Trắc nghiệm Địa lý 6 cánh diều học kì I (P5)

Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm địa lí 6 cánh diều học kì I. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt..

NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Vào ngày nào ở nửa cầu Nam ánh sáng Mặt Trời chiếu thẳng góc vào vĩ tuyến 23

  • A. Ngày 22/6.
  • B. Ngày 21/3.
  • C. Ngày 23/9.
  • D. Ngày 22/12.

Câu 2:  Giả sử Trái Đất không tự quay quanh trục mà chỉ chuyển động quanh Mặt Trời thì theo em khi đó, ở bề mặt Trái Đất có sự sống không?

  • A. Trên Trái Đất vẫn có sự sống.
  • B. Trên Trái Đất không có sự sống.
  • C. Tùy thuộc vào từng địa điểm.
  • D. Chỉ có Xích đạo tồn tại sự sống.

Câu 3:  Cách xác định phương hướng trong thực tế đúng?

  • A. Bụi cây, chòm cây độc lập, trong những tháng có gió Đông Bắc (gió lạnh), khi có động chim từ hướng nào bay ra nhiều, dưới gốc cây có nhiều cứt chim là hướng Tây Nam.
  • B. Dựa vào hướng bay của chim: Mùa Đông thì bay về hướng Nam di trú, mùa Hè thì bay về hướng Bắc (chỉ chú ý những con chim bay cao).
  • C. Lõi của thân cây lớn (thân cây nếu bị cắt ngang) sẽ chỉ về hướng Bắc.
  • D. Cả 3 đáp án trên

Câu 4: Ngày chuyển tiếp giữa mùa nóng và mùa lạnh là ngày nào sau đây?

  • A. Ngày 23/9 thu phân.
  • B. Ngày 22/12 đông chí.
  • C. Ngày 22/6 hạ chí.
  • D. Ngày 12/3 xuân phân.

Câu 5: Công cụ nào sau đây được sử dụng để xác định phương hướng ngoài thực địa?

  • A. La bàn.
  • B. Khí áp kế.
  • C. Địa chấn kế.
  • D. Nhiệt kế.

Câu 6: Nguyên nhân mọi nơi trên trái đất đều lần lượt có ngày và đêm kế tiếp nhau?

  • A.Ánh sáng Mặt trời và các hành tinh chiếu vào.
  • B.Trái Đất hình cầu và vận động tự quay quanh trục.
  • C.Các thế lực siêu nhiên, thần linh.
  • D. Trục Trái Đất nghiêng trên mặt phẳng quỹ đạo.

Câu 7: Cho 1 la bàn nam châm có kim 2 màu xanh trắng, đỏ, hãy xác định phương hướng chỉ đúng của 2 kim đó?

  • A. Màu trắng Nam, màu đỏ Bắc
  • B. Màu trắng Bắc, màu đỏ Nam
  • C. Màu trắng Đông, màu đỏ Tây
  • D. Màu trắng Tây, màu đỏ Đông

Câu 8: Hướng tự quay quanh trục của Trái Đất có đặc điểm gì?

  • A.Thuận chiều kim đồng hồ theo hướng từ Đông sang Tây.
  • B.Ngược chiều kim đồng hồ theo hướng từ Tây sang Đông.
  • C.Thuận chiều kim đồng hồ theo hướng từ Tây sang Đông.
  • D.Ngược chiều kim đồng hồ theo hướng từ Đông sang Tây.

Câu 9: Địa mảng nào tách xa địa mảng Á – Âu ở phía Tây?

  • A.Mảng Bắc Mĩ.
  • B.Mảng Thái Bình Dương.
  • C.Mảng Nam Mĩ.
  • D.Mảng Phi.

Câu 10: Có mấy hành tinh xoay quanh hệ mặt trời?

  • A. 6
  • B. 7
  • C. 8
  • D. 9

Câu 11: Lớp man-ti tồn tại ở trạng thái nào sau đây?

  • A. Rắn.
  • B. Lỏng.
  • C. Quánh dẻo.
  • D. Khí.

Câu 12: Vũ trụ là gì?

  • A. Vũ trụ là khoảng không gian chứa các Thiên Hà có giới hạn
  • B. khoảng không gian vô tận chứa các Thiên Hà.
  • C. Vũ trụ là khoảng không gian chứa các hành tinh và có giới hạn
  • D. Đáp án khác

Câu 13: Núi ngầm dưới đại dương hình thành khi nào?

