NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Nơi nào trên Trái Đất quanh năm có ngày và đêm dài như nhau?
- A. Các địa điểm nằm trên 2 vòng cực.
- B. Ở 2 cực và vùng ôn đới.
- C. Các địa điểm nằm trên 2 chí tuyến.
-
D. Các địa điểm nằm trên Xích đạo.
Câu 2: Tại sao trong khoảng thời gian từ 21 – 3 đến 23 – 9 ở bán cầu Bắc có ngày dài hơn đêm?
- A. Bán cầu Bắc là mùa xuân và mùa hạ.
- B. Vận tốc chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời giảm đi.
-
C. Bán cầu Bắc ngả về phía Mặt Trời.
- D. Bán cầu Bắc chếch xa Mặt Trời.
Câu 3: Trong khi chuyển động quanh Mặt Trời, Trái Đất luôn có trạng thái?
- A. giữ nguyên độ nghiêng và thay đổi hướng nghiêng của trục.
-
B. giữ nguyên độ nghiêng và hướng nghiêng của trục không thay đổi.
- C. thay đổi độ nghiêng và hướng nghiêng của trục.
- D. thay đổi độ nghiêng và giữ nguyên hướng nghiêng của trục
Câu 4: Trong các hệ quả của chuyển động tự quay quanh trục, có ý nghĩa nhất đối với sự sống là hệ quả nào sau đây?
- A. Hiện tượng mùa trong năm.
- B. Sự lệch hướng chuyển động.
- C. Giờ trên Trái Đất.
-
D. Sự luân phiên ngày đêm.
Câu 5: Xác định phương hướng dựa vào phần khuyết của trăng, vào những ngày trước rằm theo lịch âm (Từ ngày 1 đến ngày 14) phần khuyết của trăng sẽ chỉ về hướng?
- A. Tây
-
B. Đông
- C. Nam
- D. Bắc
Câu 6: Vì sao bề mặt Trái Đất luôn có một nửa được Mặt Trời chiếu sáng là ngày và một nửa không được chiếu sáng là đêm?
- A.Trái Đất tự quay quanh trục.
- B. Trục Trái Đất nghiêng.
- C.Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời.
-
D.Trái Đất có dạng hình khối cầu.
Câu 7: Dựa vào hướng Mặt Trời lặn xác định được hướng nào sau đây?
-
A. Tây.
- B. Đông.
- C. Bắc.
- D. Nam.
Câu 8: Sự chuyển động của Trái Đất quay quanh trục không tạo ra hiện tượng nào sau đây?
- A. Giờ giấc mỗi nơi mỗi khác.
-
B. Hiện tượng mùa trong năm.
- C. Ngày đêm nối tiếp nhau.
- D. Sự lệch hướng chuyển động.
Câu 9: Trên vòng đo độ ở La bàn hướng Nam chỉ
- A. 900
- B. 270
- C. 1800
- D. 3600
Câu 10: Hành tinh đứng đầu tiên trong Hệ Mặt Trời là
- A. Sao Kim.
-
B. Sao Thủy.
- C. Trái Đất.
- D. Sao Hỏa.
Câu 11: Việt Nam nằm trên lục địa nào sau đây?
- A. Bắc Mĩ.
-
B. Á - Âu.
- C. Nam Mĩ.
- D. Nam Cực.
Câu 12: Trái Đất có diện tích bề mặt là bao nhiều?
- A. Gần bằng 510 km2
- B. Hơn 410 km2
-
C. Hơn 510 km2
- D. Hơn 610 km2
Câu 13: Khi hai mảng tách xa nhau sẽ xảy ra hiện tượng nào sau đây?
- A. Các dãy núi cao, núi lửa và bão hình thành.
- B. Động đất, núi lửa và lũ lụt xảy ra nhiều nơi.
- C. Bão lũ, mắc ma phun trào diễn ra diện rộng.
