[Cánh diều] Trắc nghiệm địa lí 6 chương 7: Con người và thiên nhiên

Củng cố kiến thức và ôn luyện đề thi dạng trắc nghiệm địa lí 6 chương 7: Con người và thiên nhiên sách cánh diều. Học sinh ôn luyện bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Ở cuối bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Hãy kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Năm 2018 dân số thế giới khoảng

  • A. 6,7 tỉ người.
  • B. 7,2 tỉ người.
  • C.7,6 tỉ người.
  • D. 6,9 tỉ người.

Câu 2: Khu vực châu Âu có mật độ dân số cao nguyên nhân được cho chủ yếu do

  • A. Khí hậu ấm áp, nguồn nước dồi dào.
  • B. Có nhiều đồng bằng phù sa màu mỡ.
  • C. Tập trung nhiều dầu khí nhất trên thế giới.
  • D. Nền kinh tế phát triển mạnh, nhiều trung tâm kinh tế lớn.

Câu 3: Để xác định được sự phân bố dân cư, người ta dùng tiêu chí:

  • A. Mật độ dân số.
  • B. Lược đồ phân bố dân cư.
  • C. Biểu đồ quy mô dân số.
  • D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 4: Ở châu Á, dân cư tập trung đông ở khu vực nào sau đây?

  • A. Tây Á.
  • B. Trung Á.
  • C. Bắc Á.
  • D. Đông Á.

Câu 5: Dân cư phân bố thưa thớt ở những khu vực cụ thể nào sau đây?

  • A. Đồng bằng.
  • B. Các trục giao thông lớn.
  • C. Ven biển, các con sông lớn.
  • D. Hoang mạc, miền núi, hải đảo.

Câu 6: Những khu vực nào sau đây tập trung đông dân nhất trên thế giới?

  • A. Bắc Á, Bắc Phi, Đông Bắc Hoa Kì.
  • B. Đông Âu, Đông Nam Á, Nam Mĩ.
  • C. Nam Á, Bắc Á, Tây Nam Á, Tây Âu.
  • D. Nam Á, Đông Á, Đông Bắc Hoa Kì.

Câu 7: Châu lục nào sau đây tập trung đông dân nhất thế giới?

  • A. Châu Á.
  • B. Châu Mĩ.
  • C. Châu Âu.
  • D. Châu Phi.

Câu 8:Tình hình phân bố dân cư của một địa phương, một nước được thể hiện qua:

  • A. Mật độ dân số.
  • B. Tổng số dân.
  • C. Gia tăng tự nhiên.
  • D. Tháp dân số.

Câu 9: Tỉ lệ gia tăng tự nhiên của châu Á giảm nhưng dân số so với toàn thế giới lại tăng. Nguyên nhân được cho là do:

  • A. Đời sống nhân dân được nâng cao, y tế phát triển.
  • B. Dân số châu Á đông, gia tăng tự nhiên vẫn còn cao.
  • C. Tỉ lệ nữ nhiều hơn nam.
  • D. Nền kinh tế phát triển và có nhiều đổi mới.

Câu 10: Dân cư thế giới thường tập trung đông đúc ở khu vực địa hình đồng bằng chủ yếu là vì:

  • A. Tập trung nguồn tài nguyên khoáng sản giàu có.
  • B. Thuận lợi cho cư trú, giao lưu phát triển kinh tế.
  • C. Khí hậu mát mẻ, ổn định.
  • D. Ít chịu ảnh hưởng của thiên tai.

Câu 11: Theo em dân số Hoa Kì ngày càng tăng, chủ yếu do

  • A. Chính sách khuyến khích sinh đẻ.
  • B. Tỉ suất tử giảm mạnh.
  • C. Tỉ suất gia tăng tự nhiên cao.
  • D. Tỉ lệ người nhập cư ngày càng lớn.

Câu 12: Dân cư thế giới thường phân bố thưa thớt ở khu vực vùng núi, cao nguyên cụ thể là vì:

  • A. Địa hình bằng phẳng thuận lợi cho việc sinh sống.
  • B. Địa hình hiểm trở, đi lại khó khăn.
  • C. Khí hậu mát mẻ, ổn định.
  • D. Tập trung nhiều loại khoáng sản.

Câu 13: Siêu đô thị Bắc Kinh thuộc quốc gia nào dưới đây?

  • A. Nhật Bản.
  • B. Trung Quốc.
  • C. Hàn Quốc.
  • D. Triều Tiên.

Câu 14: Châu lục nào sau đây tập trung nhiều siêu đô thị nhất trên thế giới?

  • A. Châu Âu.
  • B. Châu Á.
  • C. Châu Mĩ.
  • D. Châu Phi.

Câu 15: Siêu đô thị nào sau đây không thuộc châu Á?

  • A. Cai-rô.
  • B. Niu Đê-li.
  • C. Tô-ky-ô.
  • D. Mum-bai.

