[Cánh diều] Trắc nghiệm địa lí 6 chương 2: Trái đất - Hành tinh hệ mặt trời (P1)

Củng cố kiến thức và ôn luyện đề thi dạng trắc nghiệm địa lí 6 chương 2: Trái đất - Hành tinh hệ mặt trời sách cánh diều. Học sinh ôn luyện bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Ở cuối bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Hãy kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Vũ trụ là:

  • A. Khoảng không gian vô cùng tận.
  • B. Vô số hệ Thiên hà.
  • C. Cả A và B đều sai.
  • D. A và B đều đúng

Câu 2: Dải Ngân hà là:

  • A. Khoảng không gian vô cùng vô tận.
  • B. Chứa Mặt trời và các hành tinh của nó (tức hệ Mặt trời).
  • C. Chứa các hành tinh của nó.
  • D. Vô số hệ Thiên hà.

Câu 3: Nằm ở trung tâm của hệ Mặt trời là:

  • A. Mặt trời.
  • B. Mặt trăng.
  • C. Trái đất.
  • D. Thủy tinh.

Câu 4: Mặt Trời và các hành tinh chuyển động xung quanh nó tạo thành:

  • A. Thiên hà.
  • B. Hệ Mặt Trời.
  • C. Trái Đất.
  • D. Dải ngân hà.

Câu 5: Ý nào dưới đây không đúng khi nói về Mặt trời:

  • A. Khối lượng của Mặt trời chiếm tới 99,8% khối lượng của toàn bộ Hệ Mặt trời.                                                                                                                    
  • B. Khối lượng lớn và lực hấp dẫn của Mặt trời đã làm cho các hành tinh chuyển động xunh quanh nó, tạo nên Hệ Mặt trời.
  • C. Là một ngôi sao nhỏ, tự phát ra ánh sáng.
  • D. Nằm ở trung tâm của Hệ Mặt trời.

Câu 6: Ý nào dưới đây không đúng khi nói về Hệ Mặt trời:

  • A. Nằm ở trung tâm của Hệ Mặt trời là Mặt trời.
  • B. Trong các hành tinh của Hệ Mặt trời chỉ dó duy nhất Trái đất là có sự sống.
  • C. Mặt trăng là vệ tinh tự nhiên, duy nhất của Trái đất.
  • D. Chuyển động xung quanh Mặt trời là tám hành tinh theo quỹ đạo tròn.

Câu 7: Hành tinh duy nhất trong hệ Mặt Trời có sự sống là:

  • A. Trái Đất.
  • B. Kim tinh.
  • C. Mặt Trăng.
  • D. Thủy tinh.

Câu 8: Các nhà du hành vũ trụ trên tàu nào đã chụp được ảnh Trái Đất là hình cầu?

  • A. A-pô-lô 19.
  • B. A-pô-lô 16.
  • C. A-pô-lô 18.
  • D. A-pô-lô 17.

Câu 9: Để thuyết phục người khác rằng: Trái Đất có dạng hình khối cầu, em có thể sử dụng các dẫn chứng nào sau đây:

  • A. Ảnh chụp Trái Đất tự vệ tinh.
  • B. Bóng Trái Đất che Mặt Trăng vào đêm nguyệt thực.
  • C. Sơ đồ hệ Mặt Trời
  • D.Cả A và B.

 Câu 10: Khi đứng ở bờ quan sát một con tàu từ xa vào bờ, đầu tiên ta chỉ nhìn thấy ống khói, sau đó là một phần thân tàu, cuối cùng ta mới nhìn thấy toàn bộ con tàu. Dựa vào kiến thức đã học, em hãy cho biết lí giải nào sau đây là đúng:

  • A. Vì Trái Đất quay quanh Mặt Trời.
  • B. Vì Trái Đất vừa quay quanh Mặt Trời vừa tự quay quanh trục nên hướng di chuyển của các vật thể trên bề mặt Trái Đất có những đặc tính riêng.
  • C. Vì bề mặt Trái Đất có hình cầu thuyền đang di chuyển trên bề mặt hình cầu, không phải một mặt phẳng.
  • D. Do những yếu tố chi phối tầm nhìn trên biển.