  • A.hai địa mảng xô vào nhau.
  • B.hai địa mảng được nâng lên cao.
  • C.hai địa mảng bị nén ép xuống đáy đại dương.
  • D.hai địa mảng tách xa nhau.

Câu 14: Dải ngân hà là?

  • A. Một hệ ngân hà
  • B. Nơi chứa mặt trời
  • C. Nơi chứa các ngôi sao
  • D. Nơi chứa Mặt Trời và các hành tinh của nó (hệ Mặt Trời)

Câu 15: Nguyên nhân chủ yếu sinh ra ngoại lực là do

  • A. Động đất, núi lửa, sóng thần.
  • B. Hoạt động vận động kiến tạo.
  • C. Năng lượng bức xạ Mặt Trời.
  • D. Sự di chuyển vật chất ở manti.

Câu 16: Bản đồ là hình vẽ có tính chất?

  • A. Tương đối.
  • B. Tuyệt đối chính xác.
  • C. Tương đối chính xác.
  • D. Kém chính xác.

Câu 17: Nhận định nào dưới đây chưa chính xác?

  • A. Các khe rãnh là dạng địa hình chủ yếu do dòng nước tạm thời tạo thành
  • B. Dạng địa hình tiêu biểu cho quá trình thổi mòn là các nấm đá, hang đá
  • C. Địa hình hàm ếch ở bờ biển được hình thành chủ yếu do tác dụng của sóng biển
  • D. Ở những vùng giá lạnh quá trình mài mòn diễn ra chủ yếu là dưới tác động của băng hà

Câu 18: Gió mùa mùa đông thổi vào Việt Nam theo hướng nào sau đây?

  • A. Tây Bắc.
  • B. Tây Nam.
  • C. Đông Nam.
  • D. Đông Bắc.

Câu 19: Nấm đá là dạng địa hình được hình thành do tác động của nhân tố ngoại lực nào?

  • A. Băng hà.
  • B. Gió.
  • C. Nước chảy.
  • D. Sóng hiển.

Câu 20: Trên bản đồ, đối tượng nào sau đây không được biểu hiện bằng phương pháp kí hiệu hình học?

  • A. Khoáng sản.
  • B. Sự di chuyển của bão.
  • C. Các ngành công nghiệp.
  • D. Vật nuôi, cây trồng.

Câu 21:Các khoáng sản như dầu mỏ, khí đốt, than đá thuộc nhóm khoáng sản?

  • A.  Kim loại màu
  • B. Kim loại đen
  • C. Phi kim loại
  • D. Năng lượng

Câu 22: Chọn vị trí bắt đầu trong vẽ lược đồ trí nhớ là?

  • A. Chọn điểm nổi bật nhất để vẽ bản đồ
  • B. Chọn đối tượng lớn nhất trong lược đồ dự định vẽ.
  • C. Xác định địa điểm, khu vực để bắt đầu vẽ lược đồ
  • D. Cả A và B

Câu 23: Núi già thường có đỉnh là

  • A. Phẳng.
  • B. Nhọn.
  • C. Cao.
  • D. Tròn.

Câu 24: Lược đồ trí nhớ phản ánh sự cảm nhận của con người về không gian sống và ý nghĩa của không gian ấy đối với

  • A. Cá nhân.
  • B. Tập thể.
  • C. Tổ chức.
  • D. Quốc gia.

Câu 25:  Loại khoáng sản kim loại đen gồm?

  • A. sắt, mangan, titan, crôm.
  • B. đồng, chì, kẽm, sắt.
  • C. mangan, titan, chì, kẽm.
  • D. apatit, crôm, titan, thạch anh.

Câu 26: Lược đồ trí nhớ phong phú về không gian sống của một vùng đất, sẽ giúp ta

  • A. Sống xa cách và không muốn sinh sống ở đó nữa.
  • B. Sống gắn bó và thấy vùng đất đó có ý nghĩa hơn.
  • C. Thấy vùng đất chán, nhiều vấn đề và muốn cải tổ.
  • D. Thấy vùng đất đẹp, nhiều không gian chưa khai thác.

Câu 27: Loại bải đồ có tỉ lệ lớn hơn (1 : 200 000) là?

  • A.bản đồ tỉ lệ lớn
  • B.bản đồ tỉ lệ bé
  • C.bản đồ tỉ lệ cực lớn
  • D.bản đồ tỉ lệ cực bé

Câu 28: Ý nghĩa của lược đồ trí nhớ trong cuộc sống?

