hướng từ Tây sang Đông.

Câu 3: Vào ngày nào trong năm ở hai nửa bán cầu đều nhận được một lượng ánh sáng và nhiệt như nhau?

  • A. Ngày 22/6 và ngày 22/12.
  • B. Ngày 21/3 và ngày 23/9.
  • C. Ngày 21/6 và ngày 23/12.
  • D. Ngày 22/3 và ngày 22/9.

Câu 4: Sự lệch hướng chuyển động của các vật thể là hệ quả của chuyển động?

  • A.Xung quanh Mặt Trời của Trái Đất
  • B.Tự quay quanh trục của Trái Đất
  • C.Xung quanh các hành tinh khác của Trái Đất
  • D.Tịnh tiến của Trái Đất

Câu 5: Trong thực tế có mấy phương hướng chính

  • A. 4
  • B. 6
  • C. 8
  • D. 2

Câu 6:  Ở bán cầu Bắc, chịu tác động của lực Côriôlit, gió Bắc sẽ bị lệch hướng trở thành hướng nào sau đây?

  • A. Đông Bắc.
  • B. Đông Nam.
  • C. Tây Bắc.
  • D. Tây Nam.

Câu 7: Dựa vào hướng Mặt Trời mọc xác định được hướng nào sau đây?

  • A. Tây.
  • B. Nam.
  • C. Đông.
  • D. Bắc.

Câu 8: Hành tinh nào cách xa mặt trời nhất?

  • A. Hải Vương Tinh
  • B. Thiên Vương Tinh
  • C. Thủy Tinh
  • D. Thổ Tinh

Câu 9:  Các hình dáng đặc thù của thân cây cao trong khu rừng rậm luôn có chiều hướng về hướng nào?

  • A. Nam
  • B. Đông
  • C. Tây
  • D. Bắc

Câu 10: Mặt Trời và 8 hành tinh chuyển động xung quanh nó còn được gọi là

  • A. Thiên hà.
  • B. Hệ Mặt Trời.
  • C. Trái Đất.
  • D. Dải ngân hà.

Câu 11:  Thuyết kiến tạo mảng, khi hai địa mảng xô vào nhau thì ở chỗ tiếp xúc của chúng thường hình thành?

  • A.các dãy núi ngầm.
  • B.các dãy núi trẻ cao.
  • C.đồng bằng.
  • D.cao nguyên.

Câu 12: Trái đất đứng ở vị trí thứ mấy tính theo khoảng cách xa dần Mặt Trời?

  • A. 1
  • B. 2
  • C. 3
  • D. 4

Câu 13: Bộ phận nào sau đây không phải của núi lửa?

  • A. Cửa núi.
  • B. Miệng.
  • C. Dung nham.
  • D. Mắc-ma.

Câu 14: Dựa vào đâu khi đọc bản đồ ta xác định được các đối tượng địa lí?

  • A. sử dụng hình ảnh thật của chúng.
  • B. sử dụng hình vẽ của chúng.
  • C. sử dụng hệ thống các kí hiệu.
  • D. viết tên của chúng trên bản đồ.

Câu 15: Trạng thái vật chất từ quánh dẻo đến lỏng là đặc điểm của lớp?

  • A.vỏ Trái Đất
  • B.lớp trung gian.
  • C.lõi Trái Đất.
  • D.vỏ lục địa.

Câu 16:  Trong các tỉ lệ bản đồ sau đây, tờ bản đồ nào có mức độ chi tiết cao nhất?

  • A. 1: 3.500.
  • B. 1: 50.000.
  • C. 1: 15.000.
  • D. 1: 100.000.

Câu 17:  Hiện tượng mài mòn do sóng biển thường tạo nên các dạng địa hình nào sau đây?

  • A. Cột đá, vịnh biển và đầm phá.
  • B. Hàm ếch sóng vỗ, nền mài mòn.  
  • C. Các cửa sông và bãi bồi ven biển.
  • D. Các vịnh biển có dạng hàm ếch.

