[Cánh diều] Trắc nghiệm địa lí bài 16: Thực hành đọc lược đồ khí hậu và biểu đồ nhiệt độ - lượng mưa

Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm địa lí 6 bài 16: Thực hành đọc lược đồ khí hậu và biểu đồ nhiệt độ - lượng mưa - sách cánh diều. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt.

Câu 1: Nguồn gốc sinh ra các hiện tượng khí tượng như sương mù, mây, mưa,… là từ

  • A. Hơi nước.
  • B. Khí metan.
  • C. Khí ôxi.
  • D. Khí nitơ.

Câu 2: Cách tính lượng mưa trong năm nào dưới đây là đúng?

  • A. Tính lượng mưa trong năm: Cộng toàn bộ lượng mưa trong cả 12 tháng lại.
  • B. Tính lượng mưa trong năm: nhân toàn bộ lượng mưa trong cả 12 tháng lại rồi chia 12
  • C. Tính lượng mưa trong năm: Cộng toàn bộ lượng mưa trong cả 12 tháng lại rồi trừ 12
  • D. Tính lượng mưa trong năm: Cộng toàn bộ lượng mưa trong cả 12 tháng lại rồi chia 12

Câu 3: Yếu tố tự nhiên nào sau đây có ảnh hưởng lớn đến các thành phần tự nhiên khác?

  • A. Sông ngòi.
  • B. Khí hậu.
  • C. Thổ nhưỡng.
  • D. Địa hình.

Câu 4: Theo anh chị tại sao về mùa hạ, những miền gần biển có không khí mát hơn trong đất liền; ngược lại, về mùa đông, những miền gần biển lại có không khí ấm hơn trong đất liền?

  • A. Do mùa hạ, miền gần biển có ngày ngắn hơn đêm, mùa đông ngày dài hơn đêm.
  • B. Do mùa hạ, miền gần biển có ngày dài hơn đêm, mùa đông ngày ngắn hơn đêm.
  • C. Do đặc tính hấp thụ và tỏa nhiệt của nước và đất là khác nhau: Mặt đất nóng lên chậm và nguội đi chậm hơn nước.
  • D. Do đặc tính hấp thụ và tỏa nhiệt của nước và đất là khác nhau: Mặt đất nóng lên nhanh và nguội đi nhanh hơn nước.

Câu 5: Nhiệt độ trung bình ngày là kết quả tổng cộng nhiệt độ 3 lần trong ngày vào các thời điểm:

  • A. 9 giờ, 16 giờ, 24 giờ
  • B.  6 giờ, 14 giờ, 22 giờ
  • C.  5 giờ, 13 giờ, 21 giờ
  • D.  7 giờ, 15 giờ, 23 giờ

Câu 6: Nhiệt độ trung bình năm cao nhất thường ở vùng

  • A. Chí tuyến.
  • B. Ôn đới.
  • C. Xích đạo.
  • D. Cận cực.

Câu 7: Điều nào không đúng khi nói về sự thay đổi của nhiệt độ

  • A. Nhiệt độ không khí thay đổi theo vĩ độ.
  • B. Nhiệt độ không khí thay đổi theo màu đất.
  • C. Nhiệt độ không khí thay đổi theo độ cao.
  • D. Nhiệt độ không khí thay đổi tùy theo vị trí gần hay xa biển.

Câu 8: Nguyên nhân có sự khác biệt về nhiệt độ giữa đất và nước là do:

  • A. Do trên mặt đất có động thực vật sinh sống.
  • B. Do lượng nhiệt chiếu xuống đất và nước khác nhau.
  • C. Do đặc tính hấp thụ nhiệt của đất và nước khác nhau.
  • D. Do nước có nhiều thủy hảo sản cần nhiều không khí để hô hấp.

Câu 9: Trên Trái Đất có bao nhiêu đai áp cao?

  • A. 3 đai áp cao.
  • B. 4 đai áp cao.
  • C. 2 đai áp cao.
  • D. 5 đai áp cao.

Câu 10: Khi đo nhiệt độ không khí người ta phải đặt nhiệt kế:

  • A. Ngoài trời nắng, cách mặt đất 3m
  • B. Nơi mát, cách mặt đất 1m
  • C. Ngoài trời, sát mặt đất
  • D.  Trong bóng râm, cách mặt đất 2m.

Câu 11: Giả sử có một ngày ở thành phố Hà Nội, người ta đo đưực nhiệt độ lúc 5 giờ được $22^{0}$C, lúc 13 giờ được $26^{0}$C và lúc 21 giờ được $24^{0}$C. Vậy nhiệt độ trung bình của ngày hôm đó là bao nhiêu?

  • A. $22^{0}$C.
  • B. $23^{0}$C.
  • C. $24^{0}$C.
  • D. $25^{0}$C.

Câu 12: Không khí tập trung ở tầng đối lưu là 

  • A. 75%.
  • B. 85%.
  • C. 90%.
  • D. 80%.

Câu 13: Đặc điểm không đúng khi nói về sự thay đổi của nhiệt độ là:

  • A. Nhiệt độ không khí thay đổi theo vĩ độ.
  • B. Nhiệt độ không khí thay đổi theo màu đất.
  • C. Nhiệt độ không khí thay đổi theo độ cao.
  • D. Nhiệt độ không khí thay đổi tùy theo vị trí gần hay xa biển.

Câu 14: Việt Nam nằm trong đới khí hậu nào sau đây?

  • A. Ôn đới.
  • B. Nhiệt đới.
  • C. Cận nhiệt.
  • D. Hàn đới.

Câu 15: Theo anh chị nhiệt độ không khí thay đổi:

  • A. Theo vĩ độ.
  • B. Theo độ cao.
  • C. Gần biển hoặc xa biển.
  • D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 16: Theo anh chị thời tiết là hiện tượng khí tượng:

  • A. Xảy ra trong một thời gian dài ở một nơi.
  • B. Xảy ra trong một thời gian ngắn nhất định ở một nơi.
  • C. Xảy ra khắp mọi nơi và không thay đổi.
  • D. Cả A, B, C đều sai.

Câu 17: Để đo nhiệt độ không khí người ta dùng dụng cụ nào sau đây?

  • A. Áp kế.
  • B. Nhiệt kế.
  • C. Vũ kế.
  • D. Ẩm kế.

Câu 18: Nguồn cung cấp ánh sáng và nhiệt cho Trái Đất chủ yếu từ

  • A. Ánh sáng từ Mặt Trời.
  • B. Các hoạt động công nghiệp.
  • C. Con người đốt nóng.
  • D. Sự đốt nóng của Sao Hỏa.

Xem thêm các bài Trắc nghiệm địa lí 6 cánh diều, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm địa lí 6 cánh diều chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 6.

Xem Thêm

Lớp 6 | Để học tốt Lớp 6 | Giải bài tập Lớp 6

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 6, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 6 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 6 - cánh diều

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - chân trời sáng tạo

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Tài liệu & sách tham khảo theo chương trình giáo dục cũ