Trắc nghiệm Địa lý 6 cánh diều học kì I (P1)

Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm địa lí 6 cánh diều học kì I. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt..

NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Trái Đất hướng cả hai nửa cầu Bắc và Nam về phía Mặt Trời như nhau vào các ngày nào?

  • A. 21 - 3 và 22 - 6.
  • B. 22 - 6 và 22 - 12.
  • C.  21 - 3 và 23 - 9.
  • D. 23 - 9 và 22 - 12.

Câu 2: Những khu vực nào ở trên Trái Đất có ngày hoặc đêm dài suốt 6 tháng?

  • A. Hai vòng cực đến hai cực.
  • B. Hai cực trên Trái Đất.
  • C. Khu vực quanh hai chí tuyến.
  • D. Khu vực nằm trên xích đạo.

Câu 3:  Khu vực nào sau đây quanh năm có ngày đêm bằng nhau?

  • A. Xích đạo.
  • B. Chí tuyến.
  • C. Ôn đới.
  • D. Vòng cực.

Câu 4: Do đâu trên Trái Đất, giờ khu vực phía Đông bao giờ cũng đến sớm hơn giờ khu vực phía Tây?

  • A.Trái Đất quay từ Đông sang Tây.
  • B.Trái Đất quay từ Tây sang Đông.
  • C.Trục Trái Đất nghiêng một góc 66033’
  • D.Trái Đất có dạng hình cầu.

Câu 5: Cho biết trên la bàn nam châm kí hiệu NE chỉ hướng nào?

  • A. Đông Bắc
  • B. Tây Nam
  • C. Tây Bắc
  • D. Đông Nam

Câu 6: Trong các hệ quả của chuyển động tự quay quanh trục, có ý nghĩa nhất đối với sự sống là hệ quả

  • A.Sự luân phiên ngày đêm
  • B.Giờ trên Trái Đất.
  • C.Sự lệch hướng chuyển động của các vật thể.
  • D.Hiện tượng mùa trong năm.

Câu 7: Trên la bàn cầm tay kí hiệu S chỉ hướng nào?

  • A. Đông
  • B. Tây
  • C. Nam
  • D. Bắc

Câu 8: So với mặt phẳng quỹ đạo, trục Trái Đất nghiêng một góc

  • A. 23027'
  • B. 56027'
  • C. 66033'
  • D. 32027'

Câu 9: Vỏ Trái Đất có độ dày thế nào?

  • A. 70 - 80km.
  • B. Dưới 70km.
  • C. 80 - 90km.
  • D. Trên 90km.

Câu 10: Đâu là hành tinh nằm giữa Mặt Trời và Trái Đất?

  • A. Kim Tinh và Mộc Tinh
  • B. Thủy Tinh và Hỏa Tinh
  • C. Kim Tinh và Hải Vương Tinh
  • D. Kim Tinh và Thủy Tinh

Câu 11:  Lục địa là gì?

  • A. phần đất liền nổi lên trên bề mặt Trái Đất và các đảo, quần đảo.
  • B. phần đất liền nổi lên trên bề mặt Trái Đất, có các đại dương bao bọc, không bao gồm các đảo và quần đảo.
  • C.phần đất liền rộng lớn, gồm các đảo, quần đảo và bộ phận thềm lục địa bị chìm dưới nước biển.
  • D.gồm các quần đảo và hòn đảo lớn nhỏ trên bề mặt Trái Đất.

Câu 12: Hệ Mặt Trời gồm có Mặt Trời và bao nhiêu hành tinh khác nhau?

  • A. 8.
  • B. 9.
  • C. 7.
  • D. 6.

Câu 13: Đặc điểm nào dưới đây không phải của lớp lõi Trái Đất

  • A.Là lớp trong cùng của Trái Đất.
  • B.Có độ dày lớn nhất.
  • C.Nhiệt độ cao nhất.
  • D. Vật chất ở trạng thái rắn.

Câu 14: Hành tinh nào cách xa mặt trời ở vị trí thứ 5?

  • A. Kim Tinh
  • B. Mộc Tinh
  • C. Thủy Tinh
  • D. Hỏa Tinh

Câu 15: Nội lực có xu hướng nào sau đây?

  • A. Làm địa hình mặt đất gồ ghề.
  • B. Phá huỷ địa hình bề mặt đất.
  • C. Tạo ra các dạng địa hình mới. 
  • D. Tạo ra các dạng địa hình nhỏ.