Câu 11: Đặc điểm nào sau đây không đúng về chuyển động của trái đất quanh mặt trời

  • A. Hướng quay từ tây sang đông
  • B. Thời gian quay hết một vòng là 365 ngày 6 giờ
  • C.Quỹ đạo chuyển động là hình cầu.
  • D. Trong khi quay, trái đất luôn giữ hướng nghiêng không đổi

Câu 12: Vùng nội chí tuyến là vùng nằm:

  •    A. Từ vòng cực đến cực.
  •    B. Giữa hai chí tuyến.
  •    C. Giữa hai vòng cực.
  •    D. Giữa chí tuyến và vòng cực.

Câu 13: Chuyển động tịnh tiến là:

  • A. Trái Đất tự quay quanh trục, vừa chuyển động quanh mặt trời và thay đổi hướng nghiêng
  • B. Trái đất chỉ quay quanh trục
  • C. Trái đất chỉ thực hiện chuyển động quanh mặt trời
  • D. Trái đất thực hiện cả hai chuyển động quanh trục và quanh mặt trời, giữ nguyên hướng nghiêng

 Câu 14: Nhận định nào dưới đây không đúng về lực Cô-ri-ô-lít.

  • A. Ở bán cầu Bắc, vật thể chuyển động bị lệch về bên phải.
  • B. Các con sông ở bán cầu Nam thường bị lở ở bờ trái.
  • C.Lực Cô-ri-ô-lít ở bán cầu Nam yếu hơn bán cầu Bắc.
  • D. Lực Cô-ri-ô-lít tác động đến mọi vật thể chuyển động trên Trái Đất.

Câu 15: Trong các hệ quả của chuyển động tự quay quanh trục, có ý nghĩa nhất đối với sự sống là hệ quả:

  • A. Sự luân phiên ngày đêm
  • B. Giờ trên Trái Đất.
  • C. Sự lệch hướng chuyển động của các vật thể.
  • D. Hiện tượng mùa trong năm.

Câu 16: La bàn có tác dụng:

  • A. Xác định phương hướng trong không gian một cách chính xác
  • B. Xác định hình thái thời tiết ở khu vực đó
  • C. Biết được độ lệch hướng của các đối tượng địa lí so với hướng Bắc
  • D.A và C.

Câu 17: Có mấy loại la bàn thường được dùng hiện nay?

  • A.2.
  • B. 3.
  • C. 4.
  • D. 5

Câu 18: Có những cách thường được dùng xác định phương hướng trong thực tế?

  • A. 6.
  • B. 5.
  • C. 4.
  • D.3.

Câu 19: Thời gian bán cầu Bắc ngả về phía Mặt Trời, lúc đó VIệt Nam là mùa nào?

  • A. Mùa Xuân.
  • B.Mùa Hạ.
  • C. Mùa Thu.
  • D. Mùa Đông.

Câu 20: Thời gian bán cầu Nam ngả về phía Mặt Trời, lúc đó VIệt Nam là mùa nào?

  • A. Mùa Xuân.
  • B. Mùa Hạ.
  • C. Mùa Thu.
  • D.Mùa Đông.

Câu 21: Theo em vào ngày 21/3 và 23/9, lúc 12 giờ trưa ánh sáng Mặt Trời chiếu thẳng góc tại:

  • A. chí tuyến Bắc.
  • B. chí tuyến Nam.
  • C. Vòng cực.
  • D.Xích đạo.

Câu 22: Ngày chuyển tiếp giữa mùa nóng và mùa lạnh là ngày nào?

  •    A. 23/9 thu phân.
  •    B. 22/12 đông chí.
  •    C. 22/6 hạ chí.
  •    D. 12/3 xuân phân.

