Câu 1: Không khí luôn luôn chuyển động từ
-
A. Áp cao về áp thấp.
- B. Đất liền ra biển.
- C. Áp thấp về áp cao.
- D. Biển vào đất liền.
Câu 2: Từ mặt đất trở lên, có các tầng khí quyển lần lượt nào dưới đây?
- A. Bình lưu, tầng cao của khí quyển, đối lưu.
-
B. Đối lưu, bình lưu, tầng cao của khí quyển.
- C. Bình lưu, đối lưu, tầng cao của khí quyển.
- D. Đối lưu, tầng cao của khí quyển, bình lưu.
Câu 3: Sức nén của không khí lên bề mặt Trái đất được gọi là:
- A. Lớp vỏ khí.
- B. Gió.
- C. Khối khí.
-
D.Khí áp.
Câu 4: Khí quyển chứa loại khí nào nhiều nhất?
-
A. Nitơ.
- B. Ôxy.
- C. Agon.
- D. Cacbon điôxít.
Câu 5: Tầng đối lưu có độ cao trung bình khoảng:
- A. 18km.
- B. 14km.
-
C. 16km.
- D. 20km.
Câu 6: Tên một lớp trong cấu tạo vỏ Trái Đất?
- A. Lớp vỏ.
- B. Lớp trung gian.
- C. Lớp nhân.
-
D. Cả 3 đáp án trên.
Câu 7: Các tầng cao của khí quyển không có đặc điểm là:
- A. Từ 80km trở lên.
- B. Không khí cực loãng.
- C. Không có quan hệ với đời sống con người.
-
D. Có quan hệ mật thiết với đời sống con người.
Câu 8: Trên Trái Đất không có khối khí nào sau đây?
- A. Khối khí lục địa.
- B. Khối khí đại dương.
-
C. Khối khí nguội.
- D. Khối khí nóng.
Câu 9: Khối khí nào sau đây có tính chất ẩm?
- A. Khối khí lục địa
- B. Khối khí nóng
-
C. Khối khí đại dương.
- D. Khối khí lạnh.
Câu 10: Khí hậu nước ta chịu ảnh hưởng mạnh mẽ nhất của gió nào?
-
A. Gió mùa.
- B. Gió Tín phong.
- C. Gió Đất.
- D. Gió biển.
Câu 11: Biến đổi khí hậu là gì?
- A. Thay đổi của khí hậu vượt ra khỏi trạng thái trung bình
- B. Thay đổi của (nhiệt độ lượng mưa)
-
C.Thay đổi của khí hậu (nhiệt độ, lượng mưa,..) vượt ra khỏi trạng thái trung bình đã được duy trì trong một khoảng thời gian dài, thường là vài thập kỉ hoặc dài hơn.
- D. Cả 3 đáp án trên.
Câu 12: Biến đổi khí hậu là những thay đổi của:
- A. Sinh vật.
- B. Sông ngòi.
-
C. Khí hậu.
- D. Địa hình.
Câu 13: Sự nóng lên của Trái Đất dẫn đến những hậu quả gì?
- A. Băng tan.
- B. Nước biển dâng.
- C. Thiên tai xảy ra thường xuyên, đột ngột và bất thường.
-
D. Cả 3 đáp án trên.
Câu 14: Biểu hiện chủ yếu của biến đổi khí hậu là:
-
A. Nhiệt độ Trái Đất tăng.
- B. Số lượng sinh vật tăng.
- C. Mực nước ở sông tăng.
- D. Dân số ngày càng tăng.
Câu 15: Một trong những hệ quả của biến đổi khí hậu là:
- A. Quy mô kinh tế thế giới tăng.
- B. Dân số thế giới tăng nhanh.
-
C. Thiên tai bất thường, đột ngột.
- D. Thực vật đột biến gen tăng.
Câu 16: Biến đổi khí hậu là do tác động của:
- A. Các thiên thạch rơi xuống.
- B. Các vụ nổ hạt nhân, thử vũ khí.
- C. Các thiên tai trong tự nhiên.
-
D. Các hoạt động của con người.
Câu 17: Nhiệt độ không khí cao nhất ở khu vực nào sau đây?
A. Chí tuyến.
B. Cận cực.
C. Xích đạo.
D. Ôn đới.
Câu 18: Khi đo nhiệt độ không khí, người ta phải để nhiệt kế trong bóng râm và cách mặt đất 2 mét vì:
-
A.Hạn chế sai lệch kết quả đo do ánh sáng Mặt Trời và ảnh hưởng của nhiệt độ mặt đất.