Câu 16:  Trên quả địa cầu có tất cả bao nhiêu vĩ tuyến?

  • A. 120 vĩ tuyến.
  • B. 180 vĩ tuyến.
  • C. 181 vĩ tuyến.
  • D. 360 vĩ tuyến.

Câu 17:  Các hang động đẹp ở nước ta như Phong Nha – Kẻ Bàng (Quảng Bình), động Nhị Khê, động Tam Thanh (Lạng Sơn), Tam Cốc – Bích Động (Ninh Bình) được tạo thành do kết quả của quá trình?

  • A. phong hóa hóa học
  • B. phong hóa lí học.
  • C. thổi mòn do gió.
  • D. xâm thực do dòng chảy nước.

Câu 18:  Kinh tuyến đối diện với kinh tuyến gốc là kinh tuyến bao nhiêu độ?

  • A. 240⁰.
  • B. 180⁰.
  • C. 90⁰.
  • D. 360⁰.

Câu 19: Theo anh chị nội lực và ngoại lực là hai lực có đặc điểm?

  • A. cùng chiều nhau, có vai trò như nhau trong việc tạo ra các dạng địa hình trên bề mặt Trái Đất.
  • B. ngược chiều nhau, tác động lần lượt lên các đối tượng, làm hạ thấp địa hình bề mặt Trái Đất.
  • C. cùng chiều nhau, làm cho địa hình Trái Đất ngày càng cao hơn.
  • D. đối nghịch nhau, có tác động đồng thời và tạo ra các dạng địa hình trên bề mặt Trái Đất.

Câu 20: Muốn đọc bản đồ nhanh và chính xác, chúng ta phải biết?

  • A. đối tượng địa lí cần đọc là gi?
  • B.  đặc điểm của đối tượng địa lí trên bản đồ.
  • C. các mối quan hệ xung quanh đối tượng địa lí
  • D. Cả 3 đáp án trên

Câu 21: Dạng địa hình nào sau đây thuận lợi cho trồng cây lương thực và thực phẩm?

  • A. Cao nguyên.
  • B. Đồng bằng.
  • C. Đồi.
  • D. Núi.

Câu 22: Bước hình dung trong việc xây dựng lược đồ trí nhớ là gì?

  • A. Nhớ lại và suy nghĩ về nơi sẽ vẽ lược đồ.
  • B. Suy nghĩ về tất cả những hình ảnh sẽ vẽ về nơi đó và sắp xếp chúng lại với nhau trong tư duy của mình.
  • C. Địa điểm/khu vực được chọn để vẽ lược đồ.
  • D. Đáp án khác

Câu 23: Điểm giống nhau giữa đồng bằng và cao nguyên là?

  • A. độ cao tuyệt đối khoảng 200m.
  • B. đỉnh tròn, sườn thoải.
  • C. bề mặt địa hình tương đối bằng phẳng hoặc gợn sóng.
  • D. thích hợp trồng cây công nghiệp.

Câu 24: Theo quy ước đầu phía dưới của kinh tuyến gốc chỉ hướng nào sau đây?

  • A. Tây.
  • B. Đông.
  • C. Bắc.
  • D. Nam.

Câu 25: Dãy núi nào trước đây từng là biển?

  • A. Alps
  • B. Andes
  • C. Atlas
  • D. Himalaya

Câu 26: Muốn xác định phương hướng trên bản đồ cần phải dựa vào

  • A. Các đường kinh, vĩ tuyến.
  • B. Bảng chú giải, tỉ lệ bản đồ.
  • C. Mép bên trái tờ bản đồ.
  • D. Các mũi tên chỉ hướng.

Câu 27: Cần dựa vào đâu để tính được khoảng cách thực tế giữa các địa điểm khi đọc lược đồ địa hình?

  • A.Căn cứ màu sắc đường đồng mức
  • B.Khoảng cách giữa các đường đồng mức
  • C.Căn cứ vào đường đồng mức
  • D.Căn cứ vào tỉ lệ lược đồ

Câu 28:  Bản đồ có tỉ lệ nhỏ hơn 1 : 1 000.000 là những bản đồ có tỉ lệ

  • A. nhỏ.
  • B. Trung bình.
  • C. Lớn.
  • D. Rất lớn.

Câu 29:  Lát cắt địa hình nghĩa là?