Câu 16: Chức năng hoạt động kinh tế ở đô thị chủ yếu là:

  • A. Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp.
  • B. Dịch vụ, xây dựng, thủ công nghiệp.
  • C. Dịch vụ, công nghiệp và xây dựng.
  • D. Nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp

Câu 18: Phần lớn diện tích châu Mỹ có mật độ dân số:

  • A. Dưới 5 người/km².                         
  • B. Từ 5 đến 25 người/km²
  • C. Từ 26 đến 250 người/km²               
  • D. Trên 250 người/km²

Câu 19: Các thành phần của tự nhiên mà con người có thể khai thác và sử dụng trong sản xuất và đời sống:

  • A. Khoáng sản.
  • B. Tài nguyên thiên nhiên.
  • C. Các nguồn năng lượng.
  • D. Nguồn tài nguyên khoáng sản.

Câu 20: Thiên nhiên cung cấp cho con người:

  • A. Thức ăn, nước uống.
  • B. Khoáng sản, gỗ.
  • C. Các nguồn năng lượng.
  • D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 21: Các nguồn tài nguyên thiên nhiên phân bố:

  • A. Đồng đều trên Trái đất.
  • B. Không đồng đều trên Trái đất.
  • C. Tập trung ở hai cực.
  • D. Tập trung ở vùng núi cao.

Câu 22: Các nguồn tài nguyên trên Trái Đất phân bố:

  • A. Đồng đều.
  • B. Phân tán.
  • C. Không đồng đều.
  • D. Tập trung.

Câu 23: Vai trò của môi trường đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của một nước:

  • A. Môi trường đóng vai trò quyết định đến sự phát triển kinh tế - xã hội của một nước.
  • B.Môi trường có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội của một nước.
  • C. Môi trường không có ảnh hưởng gì đến sự phát triển kinh tế - xã hội của một nước.
  • D. Môi trường không đóng vai trò gì đến sự phát triển kinh tế - xã hội của một nước.

Câu 24: Ý nào dưới đây không đúng khi nói về tác động của thiên nhiên đối với sản xuất và đời sống:

  • A. Ngày nay, con người đã có khả năng to lớn chinh phục biển cả, các vùng núi cao, các vùng khí hậu lạnh ở cực và cận cực.
  • B. Các nguồn tài nguyên thiên phân bố không đều trên Trái đất.
  • C. Trên cùng một lãnh thổ có thể tồn tại nhiều loại tài nguyên thiên nhiên.
  • D. Những quốc gia và khu vực có nhiều tài nguyên thiên nhiên sẽ có khả năng tận dụng và khai thác tối đa cho sự phát triển kinh tế.

Câu 25: Việc bố trí và lựa chọn các loại cây trồng ở môi trường nhiệt đới và nhiệt đới gió mùa bị chi phối bởi lượng mưa và chế độ mưa trong năm. Nguyên nhân sâu xa được cho là do:

  • A. Lượng mưa có sự phân hóa sâu sắc.
  • B. Khí hậu có nhiệt độ và độ ẩm cao.
  • C. Đất đai đa dạng, màu mỡ.
  • D. Lượng mưa trung bình năm lớn.

Câu 26: Biện pháp nào sau đây không có vai trò trong việc giảm sức ép của con người tới tài nguyên, môi trường?

  • A. Giảm tỉ lệ gia tăng dân số.
  • B. Đẩy mạnh phát triển kinh tế.
  • C. Nâng cao đời sống người dân.
  • D.Tăng cường khai thác các nguồn tài nguyên có giá trị.

Câu 27: Các đồn điền cao su, cà phê của nước ta phố biến ở dạng địa hình nào sau đây?

  • A. Vùng núi cao.
  • B. Cao nguyên.
  • C. Vùng đồi trung du.
  • D. Vùng đồng bằng.

Câu 28: Trong các hình thức canh tác dưới đây, hình thức nào cho năng suất thấp nhất, ảnh hưởng xấu tới môi trường:

  • A. Làm đồn điền.
  • B. Làm ruộng thâm canh lúa nước.
  • C.Làm nương rẫy.
  • D. Trồng cây công nghiệp lâu năm.

Câu 29: Hoạt động nào sau đây của con người không tác động xấu đến tính chất đất?

  • A. Canh tác quá nhiều vụ trong một năm.
  • B.Luân canh, xen canh các loại cây trồng.
  • C. Phá rừng và đốt rừng làm nương rẫy.
  • D. Bón nhiều phân, sử dụng chất hóa học.

Câu 30: Người E-xki-mô sống ở vùng cực Bắc thường mặc đồ bảng da thú, mục đích chủ yếu là để:

  • A. Hợp thời trang.                        
  • B. Theo truyền thống.
  • C.Chống lạnh.                              
  • D. Khỏi lãng phí.

Xem thêm các bài Trắc nghiệm địa lí 6 cánh diều, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm địa lí 6 cánh diều chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 6.

Xem Thêm

Lớp 6 | Để học tốt Lớp 6 | Giải bài tập Lớp 6

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 6, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 6 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 6 - cánh diều

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - chân trời sáng tạo

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Tài liệu & sách tham khảo theo chương trình giáo dục cũ