[Cánh diều] Trắc nghiệm địa lí 6 chương 6: Đất và sinh vật trên đất

Củng cố kiến thức và ôn luyện đề thi dạng trắc nghiệm địa lí 6 chương 6: Đất và sinh vật trên đất sách cánh diều. Học sinh ôn luyện bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Ở cuối bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Hãy kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1:Đất là:

  • A. Lớp mùn có màu nâu xám, cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng phát triển.
  • B.Lớp vật chất mỏng trên cùng của vỏ Trái đất, có độ dày chỉ từ vài xăng-ti-mét.
  • C. Lớp vật liệu vụn bở, có thành phần phức tạp ở phía trên lục địa và bề mặ đáy đại dương.
  • D. Lớp vật chất có được từ quá trình phân huỷ các loại đá.

Câu 2: Nguồn gốc sinh ra thành phần khoáng trong đất là:

  • A. Khí hậu.
  • B. Địa hình.
  • C.Đá mẹ.
  • D. Sinh vật.

Câu 3: Các thành phần chính của lớp đất trên Trái đất là:

  • A.Khoáng vật, chất hữu cơ, nước, không khí.
  • B. Cơ giới, không khí, chất vô cơ và mùn.
  • C. Chất hữu cơ, nước, không khí và sinh vật. 
  • D. Nước, không khí, chất hữu cơ và độ phì.

Câu 4: Nguồn gốc sinh ra thành phần hữu cơ trong đất là

  • A. Sinh vật.
  • B. Đá mẹ.
  • C. Địa hình.
  • D. Khí hậu.

Câu 5: Tầng nào sau đây của đất chứa các sản phẩm phong hóa bị biến đổi để hình thành đất?

  • A. Tích tụ.
  • B. Thảm mùn.
  • C.Đá mẹ.
  • D. Hữu cơ.

Câu 6: Cung cấp các khoáng vật cho đất, tạo nên các tính chất vật lí, hóa học của đất là:

  • A. Khí hậu.
  • B. Sinh vật.
  • C. Đá mẹ.
  • D. Không khí.

Câu 7: Có ảnh hưởng lớn đến quá trình phong hóa, đời sống của sinh vật và tốc độ phân giải chất hữu cơ trong đất là:

  • A. Đá mẹ.
  • B. Khí hậu.
  • C. Khoáng vật.
  • D. Không khí.

Câu 8: Ý nào dưới đây không đúng khi nói về các thành phần của đất:

  • A. Nước trong đất được chứa chủ yếu trong các khe hở và các hạt khoáng của đất.
  • B. Không khí trong đất được chứa trong các lỗ hổng của đất.
  • C. Chất hữu cơ trong đất chưa hoặc đang phân hủy gọi là chất mùn.
  • D. Khoáng vật trong đất là những hợp chất tự nhiên được hình thành do các quá trình phong hóa khác nhau xảy ra trong lớp vỏ Trái đất.

Câu 9: Thành phần hữu cơ của lớp đất có đặc điểm nào sau đây?

  • A. Chiếm một tỉ lệ lớn trong lớp đất.
  • B. Thành phần quan trọng nhất của đất.
  • C. Tồn tại ở giữa các khe hở của đất.
  • D. Nằm ở tầng dưới cùng của lớp đất.

Câu 10: Đặc điểm nào sau đây không đúng với thành phần hữu cơ trong đất?

  • A. Thành phần quan trọng nhất của đất.
  • B. Chiếm một tỉ lệ nhỏ trong lớp đất.
  • C. Đá mẹ là sinh ra thành phần hữu cơ.
  • D. Thường ở tầng trên cùng của đất.

Câu 11: Các nhóm đất có sự khác biệt rất lớn về:

  • A. Màu sắc, chất khoáng, độ phì và bề dày.
  • B. Màu sắc, thành phần, độ xốp và bề dày.
  • C. Màu sắc, chất khoáng, độ xốp và bề dày.
  • D. Màu sắc, chất hữu cơ, độ xốp và độ phì.

Câu 12: Trong sản xuất nông nghiệp, loại đất dùng để trồng cây công nghiệp lâu năm?

  • A. Đất cát pha.
  • B. Đất xám.
  • C. Đất phù sa bồi đắp.
  • D.Đất đỏ ba-dan.

Câu 13: Ở nước ta, các loài cây sú, vẹt, đước phát triển và phân bố trên loại đất nào sau đây?

  • A. Đất phù sa ngọt.
  • B. Đất feralit đồi núi.
  • C. Đất chua phèn.
  • D. Đất ngập mặn.

Câu 14: Loại đất nào sau đây thường được dùng để trồng cây lúa nước?

  • A. Đất phù sa.
  • B. Đất đỏ badan.
  • C. Đất feralit.
  • D. Đất đen, xám.

Câu 15: Dựa vào thành phần nào trong đất để xác định đất ấm hay khô?

  • A. Rẻ cây và không khí.                         
  • B. Nước.
  • C. Không khí và nước.                         
  •  D. Mùn.

Câu 16: Đâu không phải là biện pháp làm tăng độ phì của đất?

  • A. Xới đất
  • B. Sử dụng phân hóa học
  • C.  Sử dụng phân hữu cơ
  • D.Du canh, du cư, đốt rừng làm nương rẫy

Câu 17: Loại đất chủ yếu ở khu vực miền núi nước ta là đất gì? Phù hợp trồng những loại cây nào?

