Câu 1: Ngày chuyển tiếp giữa mùa nóng và mùa lạnh là ngày nào sau đây?
- A. Ngày 23/9 thu phân.
- B. Ngày 22/12 đông chí.
- C. Ngày 22/6 hạ chí.
-
D. Ngày 12/3 xuân phân.
Câu 2: Giả sử Trái Đất không tự quay quanh trục mà chỉ chuyển động quanh Mặt Trời thì theo em khi đó, ở bề mặt Trái Đất có sự sống không?
- A. Trên Trái Đất vẫn có sự sống.
-
B. Trên Trái Đất không có sự sống.
- C. Tùy thuộc vào từng địa điểm.
- D. Chỉ có Xích đạo tồn tại sự sống.
Câu 3: Vào ngày nào ở nửa cầu Nam ánh sáng Mặt Trời chiếu thẳng góc vào vĩ tuyến 23
- A. Ngày 22/6.
- B. Ngày 21/3.
- C. Ngày 23/9.
-
D. Ngày 22/12.
Câu 4: "Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng
Ngày tháng mười chưa cười đã tối“.
Câu ca dao này chỉ đúng trong trường hợp ở đâu?
-
A. Bắc bán cầu
- B. Nam bán cầu
- C. Cả hai bán cầu
- D. Khu vực nhiệt đới
Câu 5: Ngày nào trong năm ở hai nửa bán cầu đều nhận được một lượng ánh sáng và nhiệt như nhau?
- A. Ngày 22 tháng 6 và ngày 22 tháng 12
-
B. Ngày 21 tháng 3 và ngày 23 tháng 9
- C. Ngày 21 tháng 6 và ngày 23 tháng 12
- D. Ngày 22 tháng 3 và ngày 22 tháng 9
Câu 6: Khu vực nào sau đây có 6 tháng là ngày và 6 tháng là đêm trong một năm?
- A. Vòng cực.
-
B. Cực.
- C. Chí tuyến.
- D. Xích đạo.
Câu 7: Tại sao trong khoảng thời gian từ 21 – 3 đến 23 – 9 ở bán cầu Bắc có ngày dài hơn đêm?
- A. Bán cầu Bắc là mùa xuân và mùa hạ.
- B. Vận tốc chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời giảm đi.
-
C. Bán cầu Bắc ngả về phía Mặt Trời.
- D. Bán cầu Bắc chếch xa Mặt Trời.
Câu 8: Nơi nào trên Trái Đất quanh năm có ngày và đêm dài như nhau?
- A. Các địa điểm nằm trên 2 vòng cực.
- B. Ở 2 cực và vùng ôn đới.
- C. Các địa điểm nằm trên 2 chí tuyến.
-
D. Các địa điểm nằm trên Xích đạo.
Câu 9: Trong khi chuyển động quanh Mặt Trời, Trái Đất luôn có trạng thái?
- A. giữ nguyên độ nghiêng và thay đổi hướng nghiêng của trục.
-
B. giữ nguyên độ nghiêng và hướng nghiêng của trục không thay đổi.
- C. thay đổi độ nghiêng và hướng nghiêng của trục.
- D. thay đổi độ nghiêng và giữ nguyên hướng nghiêng của trục
Câu 10: Những khu vực nào ở trên Trái Đất có ngày hoặc đêm dài suốt 6 tháng?
- A. Hai vòng cực đến hai cực.
-
B. Hai cực trên Trái Đất.
- C. Khu vực quanh hai chí tuyến.
- D. Khu vực nằm trên xích đạo.
Câu 11: Trái Đất hướng cả hai nửa cầu Bắc và Nam về phía Mặt Trời như nhau vào các ngày nào?
- A. 21 - 3 và 22 - 6.
- B. 22 - 6 và 22 - 12.
-
C. 21 - 3 và 23 - 9.
- D. 23 - 9 và 22 - 12.
Câu 12: Khu vực nào sau đây quanh năm có ngày đêm bằng nhau?
-
A. Xích đạo.
- B. Chí tuyến.
- C. Ôn đới.
- D. Vòng cực.
Câu 13: Trong năm khu vực nhận được lượng nhiệt lớn nhất từ Mặt Trời là?
- A. Cực.
-
B. Xích đạo.
- C. Vòng cực.
- D. Chí tuyến.
Câu 14: Vào ngày 22/12 ở Nam Bán Cầu có thời gian ban ngày diễn ra thế nào?
- A. Khó xác định.
-
B. Dài nhất.
- C. Bằng ban đêm.
- D. Ngắn nhất.
Câu 15: Vì Trái Đất hình khối cầu nên:
- A. hiện tượng mùa lần lượt xảy ra theo thứ tự: xuân, hạ, thu, đông ở tất cả các địa điểm.
-
B. một nửa được Mặt Trời chiếu sáng là ngày và một nửa không được chiếu sáng là đêm.
- C. một nửa được Mặt Trời chiếu sáng là đêm và một nửa không được chiếu sáng là ngày.
- D. tất cả các địa điểm trên Trái Đất đều nhận được lựng nhiệt và ánh sáng như nhau.
Câu 16: Trong hệ Mặt Trời các hành tinh có quỹ đạo chuyển động từ:
-
A. Tây sang Đông
- B. Đông sang Tây
- C. Bắc đến Nam
- D. Nam đến Bắc
Câu 17: Nhận xét không đúng về hiện tượng các mùa trong năm?
- A. Do trục Trái Đất nghiêng và không đổi hướng trong khi chuyển động trên quỹ đạo nên sinh ra các mùa.
- B. Các mùa đối lập nhau ở 2 nửa cầu trong một năm.
- C. Một năm có 4 mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông.
-
D. Các mùa tính theo dương lịch và âm dương lịch giống nhau về thời gian bắt đầu và kết thúc.
Câu 18: Vào ngày nào trong năm ở hai nửa bán cầu đều nhận được một lượng ánh sáng và nhiệt như nhau?
- A. Ngày 22/6 và ngày 22/12.
-
B. Ngày 21/3 và ngày 23/9.
- C. Ngày 21/6 và ngày 23/12.
- D. Ngày 22/3 và ngày 22/9.