Câu 18: Nhận định nào dưới đây không đúng về vai trò của bản đồ trong học tập Địa lí?

  • A. Dựa vào bản đồ ta có thể xác định được vị trí địa lí của một điểm trên bề mặt đất.
  • B. Bản đồ không thể hiện mối quan hệ giữa các đối tượng địa lí.
  • C. Bản đồ có thể thể hiện sự phân bố các thành phần tự nhiên, kinh tế - xã hội (điểm dân cư, núi, sông).
  • D. Bản đồ có thể thể hiện hình dạng, quy mô cùa các lục địa trên thế giới.

Câu 19: Dạng địa hình được hình thành do quá trình ngoại lực là?

  • A. các hang động caxtơ
  • B. đỉnh núi cao.
  • C. núi lửa.
  • D. vực thẳm dưới đáy đại dương.

Câu 20: Lược đồ trí nhớ tồn tại ở trong

  • A. Các mạng xã hội.
  • B. Sách điện tử, USB.
  • C. Sách, vở trên lớp.
  • D. Trí não con người.

Câu 21: Ngoại lực và nội lực tạo ra các dạng địa hình trên bề mặt có đặc điểm nào sau đây?

  • A. Hai lực giống nhau và tác động đồng thời nhau.
  • B. Hai lực đối nghịch nhau, tác động đồng thời nhau. 
  • C. Hai lực đối nghịch nhau, tác động luân phiên nhau.
  • D. Hai lực giống nhau, không tác động đồng thời nhau.

Câu 22: Lược đồ trí nhớ về không gian rộng lớn hơn hoặc về nơi ta chưa đến là gì?

  • A. Khi học địa lí Việt Nam hay thế giới - Những tri thức về không gian và sự phân bố các đối tượng địa lí, một thuộc tính của chúng, được lưu trữ trong trí nhớ của cá nhân dưới dạng lược đồ trí nhớ.
  • B. Lược đồ trí nhớ là cảm nhận của cá nhân về không gian xung quanh - một nơi nào đấy - người đó đã trải nghiệm.
  • C. Tồn tại trong trí não con người.
  • D. Cả 3 đáp án trên

Câu 23: Dựa vào nguyên nhân hình thành, người ta phân các đồng bằng ra mấy loại chính?

  • A. 4 loại.
  • B. 5 loại.
  • C. 2 loại. 
  • D. 3 loại. 

Câu 24: Lược đồ trí nhớ là gì?

  • A. Lược đồ trí nhớ là cảm nhận của cá nhân về một nơi nào đấy
  • B. Lược đồ trí nhớ là cảm nhận của cá nhân về không gian xung quanh
  • C. Lược đồ trí nhớ là những gì người đó đã trải nghiệm được nhớ lại.
  • D. Cả 3 đáp án trên

Câu 25: Ở nước ta, các cao nguyên ba-dan tập trung chủ yếu ở vùng nào sau đây?

  • A. Tây Bắc.
  • B. Bắc Trung Bộ.
  • C. Đông Bắc.
  • D. Tây Nguyên.

Câu 26:  Bản đồ có các dạng biểu hiện của tỉ lệ?

  • A. Tỉ lệ số và tỉ lệ thức.
  • B. Tỉ lệ khoảng cách và tỉ lệ thước.
  • C. Tỉ lệ thức và tỉ lệ khoảng cách.
  • D. Tỉ lệ thức và tỉ lệ khoảng cách.

Câu 27:  Hãy cho biết loại khoáng sản nào dùng làm nhiên liệu cho công nghiệp năng lượng, nguyên liệu cho công nghiệp hoá chất?

  • A. Kim loại.
  • B. Phi kim loại.
  • C. Năng lượng.
  • D. Vật liệu xây dựng.

Câu 28:  Trung Quốc đã có một phát minh vĩ đại để xác định phương hướng, đó là

  • A. Thuốc nổ.
  • B. Giấy.
  • C. La bàn.
  • D. Địa chấn kế.