- B. Không ảnh hưởng đến sức khỏe và hạn chế ảnh hưởng của nhiệt độ mặt đất.
- C. Hạn chế sai lệch kết quả đo do ánh sáng Mặt Trời và không ảnh hưởng đến sức khỏe.
- D. Bảo quản nhiệt kế để sử dụng lâu hơn và không ảnh hưởng đến sức khỏe người đo.
Câu 19: Dụng cụ nào sau đây được dùng đo độ ẩm không khí?
-
A.Ẩm kế.
- B. Áp kế.
- C. Nhiệt kế.
- D. Vũ kế.
Câu 20: Không khí trên mặt đất nóng nhất là vào
- A. 11 giờ trưa.
- B. 14 giờ trưa.
- C. 12 giờ trưa.
-
D.13 giờ trưa.
Câu 21: Có mấy loại nhiệt kế thường dùng?
-
A.2 loại.
- B. 3 loại.
- C. 4 loại.
- D. 5 loại.
Câu 22: Định nghĩa nào dưới đây đúng về nhiệt độ không khí ?
- A. Khi các tia bức xạ mặt trời đi không qua khí quyển, mặt đất hấp thụ lượng nhiệt của mặt trời, rồi bức xạ lại vào không khí nóng lên. Độ nóng, lạnh đó gọi là nhiệt độ không khí.
- B. Khi các tia bức xạ mặt trời đi qua khí quyển, mặt đất tương phản lượng nhiệt của mặt trời, rồi bức xạ lại vào không khí nóng lên. Độ nóng, lạnh đó gọi là nhiệt độ không khí.
- C. Khi các tia bức xạ mặt trời đi qua khí quyển, mặt đất hấp thụ lượng nhiệt của mặt trời, rồi thu lại lại vào không khí nóng lên. Độ nóng, lạnh đó gọi là nhiệt độ không khí.
-
D. Khi các tia bức xạ mặt trời đi qua khí quyển, mặt đất hấp thụ lượng nhiệt của mặt trời, rồi bức xạ lại vào không khí nóng lên. Độ nóng, lạnh đó gọi là nhiệt độ không khí.
Câu 23: Cách tính nhiệt độ trung bình tháng nào dưới đây là đúng?
-
A. Nhiệt độ các ngày chia số ngày
- B. Nhiệt độ các ngày cộng số ngày.
- C. nhiệt độ các ngày nhân số ngày
- D. Nhiệt độ các ngày chia số giờ
Câu 24: Nhiệt độ trung bình năm cao nhất thường ở vùng:
-
A. Chí tuyến.
- B. Ôn đới.
- C. Xích đạo.
- D. Cận cực.
Câu 25: Khi không khí đã bão hòa mà vẫn được cung cấp thêm hơi nước thì:
- A. Hình thành độ ẩm tuyệt đối.
- B. Tạo thành các đám mây.
- C. Sẽ diễn ra hiện tượng mưa.
-
D. Diễn ra sự ngưng tụ.
Câu 26: Nguồn cung cấp ánh sáng và nhiệt cho Trái Đất là
- A. Con người đốt nóng.
-
B. Ánh sáng từ Mặt Trời.
- C. Các hoạt động công nghiệp.
- D. Sự đốt nóng của Sao Hỏa.
Câu 27: Sự nóng lên của Trái Đất không làm cho:
- A. Băng hai cực tăng.
- B. Mực nước biển dâng.
-
C. Sinh vật phong phú.
- D. Thiên tai bất thường.
Câu 28: Thành phần khí chủ yếu gây nên hiệu ứng nhà kính, làm Trái Đất nóng lên là:
- A. Ni-tơ.
- B. O-xy.
-
C. Cac-bo-nic.
- D. Ô-dôn.
Câu 29: Sự nóng lên của Trái Đất không làm cho:
- A. Băng hai cực tăng.
- B. Mực nước biển dâng.
-
C. Sinh vật phong phú.
- D. Thiên tai bất thường.
Câu 30: Biện pháp nào sau đây thường không sử dụng để ứng phó trước khi xảy ra thiên tai?
- A. Gia cố nhà cửa.
- B. Bảo quản đồ đạc.
- C. Sơ tán người.
-
D. Phòng dịch bệnh.