  • A. Có lược đồ trí nhớ phong phú về vùng đất đang sống sẽ sử dụng không gian sống hiệu quả hơn => Nhiều lựa chọn trong việc di chuyển.
  • B. Khi có lược đồ trí nhớ về một không gian sống phong phú => Không gian đó ý nghĩa, gắn bó hơn.
  • C. Khả năng vận dụng vào cuộc sống đa dạng hơn.
  • D. A và B đúng

Câu 29: Ở trên đại dương vỏ Trái Đất có độ dày thế nào?

  • A. 20 - 30km.
  • B. Dưới 20km.
  • C. 30 - 40km.
  • D. Trên 40km.

Câu 30: Lược đồ trí nhớ có vai trò thế nào đối với con người?

  • A. Xác định đường đi, cải thiện trí nhớ.
  • B. Tìm đường đi, xác định thời gian đi.
  • C. Công cụ hỗ trợ đường đi, xác định hướng.
  • D. Định hướng không gian, tìm đường đi.

Câu 31: Căn cứ vào đường đồng mức trên lược đồ địa hình ta không thể xác định được?

  • A.biết được độ dốc của địa hình
  • B.khoảng cách thực tế giữa các địa điểm.
  • C.độ cao của các địa điểm trên lược đồ
  • D.Cả 3 đáp án trên đều sai

Câu 32: Muốn tính các khoảng cách trên thực địa (theo đường chim bay) dựa vào tỉ lệ nào?

  • A. Tỷ lệ Thước
  • B. tỷ lệ số
  • C. Cả thước và số
  • D. Chỉ cần đo trên bản đồ

Câu 33: Nhiệt độ không khí cao nhất ở khu vực nào sau đây?

  • A. Chí tuyến.
  • B. Cận cực.
  • C. Xích đạo.
  • D. Ôn đới.

Câu 34: Tỉ lệ bản đồ càng lớn thì mức độ chi tiết của bản đồ càng

  • A. Nhỏ.
  • B. Cao.
  • C. Lớn.
  • D. Thấp.

Câu 35:  Khi đo nhiệt độ không khí, người ta phải để nhiệt kế trong bóng râm và cách mặt đất 2 mét vì:

  • A. Hạn chế sai lệch kết quả đo do ánh sáng Mặt Trời và ảnh hưởng của nhiệt độ mặt đất.
  • B. Không ảnh hưởng đến sức khỏe và hạn chế ảnh hưởng của nhiệt độ mặt đất.
  • C. Hạn chế sai lệch kết quả đo do ánh sáng Mặt Trời và không ảnh hưởng đến sức khỏe.
  • D. Bảo quản nhiệt kế để sử dụng lâu hơn và không ảnh hưởng đến sức khỏe người đo.

Câu 36: Khoảng cách từ một điểm đến kinh tuyến gốc xác định?

  • A. kinh độ của điểm đó.
  • B. vĩ độ của điểm đó.
  • C. tọa độ địa lí của điểm đó.
  • D. điểm cực đông của điểm đó.
 

Câu 37: Dụng cụ nào sau đây được dùng đo độ ẩm không khí?

  • A. Ẩm kế.
  • B. Áp kế.
  • C. Nhiệt kế.
  • D. Vũ kế.

Câu 38: Kinh tuyến Tây là kinh tuyến như thế nào?

  • A. Là kinh tuyến nằm bên trái của kinh tuyến gốc.
  • B. Là kinh tuyến nằm bên phải của kinh tuyến gốc. 
  • C. Nằm phía dưới xích đạo.
  • D. Nằm phía trên xích đạo.

Câu 39:  Cách tính nhiệt độ trung bình tháng nào dưới đây là đúng?

  • A. Nhiệt độ các ngày chia số ngày
  • B. Nhiệt độ các ngày cộng số ngày
  • C. nhiệt độ các ngày nhân số ngày
  • D. Nhiệt độ các ngày chia số giờ

Câu 40: Nếu cách 1độ ở tâm thì trên bề mặt của quả Địa Cầu sẽ có bao nhiêu kinh tuyến?

  • A. 361.
  • B. 180.
  • C. 360.
  • D. 181.

Xem thêm các bài Trắc nghiệm địa lí 6 cánh diều, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm địa lí 6 cánh diều chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 6.

Xem Thêm

Lớp 6 | Để học tốt Lớp 6 | Giải bài tập Lớp 6

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 6, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 6 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 6 - cánh diều

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - chân trời sáng tạo

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Tài liệu & sách tham khảo theo chương trình giáo dục cũ