Câu 29: Ở nước ta, các loại khoáng sản than tập trung chủ yếu ở

  • A. Tây Bắc.
  • B. Bắc Trung Bộ.
  • C. Tây Nguyên.
  • D. Đông Bắc.

Câu 30: Kinh độ của một điểm là gì?

  • A. Kinh độ của một điểm là khoảng cách tính bằng góc, từ kinh tuyến đi qua điểm đó đến kinh tuyến gốc.
  • B. Kinh độ của một điểm là khoảng cách tính bằng độ, từ kinh tuyến đi qua điểm đó đến kinh tuyến gốc.
  • C. Kinh độ của một điểm là đường tính bằng độ, từ kinh tuyến không đi qua điểm đó đến kinh tuyến gốc.
  • D. Kinh độ của một điểm là khoảng cách tính bằng độ, từ kinh tuyến đi qua điểm đó đến kinh tuyến khác.

Câu 31: Hiện tượng nào sau đây là do tác động của ngoại lực?

  • A. Núi lửa.
  • B. Đứt gãy.
  • C. Bồi tụ. 
  • D. Uốn nếp.

Câu 32: Những vòng tròn trên quả Địa Cầu vuông góc với các kinh tuyến là các đường

  • A. Vĩ tuyến.
  • B. Chí tuyến Bắc.
  • C. Xích đạo.
  • D. Chí tuyến Nam.

Câu 33: Trên bề mặt Trái Đất có bao nhiêu vành đai khí áp?

  • A. 5.
  • B. 6.
  • C. 7.
  • D. 8.

Câu 34:  Kinh tuyến đi qua đài thiên văn Grin-uýt ở ngoại ô thành phố Luân Đôn gọi là gì?

  • A. kinh tuyến Đông.
  • B. kinh tuyến Tây.
  • C. kinh tuyến 1800
  • D. kinh tuyến gốc

Câu 35:  Tầng khí quyển nằm sát mặt đất là?

  • A.Tầng đối lưu
  • B.Tầng Ion nhiệt
  • C.Tầng cao của khí quyển
  • D.Tầng bình lưu

Câu 36: Khi học tập môn Địa Lí các em sẽ tìm hiểu về gì?

  • A.Đối tượng địa lí
  • B.Hiện tượng địa lí
  • C.Thời gian xảy ra hiện tượng địa lí
  • D.Cả A và B

Câu 37: Dựa vào tiêu chí nào sau đây để đặt tên cho các khối khí?

  • A. Khí áp và độ ẩm khối khí.
  • B. Nhiệt độ và bề mặt tiếp xúc.
  • C. Độ ẩm và nhiệt độ khối khí.
  • D. Đặc tính và bề mặt tiếp xúc.

Câu 38: Có kiến thức tốt về môn địa lí sẽ giúp chúng ta?

  • A.Tiến hành các hoạt động sản xuất an toàn hơn
  • B.tránh thiệt hại do thiên tai.
  • C.Cả A và B đúng
  • D.giải quyết các tình huống thực tiễn.

Câu 39: Khí hậu nước ta chịu ảnh hưởng mạnh mẽ nhất của gió nào?

  • A.Gió mùa
  • B.Gió Tín phong
  • C.Gió Đất
  • D.Gió biển

Câu 40: Các mối liên hệ và quan hệ giữa các đối tượng địa lí được gọi là các quan hệ

  • A. nhân - quả.
  • B. thống nhất.
  • C. chặt chẽ.
  • D. liên kết.

Xem thêm các bài Trắc nghiệm địa lí 6 cánh diều, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm địa lí 6 cánh diều chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 6.

Xem Thêm

Lớp 6 | Để học tốt Lớp 6 | Giải bài tập Lớp 6

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 6, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 6 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 6 - cánh diều

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - chân trời sáng tạo

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Tài liệu & sách tham khảo theo chương trình giáo dục cũ