  • A. Đất phù sa, thích hợp trồng các cây nông nghiệp ngắn ngày.
  • B.Đất feralit, thích hợp để trồng rừng, các cây công nghiệp lâu năm.
  • C. Đất đỏ ba dan, thích hợp trồng chè, cà phê, cao su,…
  • D. Đất đen thảo nguyên, phù hợp để trồng lúa mì, lúa mạch.

Câu 18: Hiện tượng đất bạc màu được hiểu như thế nào?

  • A. Đất bạc màu là những loại đất đã bị mất đi các tính chất vốn có của nó, không có các sinh vật sống phát triển
  • B. Là một loại đất có màu nhạt hơn đất bình thường, được tạo thành sau quá trình cải tạo đất.
  • C. Đất bạc màu có cấu trúc và kết cấu kém, nghèo dinh dưỡng, thiếu mùn hữu cơ, khả năng giữ nước và điều hòa nhiệt độ thấp
  • D.A và C đều đúng.

Câu 19: Sinh vật bao gồm:

  • A. Thực vật, động vật.
  • B. Vi sinh vật, thực vật, động vật.
  • C. Vi sinh vật, thực vật.
  • D. Thực vật, động vật, vi sinh vật và các dạng sống khác.

Câu 20: Có khoảng bao nhiêu loài sinh vật sống trên bề mặt Trái đất?

  • A. 5 - 7 triệu loài.
  • B. 9 - 10 triệu loài.
  • C. 30 000 loài.
  • D. 10 - 14 triệu loài.

Câu 21: Có 15 000 loài sinh vật nào trên cạn?

  • A. Thú.
  • B. Bò sát.
  • C. Chim.
  • D. Thực vật trên cạn.

Câu 22: Trên Trái đất có mấy đới thiên nhiên:

  • A. 2.
  • B. 3.
  • C. 4.
  • D. 6.

Câu 23: Nằm trong khoảng từ 300B đến 300N, có nhiệt độ cao và lượng mưa lớn là:

  • A. Đới nóng.
  • B. Đới ôn hòa.
  • C. Đới lạnh.
  • D. Cả A, B, C đều sai.

Câu 24: Nằm trong khoảng từ 600B đến cực Bắc và từ đến 600N đến cực Nam là:

  • A. Đới nóng.
  • B. Đới ôn hòa.
  • C. Đới lạnh.
  • D. Cả A, B, C đều sai.

Câu 25: Thực vật chủ yếu là rừng lá kim, rừng hỗn hợp, rừng lá rộng, thảo nguyên,… thuộc:

  • A. Đới lạnh.
  • B. Đới ôn hòa.
  • C. Đới nóng.
  • D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 26: Các đới thiên nhiên trên Trái đất được hình thành trên cơ sở sự khác biệt về:

  • A. Khí hậu và nhiệt độ.
  • B. Khí hậu và độ ẩm.
  • C. Lượng mưa và nhiệt độ.
  • D. Nhiệt độ và độ ẩm.

Câu 27: Ý nào dưới đây không đúng khi nói về sự đa dạng của sinh vật:

  • A. Sự đa dạng của sinh vật được thể hiện ở thành phần loài.
  • B. Số lượng các loài sinh vật không ổn định mà luôn thay đổi theo xu hướng tăng lên.
  • C. Trên lục địa, thực vật và động vật đều rất đa dạng, tập trung chủ yếu ở đới nóng và đới ôn hòa.
  • D. Ở biển và đại dương, thực vật chủ yếu là các loài rong, tảo sống gần bờ; động vật rất đa dạng và phong phú.

Câu 28: Ý nào dưới đây không đúng khi nói về sự đa dạng của sinh vật ở biển và đại dương:

  • A. Thực vật chủ yếu là các loài rong, tảo sống gần bờ; động vật rất phong phú và đa dạng.
  • B. Môi trường sống ở biển và đại dương ít biến động hơn so với trên đất liền.
  • C. Sinh vật sống ở một tầng nhất định của đại dương, đó là vùng biển khơi sâu.
  • D. Ước tính động vật, thực vật ở biển và đại dương có khoảng 200 000 loài.

Câu 29: Rừng nhiệt đới phân bố chủ yếu ở:

  • A. Hai bên xích đạo.
  • B. Hai cực.
  • C. Khắp nơi trên thế giới.
  • D. Đồng bằng.

Câu 30: Ý nào dưới đây không đúng khi nói về rừng nhiệt đới:

  • A. Rừng nhiệt đới được mệnh danh là “lá phổi xanh” của Trái đất.
  • B. Rừng chiếm hơn 2/3 số loài trên Trái đất.
  • C. Rừng nhiệt đới có cấu trúc tầng tán phức tạp.
  • D. Rừng nhiệt đới có rất nhiều giá trị về tài nguyên.

Xem thêm các bài Trắc nghiệm địa lí 6 cánh diều, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm địa lí 6 cánh diều chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 6.

Xem Thêm

Lớp 6 | Để học tốt Lớp 6 | Giải bài tập Lớp 6

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 6, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 6 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 6 - cánh diều

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - chân trời sáng tạo

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Tài liệu & sách tham khảo theo chương trình giáo dục cũ