Câu 1: Các vĩ tuyến được xác định dựa vào:
- A. Vĩ độ.
- B. Xích đạo.
-
C. Vĩ tuyến gốc.
- D. Vĩ tuyến Nam.
Câu 2: Đường kinh tuyến gốc 00 đi qua đài thiên văn Grin-uýt thuộc quốc gia:
- A. Đức.
- B. Nga.
-
C.Anh.
- D. Ý.
Câu 3: Các kinh tuyến nằm bên trái kinh tuyến gốc được gọi là kinh tuyến:
- A. Đông.
-
B.Tây.
- C. Nam.
- D. Bắc.
Câu 4: Vĩ tuyến gốc là:
- A. Chí tuyến Bắc.
- B. Chí tuyến Nam.
-
C.Xích đạo.
- D. Hai vòng cực.
Câu 5: Kinh tuyến là:
- A. Nửa đường thẳng nối hai cực trên bề mặt quả Địa Cầu
- B. Một đường tròn nối hai cực trên bề mặt quả Địa Cầu
-
C.Nửa đường tròn nối hai cực trên bề mặt quả Địa Cầu
- D. Một đường thẳng nối hai cực trên bề mặt quả Địa Cầu
Câu 6: Kinh độ của một điểm là:
- A. Khoảng cách tính bằng độ từ kinh tuyến đi qua điểm đó cho tới cực Bắc.
- B. Khoảng cách tính bằng độ từ kinh tuyến đi qua điểm đó cho tới cực Nam.
-
C. Khoảng cách tính bằng độ từ kinh tuyến gốc đến kinh tuyến đi qua địa điểm đó.
- D. Khoảng cách tính bằng độ từ kinh tuyến đi qua điểm đó cho tới vĩ tuyến gốc.
Câu 7: Ý nào dưới đây không đúng khi nói về tọa độ đị lí của một điểm trên bản đồ:
- A. Tọa độ địa lí của một điểm trên bản đồ được xác định bằng vĩ độ và kinh độ của điểm đó.
-
B. Cách viết tọa độ của một điểm (điểm C) như sau: C (kinh độ, vĩ độ).
- C. Vị trí của một điểm trên quả Địa Cầu được xác định tại điểm cắt nhau của đường vĩ tuyến và đường kinh tuyến đi qua điểm đó.
- D. Các vĩ tuyến ở phía Bắc xích đạo có vĩ độ bắc.
Câu 8: Vĩ tuyến gốc là vĩ tuyến:
-
A.0o
- B. 66o33’
- C. 23o27’
- D. 90o
Câu 9: Cho điểm A (60oB, 35oT), điểm này nằm ở:
- A. Bán cầu Bắc và nửa cầu Đông.
- B. Bán cầu Nam và nửa cầu Đông.
-
C.Bán cầu Bắc và nửa cầu Tây
- D. Bán cầu Bắc và nửa cầu Đông
Câu 10: Điểm cực Đông của nước ta nằm ở tỉnh nào? Tọa độ bao nhiêu?
- A. Xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang: 23°23'B, 105o20’Đ
- B. Xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau: 8°34B, 104o40’ Đ
- C. Xã Sín Thầu, huyện Mường Tè, tỉnh Điện Biên: 22o22’B, 102o09’Đ
-
D.Xã Vạn Thành, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa:12o40’B, 109°24'Đ
Câu 11: Số lượng kinh tuyến phải vẽ nếu cách 20o vẽ một kinh tuyến là:
- A. 32
- B. 34
-
C.36
- D. 38
Câu 12: Hiện nay, bản đồ được sử dụng trong:
- A. Cuộc sống hàng ngày.
- B. Điều hành công việc của các công ty.
- C. Quản lí xã hội của các quốc gia.
-
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 13: Dựa trên yếu tố nào để các chuyên gia lựa chọn phép chiếu trên bản đồ phù hợp:
- A. Vị trí lãnh thổ.
- B. Theo yêu cầu, mục đích của việc xây dựng bản đồ.
- C. Quy mô và hình dạng lãnh thổ.
-
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 14: Kí hiệu bản đồ không chưa đựng nội dung phản ánh về:
- A. Vị trí, phân bố trong không gian.
- B. Số lượng trong không gian.
-
C. Mức độ thu nhỏ khoảng cách trong không gian.
- D. Sự phát triển trong không gian.
Câu 15: Người ra dùng các kí hiệu để thể hiện:
-
A. Đối tượng địa lý.
- B. Đối tượng.
- C. Sự vật.
- D. Hiện tượng.
Câu 16: Với cùng một vị trí địa lí trên Trái Đất nhưng lại có các bản đồ khác nhau là do:
- A. Cách vẽ của từng tác giả.
- B. Có kinh vĩ tuyến khác nhau.
- C. Mặt phẳng giấy khác nhau.
-
D. Các phép chiếu khác nhau.
Câu 17: Khi chuyển mặt cong của địa cầu ra mặt phẳng của giấy, các bản đồ thu được:
- A. Kết quả đúng tương đối.
- B. Kết quả tuyệt đối.
-
C. Kết quả bị sai số.
- D. A, B đúng.
