NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Vì Trái Đất hình khối cầu nên:
- A. hiện tượng mùa lần lượt xảy ra theo thứ tự: xuân, hạ, thu, đông ở tất cả các địa điểm.
-
B. một nửa được Mặt Trời chiếu sáng là ngày và một nửa không được chiếu sáng là đêm.
- C. một nửa được Mặt Trời chiếu sáng là đêm và một nửa không được chiếu sáng là ngày.
- D. tất cả các địa điểm trên Trái Đất đều nhận được lựng nhiệt và ánh sáng như nhau.
Câu 2: Vào ngày 22/12 ở Nam Bán Cầu có thời gian ban ngày diễn ra thế nào?
- A. Khó xác định.
-
B. Dài nhất.
- C. Bằng ban đêm.
- D. Ngắn nhất.
Câu 3: Trong hệ Mặt Trời các hành tinh có quỹ đạo chuyển động từ:
-
A. Tây sang Đông
- B. Đông sang Tây
- C. Bắc đến Nam
- D. Nam đến Bắc
Câu 4: Trong năm khu vực nhận được lượng nhiệt lớn nhất từ Mặt Trời là?
- A. Cực.
-
B. Xích đạo.
- C. Vòng cực.
- D. Chí tuyến.
Câu 5: Trên vòng đo độ ở La bàn hướng Tây chỉ
- A.900
- B. 270
- C. 1800
- D. 3600
Câu 6: Khi Luân Đôn là 4 giờ, thì ở Hà Nội là?
-
A.11 giờ.
- B.10 giờ.
- C.8 giờ
- D.9 giờ
Câu 7: Khi xác định phương hướng ngoài thực địa không dựa vào hiện tượng tự nhiên nào sau đây?
- A. Mặt Trời mọc hoặc lặn.
- B. Sự di chuyển của bóng nắng.
- C. Dựa vào sao Bắc Cực.
-
D. Sử dụng La bàn chỉ hướng.
Câu 8: Cùng một lúc, trên Trái Đất có bao nhiêu giờ khác nhau?
- A. 21 giờ.
- B. 23 giờ.
-
C. 24 giờ.
- D. 22 giờ.
Câu 9: Vành đai lửa lớn nhất hiện nay trên thế giới là
- A. Đại Tây Dương.
-
B. Thái Bình Dương.
- C. Ấn Độ Dương.
- D. Địa Trung Hải.
Câu 10: Sự chuyển động của Trái Đất quay quanh trục không tạo ra hiện tượng nào dưới đây?
- A.Ngày đêm nối tiếp nhau.
- B.Làm lệch hướng chuyển động.
- C.Giờ giấc mỗi nơi mỗi khác.
-
D.Hiện tượng mùa trong năm
Câu 11: Các địa mảng trong lớp vỏ Trái đất có đặc điểm:
- A.Di chuyển và tập trung ở nửa cầu Bắc.
-
B.Di chuyển rất chậm theo hướng xô vào nhau hay tách xa nhau.
- C.Cố định vị trí tại một chỗ.
- D.Mảng lục địa di chuyển, mảng đại dương cố định.
Câu 12: Trái đất có bán kính bao nhiêu?
- A. 3670km
- B. 5370km
-
C. 6370km
- D. 6307km
Câu 13: Trái Đất được cấu tạo bởi các lớp nào sau đây?
- A. Man-ti, vỏ Trái Đất và nhân trong.
- B. Nhân (lõi), nhân ngoài, vỏ Trái Đất.
-
C. Vỏ Trái Đất, man-ti và nhân (lõi).
- D. Vỏ lục địa, nhân (lõi) và man-ti.
Câu 14: Yếu tố nào sau đây là thành phần của tự nhiên?
- A. Nhà hàng.
- B. Phong tục.
- C. Siêu thị.
-
D. Địa hình.
Câu 15: Qúa trình nội sinh có xu hướng?
-
A. Nâng cao địa hình
- B. Phong hóa địa hình
- C. Bào mòn, hạ thấp địa hình
- D. Bồi lấp các vùng trũng.
Câu 16: Để xác định phương hướng trên bản đồ, ta căn cứ vào?
- A. Mạng lưới kinh vĩ tuyến và hình dạng trên bản đồ.
- B. Hình dạng lãnh thổ và mũi tên chỉ hướng.
-
C. Mũi tên chỉ hướng và mạng lưới kinh vĩ tuyến.
- D. Hình dạng lãnh thổ và đặc điểm địa hình.
Câu 17: Ngoại lực không có quá trình nào sau đây?
- A. Xói mòn.
- B. Phong hoá.
- C. Xâm thực.
-
D. Nâng lên.
Câu 18: Bước sắp xếp không gian trong lược đồ trí nhớ là gì?
- A. Nhớ lại và suy nghĩ về nơi sẽ vẽ lược đồ.
-
B. Suy nghĩ về tất cả những hình ảnh sẽ vẽ về nơi đó và sắp xếp chúng lại với nhau trong tư duy của mình.
- C. Chọn địa điểm/khu vực được để vẽ lược đồ.
- D. Cả A và B đúng
Câu 19: Mối quan hệ giữa nội lực và ngoại lực là
- A. Hỗ trợ nhau.
- B. Lần lượt.
- C. Giống nhau.
-
D. Đối nghịch.
Câu 20: Có những loại lược đồ trí nhớ cơ bản nào sao đây?
-
A. Đường đi và khu vực.
- B. Khu vực và quốc gia.
- C. Không gian và thời gian.
- D. Thời gian và đường đi.
Câu 21: Cao nguyên rất thuận lợi cho việc trồng cây
- A. Lương thực và chăn nuôi gia súc nhỏ.
- B. Công nghiệp và chăn nuôi gia cầm.