-
D. Mắc ma trào lên và tạo ra các dãy núi ngầm.
Câu 14: Nguyên nhân chủ yếu trên Trái Đất lại tồn tại sự sống là do
- A. Dạng hình cầu và thực hiện nhiều chuyển động.
-
B. Khoảng cách phù hợp từ Trái Đất đến Mặt Trời.
- B. Kích thước rất lớn để nhận ánh sáng từ Mặt Trời.
- D. Sự phân bố xen kẽ nhau của lục địa và đại dương.
Câu 15: Lớp vỏ Trái Đất có trạng thái gì?
-
A.Rắn chắc.
- B.Quánh dẻo.
- C.Lỏng ở ngoài, rắn ở trong.
- D.Quánh dẻo đến lỏng.
Câu 16: Theo anh chị một bản đồ được gọi là hoàn chỉnh, đầy đủ khi
- A. có màu sắc và kí hiệu.
- B. có bảng chú giải.
-
C. có đầy đủ thông tin, kí hiệu, tỉ lệ, bảng chú giải.
- D. có mạng lưới kinh, vĩ tuyến.
Câu 17: Đâu không phải là tác động của nội lực?
- A. sinh ra đồi núi, các lớp đá uốn nếp.
- B. sinh ra động đất và núi lửa.
-
C. sinh ra các đồng bằng châu thổ.
- D. làm cho mặt đất nâng lên hạ xuống.
Câu 18: Một phương tiện đặc biệt để mô tả hiểu biết cá nhân về một địa phương gọi là
- A. Bản đồ địa hình.
-
B. Lược đồ trí nhớ.
- C. Bản đồ cá nhân.
- D. Bản đồ không gian.
Câu 19: Nguồn năng lượng sinh ra nội lực chủ yếu là
-
A. Năng lượng trong lòng Trái Đất.
- B. Năng lượng từ các vụ thử hạt nhân.
- C. Năng lượng của bức xạ mặt trời.
- D. Năng lượng từ biển và đại dương.
Câu 20: Cần làm gì để đọc được bản đồ?
- A. Xem chú thích
- B. Hiểu được các yếu tố cần thiết của bản đồ
- C. Xem tên bản đồ
-
D. A và B đúng
Câu 21: Tác động của nội lực đến địa hình bề mặt Trái Đất được thể hiện qua?
-
A. Các hiện tượng đứt gãy, uốn nếp, động đất, núi lửa.
- B. Hiện tượng băng tan ở hai cực.
- C. Quá trình phong hóa lí học và hóa học.
- D. Hiện tượng xói mòn, sạt lở đất ở miền núi, bồi tụ ở đồng bằng.
Câu 22: Lược đồ trí nhớ của hai người về một địa điểm có đặc điểm nào sau đây?
-
A. Khác nhau hoàn toàn.
- B. Giống nhau hoàn toàn.
- C. Khó xác định được.
- D. Không so sánh được.
Câu 23: Theo anh chị hai đồng bằng châu thổ lớn nhất, nhì nước ta là các đồng bằng?
- A. Sông Thái Bình, sông Đà
- B. Sông Cả, sông Đà Nẵng
-
C. Sông Cửu Long, sông Hồng
- D. Sông Mã, sông Đồng Nai
Câu 24: Tỉ lệ bản đồ có tỉ số luôn là 1, vậy có nghĩa là?
-
A. Mẫu số càng nhỏ thì tỉ lệ bản đồ càng lớn.
- B. Mẫu số càng nhỏ thì tỉ lệ bản đồ càng bé.
- C. Mẫu số càng nhỏ thì tỉ lệ bản đồ trung bình.
- D. Mẫu số càng nhỏ thì tỉ lệ bản đồ cực bé.
Câu 25: Dựa vào thời gian hình thành, núi được chia làm
- A. Núi cao và núi thấp.
-
B. Núi già và núi trẻ.
- C. Núi thấp và núi trẻ.
- D. Núi cao và núi già.