Câu 18: Ý nào dưới đây không đúng khi nói về kí hiệu bản đồ và chú giải bản đồ:
- A. Đối với bản đồ đen trắng, người ta dùng sắc độ đậm nhạt, các nét kẻ hoặc các cách thể hiện khác nhau để thay thế.
- B. Hệ thống kí hiệu trên bản đồ được coi là ngôn ngữ đặc biệt của bản đồ.
- C. Chú giải bản đồ gồm hệ thống kí hiệu và giải thích ý nghĩa của các kí hiệu đó để người sử dụng đọc được nội dung bản đồ.
-
D. Cần xem hình thức của bản đồ trước khi đọc nội dung bản đồ.
Câu 19: Đối tượng địa lí nào dưới đây không dùng kí hiệu điểm:
-
A. Đường ô tô, số đường.
- B. Sân bay.
- C. Cảng biển.
- D. Thành phố.
Câu 20: So với các nước nằm trong bán đảo Đông Dương thì nước ta nằm ở hướng:
-
A. Đông.
- B. Bắc.
- C. Nam.
- D. Tây.
Câu 21: Người ta chia bản đồ ra làm hai nhóm nào sau đây?
-
A.Bản đồ địa lí chung và bản đồ địa lí chuyên đề.
- B. Bản đồ địa lí thế giới và bản đồ địa lí các khu vực.
- C. Bản đồ địa lí giáo khoa và tập bản đồ Atlat địa lí.
- D. Bản đồ địa lí chuyên đề và bản đồ địa lí Việt Nam.
Câu 22: Khi vẽ lược đồ trí nhớ ra giấy, điều quan trong là:
-
A. Chỉ vẽ ra những đối tượng địa lí mà người đó nhớ và cho là chính xác.
- B. Vẽ tất cả các đối tượng địa lí mà người đó nhớ và không nhớ rõ.
- C. Cần phải vẽ giống người khác.
- D. Vẽ những gì trong trí nhớ của mình.
Câu 23: Những tri thức nào của cá nhân được lưu giữ dưới dạng lược đồ trí nhớ?
- A. Sự phân bố của các đối tượng địa lí.
- B. Một số thuộc tính của các đối tượng địa lí.
- C. Không gian của các đối tượng địa lí.
-
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 24: Ý nào dưới đây không đúng khi nói về việc sử dụng lược đồ trí nhớ trong cuộc sống và học tập:
-
A. Một người có những lược đồ trí nhớ phong phú về các vùng đất đang sống sẽ sử dụng không gian sống hiệu quả hơn.
- B. Khi có lược đồ trí nhớ về một không gian sống phong phú hơn, bản thân sẽ thấy không gian đó ý nghĩa hơn, sẽ gắn bó hơn với vùng đất ấy, nhất là sau này khi đi xa.
- C. Sống ở địa phương thì không cần dành thời gian khám phá những di tích lịch sử, danh thắng, các làng nghề, công trình kiến trúc tiêu biểu,…Chỉ cần tìm hiểu ở những địa phương, vùng đất mới.
- D. Trong học tập, lược đồ trí nhớ giúp chúng ta học Địa lí thú vị hơn nhiều, kiến thức địa lí vững chắc hơn về khả năng vận dụng vào cuộc sống cũng đa dạng hơn.
Câu 25: Đặc điểm nào dưới đây không đúng khi nói về mục đích sử dụng lược đồ trí nhớ trong học tập Địa lí?
- A. Giúp cho quá trình học tập thú vị hơn.
- B. Có kiến thức địa lí vững chắc hơn.
- C. Tăng khả năng vận dụng kiến thức vào cuộc sống.
-
D.Sử dụng để luyện tập các bài học.
Câu 26: Vị trí bắt đầu trong lược đồ trí nhớ là gì?
- A. Là vị trí đứng của bản thân
- B. Là vị trí cuối bản đồ
-
C.Là địa điểm/khu vực em chọn để vẽ lược đồ.
- D. Đáp án khác.
Câu 27: Lược đồ trí nhớ tồn tại ở trong:
- A. Các mạng xã hội.
- B. Sách điện tử, USB.
- C. Sách, vở trên lớp.
-
D. Trí não con người.
Câu 28: “Sắp xếp không gian: Suy nghĩ về tất cả những hình ảnh em có về nơi đó và sắp xếp chúng lại với nhau trong tư duy của mình” là bước thứ mấy khi tiến hành vẽ lược đồ trí nhớ?
- A. Bước 1.
-
B. Bước 2.
- C. Bước 3.
- D. Bước 4.
Câu 29: Đâu là thứ tự đúng khi tiến hành vẽ lược đồ trí nhớ?
- A. (1) chọn vị trí bắt đầu, (2) Hình dung, (3) sắp xếp không gian
-
B. (1) Hình dung, (2) sắp xếp không gian, (3) chọn vị trí bắt đầu.
- C. (1) chọn vị trí bắt đầu, (2) sắp xếp không gian, (3) Hình dung
- D. Đáp án khác
Câu 30: Bằng phương pháp chiếu đồ các đường kinh tuyến và các đường vĩ tuyến là 2 đường thẳng song song nên càng về 2 cực sẽ:
- A. Càng ít sai lệch.
- B. Sai số.
- C. Đúng như ban đầu.
-
D.Sai lệch càng lớn.