-
C. Công nghiệp và chăn nuôi gia súc lớn.
- D. Thực phẩm và chăn nuôi gia súc lớn.
Câu 22:Ý nghĩa của lược đồ trí nhớ trong học tập môn địa lí là?
- A. Khả năng vận dụng vào cuộc sống đa dạng hơn.
- B. Giúp việc học Địa lí thú vị hơn
- C. Nắm kiến thức Địa lí chắc hơn
-
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 23: Theo anh chị tác động của yếu tố ngoại lực nào hình thành các đồng bằng châu thổ?
-
A. Dòng nước
- B. Nước ngầm
- C. Gió
- D. Nhiệt độ
Câu 24: Trong học tập, lược đồ trí nhớ không có vai trò nào sau đây?
- A. Giúp học địa lí thú vị hơn nhiều.
- B. Hỗ trợ nắm vững các kiến thức địa lí.
-
C. Hạn chế không gian vùng đất sống.
- D. Vận dụng vào đời sống đa dạng hơn.
Câu 25: Núi được hình thành bởi….?
- A. Động đất
- B. Núi lửa
-
C. Sự chuyển động của vỏ Trái Đất
- D. Cả 3 nguyên nhân trên
Câu 26: Điền vào chỗ chấm "Kí hiệu là những hình vẽ, màu sắc, biểu tượng dùng để thể hiện các........ trên bản đồ".
-
A. Đối tượng địa lý
- B. Đối tượng
- C. Sự vật
- D. Hiện tượng
Câu 27: Khi đọc lược đồ địa hình tỉ lệ lớn, dựa vào đâu để xác định địa hình đó dốc hay thỏa?
- A.Dựa vào kí hiệu các ngọn núi
- B.Dựa vào khoảng cách giữa các ngọn núi
-
C.Dựa vào đường đồng mức
- D.Cả A và B đúng
Câu 28: Bản đồ là
- A. Hình vẽ thu nhỏ chính xác về một khu vực hay toàn bộ bề mặt Trái Đất.
- B. Hình vẽ thu nhỏ kém tuyệt đối chính xác về một khu vực hay toàn bộ bề mặt Trái Đất.
- C. Hình vẽ thu nhỏ kém chính xác về một khu vực hay toàn bộ bề mặt Trái Đất.
-
D. Hình vẽ thu nhỏ tương đối chính xác về một khu vực hay toàn bộ bề mặt Trái Đất.
Câu 29: Cấu tạo của Trái Đất không bao gồm lớp nào sau đây?
- A. Man-ti.
- B. Vỏ Trái Đất.
- C. Nhân (lõi).
-
D. Vỏ lục địa.
Câu 30: Tỉ lệ bản đồ có ý nghĩa gì?
- A. Tỉ lệ bản đồ càng lớn thì mức độ chi tiết của bản đồ càng cao.
- B. Tỉ lệ bản đồ cho biết bản đồ đó được thu nhỏ bao nhiêu so với thực địa.
-
C. A, B đúng
- D. A, B sai
Câu 31: Căn cứ không dùng để xác định độ cao tuyệt đối của các địa điểm trên bản đồ?
- A.kí hiệu thể hiện độ cao.
- B.đường đồng mức.
-
C.kích thước của kí hiệu.
- D.phân tầng màu.
Câu 32: Chỗ cắt nhau của hai đường kinh tuyến và vĩ tuyến đi qua một điểm chính là?
- A. điểm cực bắc của địa điềm đó trên bản đồ.
- B. điểm cực nam của địa điểm đó trên bản đồ.
-
C. tọa độ địa lí của điểm đó trên bản đồ.
- D. vĩ độ của điểm đó trên bản đồ.
Câu 33: Các vùng đất xung quanh núi lửa đã dập tắt thuận lợi phát triển
-
A. Trồng trọt.
- B. Công nghiệp.
- C. Chăn nuôi.
- D. Thủy điện.
Câu 34: Kinh tuyến gốc và vĩ tuyến gốc có điểm chung là cùng mang số độ bằng
-
A.00
- B. 300
- C. 700
- D. 1800
Câu 35: Không khí luôn luôn chuyển động từ
-
A. Áp cao về áp thấp.
- B. Đất liền ra biển.
- C. Áp thấp về áp cao.
- D. Biển vào đất liền.
Câu 36: Trong học tập, bản đồ là một phương tiện để học sinh
- A. Học thay sách giáo khoa, sách bài tập.
-
B. Học tập, rèn luyện các kĩ năng địa lí.
- C. Thư giãn sau khi học xong bài về nhà.
- D. Xác định vị trí các bộ phận lãnh thổ.
Câu 37: Ở nước ta có hoạt động của gió hành tinh?
- A.Gió Tây ôn đới
-
B.Gió Mậu dịch
- C.Gió Đông cực
- D.Gió mùa
Câu 38: Đâu được xem là đối tượng địa lí?
- A.Đồi núi, sông
- B.các thành phố, các quốc gia vùng lãnh thổ
- C.Các hiện tượng động đất, núi lửa phun trào, gió, bão,..
-
D.Cả 3 đáp án trên
Câu 39: Từ mặt đất trở lên, có các tầng khí quyển lần lượt nào dưới đây?
- A. Bình lưu, tầng cao của khí quyển, đối lưu.
-
B. Đối lưu, bình lưu, tầng cao của khí quyển.
- C. Bình lưu, đối lưu, tầng cao của khí quyển.
- D. Đối lưu, tầng cao của khí quyển, bình lưu.
Câu 40: Thiết bị học địa lí nào sau đây thuộc thiết bị điện tử?
- A. Bản đồ.
- B. Biểu đồ.
- C. Tranh, ảnh.
-
D. GPS.