Câu 26: Theo quy ước đầu bên phải trái của vĩ tuyến chỉ hướng nào sau đây?
-
A. Tây.
- B. Đông.
- C. Bắc.
- D. Nam.
Câu 27: Đỉnh núi phan-xi-păng cao 3143m. Ngọn núi này thuộc
- A. Núi thấp.
- B. Núi già.
-
C. Núi cao.
- D. Núi trẻ.
Câu 28: Muốn tính các khoảng cách trên thực địa (theo đường chim bay) dựa vào tỷ lệ?
-
A. Tỷ lệ số
- B. Tỷ lệ thước
- C. Cả tỷ lệ thước và tỷ lệ số
- D. Chỉ cần đo trên bản đồ
Câu 29: Mỏ khoáng sản nhiên liệu là
-
A. Dầu mỏ.
- B. Đồng.
- C. Titan.
- D. Mangan.
Câu 30: Quả Địa Cầu là mô hình thu nhỏ của
- A. Mặt Trời.
-
B. Trái Đất.
- C. Sao Thủy.
- D. Sao Kim.
Câu 31: Khi đọc lược đồ địa hình tỉ lệ lớn người ta căn cứ vào đâu để tính độ cao của các địa điểm?
- A.Đường ranh giới
-
B.Đường đồng mức
- C.Đỉnh núi
- D.Cả 3 đáp án trên
Câu 32: Kinh tuyến đi qua đài thiên văn Grin-uýt ở ngoại ô thành phố Luân Đôn (nước Anh) gọi là
- A. Kinh tuyến Đông.
- B. Kinh tuyến Tây.
- C. Kinh tuyến 1800
-
D. Kinh tuyến gốc.
Câu 33: Núi trẻ không có đặc điểm nào sau đây?
- A. Sườn dốc.
- B. Đỉnh cao nhọn.
-
C. Đỉnh tròn.
- D. Thung lũng sâu.
Câu 34: Đầu trên kinh tuyến chỉ hướng nào?
-
A. Bắc
- B. Đông
- C. Nam
- D. Tây
Câu 35: Khối khí lạnh hình thành ở vùng nào sau đây?
- A. Vùng vĩ độ thấp.
-
B. Vùng vĩ độ cao.
- C. Biển và đại dương.
- D. Đất liền và núi.
Câu 36: Hiện tượng nào sau đây là hiện tượng tự nhiên?
- A. Công nhân xây nhà.
- B. Xẻ núi làm đường.
-
C. Động đất làm nhà đổ.
- D. Đổ đất lấp bãi biển.
Câu 37: Nguyên nhân sinh ra gió là do?
- A.Sự hoạt động của hoàn lưu khí quyển
-
B.Sự phân bố xem kẽn của các đai áp
- C.Sự tác động của con người
- D.Sức hút của trọng lực Trái Đất
Câu 38: Khi học địa lí cần có những kĩ năng nào?
- A.- Kĩ năng tổ chức học tập ở thực địa. - Kĩ năng khai thác thông tin trên internet phục vụ học tập.
-
B.- Kĩ năng tổ chức học tập ở thực địa. - Kĩ năng khai thác thông tin trên internet phục vụ học tập. - Sử dụng các công cụ học tập và tìm hiểu địa lí
- C.- Sử dụng các công cụ học tập và tìm hiểu địa lí
- D.- Sử dụng bản đồ. - Phân tích biểu đồ và các số liệu thống kê.
Câu 39: Dựa vào đặc tính của lớp khí, người ta chia khí quyển thành mấy tầng?
-
A. 3 tầng.
- B. 4 tầng.
- C. 2 tầng.
- D. 5 tầng.
Câu 40: Để xác định hướng khi đang ở ngoài thực địa, chúng ta sử dụng công cụ nào sau đây?
-
A. Địa bàn.
- B. Sách, vở.
- C. Khí áp kế.
- D. Nhiệt kế.