 Câu 23: Vào cuối tháng 12, bố của An có chuyến công tác một tuần đến Niu Di-len. Mẹ của An đi mua sắm thêm nhiều đồ ấm cho bố An mang đi công tác. Theo em, sự chuẩn bị như vậy có hợp lí hay không, vì sao?

  • A.Không hợp lí vì Niu Di-len nằm ở bán cầu Nam nên cuối tháng 12 sẽ là mùa hè.
  • B. Hợp lí vì vào thời điểm đó, Niu Di-len đang là mùa đông.
  • C. Hợp lí vì mùa đông ở Niu Di-len rất lạnh.
  • D. Không hợp lí vì mang nhiều đồ ấm đi sẽ rất cồng kềnh, không thuận tiện cho việc di chuyển.

Câu 24: Câu tục ngữ sau đây đề cập đến hiện tượng nào?

“Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng

Ngày tháng mười chưa cười đã tối”

  • A. Mùa trên Trái Đất.
  • B.Ngày - đêm dài ngắn theo mùa.
  • C. Thời vụ sản xuất nông nghiệp.
  • D. Sự chênh lệch ngày - đêm khác nhau ở các vĩ độ.

Câu 25: Ở miền Bắc Việt Nam, một năm chia thành mấy mùa, mỗi mùa kéo dài bao lâu?

  • A. 3 mùa, mỗi mùa kéo dài 4 tháng
  • B.4 mùa, mỗi mùa kéo dài 3 tháng
  • C. 2 mùa rõ rệt, mỗi mùa kéo dài 6 tháng
  • D. Không phân chia rõ rệt các mùa

Câu 26: Nước ta có tọa độ địa lí: từ 23o33'B đến 8o34B. Vậy trong một năm, các địa điểm ở nước ta có bao nhiêu lần Mặt Trời lên thiên đỉnh?

  • A. 3 lần
  • B. 1 lần
  • C.2 lần
  • D. 4 lần

Câu 27: Bốn địa điểm trên đất nước ta lần lượt từ Nam lên Bắc là thành phố Hồ Chí Minh, Nha Trang, Vinh, Hà Nội nơi có 2 lần Mặt Trời đi qua thiên đỉnh xa nhau nhất là:

  • A.Tp. Hồ Chí Minh.
  • B. Nha Trang.
  • C. Vinh.
  • D. Hà Nội.

Câu 28: Sự thay đổi các mùa có tác động như thế nào đến cảnh quan thiên nhiên, họat động sản xuất và đời sống con người?

  • A. Thiên nhiên khác nhau giữa các mùa
  • B. Khí hậu mỗi mùa khác nhau khiến con người phải học cách thích nghi và chuẩn bị trước cho sự thay đổi đó.
  • C. Hoạt động sản xuất phải phù hợp theo từng mùa.
  • D.Cả A, B, C.

 Câu 29: Ở nước ta, Hà Nội có kinh độ 105052’Đ, Hải Phòng ở kinh độ 106043’Đ. Vậy giời địa phương của hai thành phố chênh nhau:

  • A. 2 phút 34 giây.
  • B. 3 phút 43 giây.
  • C.3 phút 24 giây.
  • D. 3 phút 42 giây. 

Câu 30: Vì sao các địa điểm ở phía đông bao giờ cũng có giờ sớm hơn ở phía tây?

  • A. Do tác động của lực Cơriolit
  • B. Do vị trí của Trái Đất trong hệ Mặt Trờ
  • C.Do Trái Đất tự quay quanh trục từ Tây sang Đông
  • D. Cả 3 đáp án trên đều đúng.

Xem thêm các bài Trắc nghiệm địa lí 6 cánh diều, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm địa lí 6 cánh diều chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 6.

Xem Thêm

Lớp 6 | Để học tốt Lớp 6 | Giải bài tập Lớp 6

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 6, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 6 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 6 - cánh diều

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - chân trời sáng tạo

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Tài liệu & sách tham khảo theo chương trình giáo dục cũ