  • A.Lát cắt cho chúng ta thấy được đặc điểm địa hình của một khu vực theo một hướng cụ thể.
  • B.Lát cắt địa hình là cách thức thể hiện đặc điểm của bề mặt địa hình thực tế lên mặt phẳng dựa vào các đường đồng mức và thang màu sắc. Lát cắt cho chúng ta thấy được đặc điểm địa hình của một khu vực theo một hướng cụ thể.
  • C.Lát cắt địa hình là cách thức thể hiện đặc điểm của bề mặt địa hình thực tế lên mặt phẳng dựa vào các đường đồng mức và thang màu sắc
  • D.Đáp án khác

Câu 30: Vĩ độ của một điểm là gì?

  • A. Vĩ độ của một điểm là khoảng cách tính bằng độ, từ vĩ tuyến đi qua điểm đó đến vĩ tuyến gốc.
  • B. Vĩ độ của một điểm là khoảng độ, từ vĩ tuyến đi qua điểm đó đến vĩ tuyến gốc.
  • C. Vĩ độ của một điểm là khoảng cách tính bằng độ, từ vĩ tuyến nhưng không đi qua điểm đó đến vĩ tuyến gốc.
  • D. Vĩ độ của một điểm là độ tính bằng khoảng cách, từ vĩ tuyến đi qua điểm đó đến vĩ tuyến gốc.

Câu 31: Mỏ khoáng sản kim loại đen là mỏ

  • A. Vàng.
  • B. Sắt.
  • C. Đồng.
  • D. Chì.

Câu 32: Đầu phía dưới của kinh tuyến là hướng nào?

  • A. Bắc
  • B. Nam
  • C. Đông
  • D. Tây

Câu 33: Khí quyển chứa loại khí nào nhiều nhất?

  • A.Nitơ
  • B.Ôxy
  • C.Agon
  • D.Cacbon điôxít

Câu 34: Trên Địa Cầu, nước ta nằm ở

  • A. Nửa cầu Bắc và nửa cầu Tây.
  • B. Nửa cầu Nam và nửa cầu Đông.
  • C. Nửa cầu Nam và nửa cầu Tây.
  • D. Nửa cầu Bắc và nửa cầu Đông.

Câu 35: Tầng đối lưu có độ cao trung bình khoảng

  • A. 18km.
  • B. 14km.
  • C. 16km.
  • D. 20km.

Câu 36:  Học tập môn Địa lí sẽ mang lại những thú vị nào?

  • A.Khám phá nhiều hiện tượng tự nhiên, dân cư, văn hóa, kinh tế. Hiểu được ý nghĩa của không gian sống,... Tự giải thích được nhiều hiện tượng tự nhiên, kinh tế - xã hội
  • B.Khám phá nhiều hiện tượng tự nhiên, dân cư, văn hóa, kinh tế. Hiểu được ý nghĩa của không gian sống,...
  • C.Khám phá nhiều hiện tượng tự nhiên, dân cư, văn hóa, kinh tế. Tự giải thích được nhiều hiện tượng tự nhiên, kinh tế - xã hội
  • D.Đáp án khác
 

Câu 37: Tên một lớp trong cấu tạo vỏ Trái Đất?

  • A.Lớp vỏ
  • B.Lớp trung gian
  • C.Lớp nhân
  • D.Cả 3 đáp án trên

Câu 38: Trong học tập, rèn luyện các kĩ năng địa lí thì bản đồ là

  • A. Cuốn sách giáo khoa.
  • B. Phương tiện.
  • C. Bách khoa toàn thư.
  • D. Cẩm năng tri thức.

Câu 39: Vì sao Trái Đất có màu xanh khi nhìn từ khí quyển?

  • A.Do khúc xạ ánh sáng
  • B.Màu xanh của rừng
  • C.Màu xanh của nước biển
  • D.Cả 3 nguyên nhân trên

Câu 40: Sử dụng công cụ học tập môn địa lí gồm?

  • A.Sử dụng bản đồ
  • B.Phân tích biểu đồ và các số liệu thống kê
  • C.Sử dụng các thiết bị: xác định phương hướng (la bàn), các tiện ích trên điện thoại thông minh (GPS, bản đồ trực tuyến,...).
  • D.Cả 3 đáp án trên

Xem thêm các bài Trắc nghiệm địa lí 6 cánh diều, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm địa lí 6 cánh diều chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 6.

Xem Thêm

Lớp 6 | Để học tốt Lớp 6 | Giải bài tập Lớp 6

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 6, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 6 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 6 - cánh diều

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - chân trời sáng tạo

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Tài liệu & sách tham khảo theo chương trình giáo dục cũ