Câu 1:Để xác định phương hướng trên bản đồ, ta căn cứ vào?
- A. Mạng lưới kinh vĩ tuyến và hình dạng trên bản đồ.
- B. Hình dạng lãnh thổ và mũi tên chỉ hướng.
-
C. Mũi tên chỉ hướng và mạng lưới kinh vĩ tuyến.
- D. Hình dạng lãnh thổ và đặc điểm địa hình.
Câu 2: Yếu tố nào sau đây là thành phần của tự nhiên?
- A. Nhà hàng.
- B. Phong tục.
- C. Siêu thị.
-
D. Địa hình.
Câu 3: Muốn đọc bản đồ nhanh và chính xác, chúng ta phải biết?
- A. đối tượng địa lí cần đọc là gi?
- B. đặc điểm của đối tượng địa lí trên bản đồ.
- C. các mối quan hệ xung quanh đối tượng địa lí
-
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 4: Kinh tuyến đối diện với kinh tuyến gốc là kinh tuyến bao nhiêu độ?
- A. 240⁰.
-
B. 180⁰.
- C. 90⁰.
- D. 360⁰.
Câu 5:Cho hình vẽ sau:
Trong bản đồ trên, khu vực nào sau đây có sai số ít nhất về hình dạng và diện tích?
- A. Liên Bang Nga.
-
B. Trung Phi.
- C. Đảo Grơn-len.
- D. Châu Đại Dương.
Câu 6: Trên quả địa cầu có tất cả bao nhiêu vĩ tuyến?
- A. 120 vĩ tuyến.
- B. 180 vĩ tuyến.
-
C. 181 vĩ tuyến.
- D. 360 vĩ tuyến.
Câu 7: Cần làm gì để đọc được bản đồ?
- A. Xem chú thích
- B. Hiểu được các yếu tố cần thiết của bản đồ
- C. Xem tên bản đồ
-
D. A và B đúng
Câu 8: Một phương tiện đặc biệt để mô tả hiểu biết cá nhân về một địa phương gọi là
- A. Bản đồ địa hình.
-
B. Lược đồ trí nhớ.
- C. Bản đồ cá nhân.
- D. Bản đồ không gian.
Câu 8: Theo anh chị một bản đồ được gọi là hoàn chỉnh, đầy đủ khi
- A. có màu sắc và kí hiệu.
- B. có bảng chú giải.
-
C. có đầy đủ thông tin, kí hiệu, tỉ lệ, bảng chú giải.
- D. có mạng lưới kinh, vĩ tuyến.
Câu 10: Bản đồ có tỉ lệ nhỏ hơn 1 : 2 000.000 là những bản đồ có tỉ lệ
-
A. Nhỏ.
- B. Trung bình.
- C. Lớn.
- D. Rất lớn.
Câu 11: Khu vực càng xa trung tâm bản đồ, thì:
- A. ít sai số về hình dạng.
-
B. sự biến dạng càng rõ rệt.
- C. không có sự biến dạng.
- D. biến dạng không đáng kể.
Câu 12: Bản đồ nào sau đây là bản đồ có tỉ lệ lớn?
- A. 1: 1 000.000.
-
1: 100.000
- C. 1: 700.000.
- D. 1: 500.000.
Câu 13:Nhận định nào dưới đây không đúng về vai trò của bản đồ trong học tập Địa lí?
- A. Dựa vào bản đồ ta có thể xác định được vị trí địa lí của một điểm trên bề mặt đất.
-
B. Bản đồ không thể hiện mối quan hệ giữa các đối tượng địa lí.
- C. Bản đồ có thể thể hiện sự phân bố các thành phần tự nhiên, kinh tế - xã hội (điểm dân cư, núi, sông).
- D. Bản đồ có thể thể hiện hình dạng, quy mô cùa các lục địa trên thế giới.
Câu 14: Trong các tỉ lệ bản đồ sau đây, tờ bản đồ nào có mức độ chi tiết cao nhất?
-
A. 1: 3.500.
- B. 1: 50.000.
- C. 1: 15.000.
- D. 1: 100.000.
Câu 15: Dựa vào đâu khi đọc bản đồ ta xác định được các đối tượng địa lí?
- A. sử dụng hình ảnh thật của chúng.
- B. sử dụng hình vẽ của chúng.
-
C. sử dụng hệ thống các kí hiệu.
- D. viết tên của chúng trên bản đồ.
Câu 16:Trên bản đồ, đối tượng nào sau đây không được biểu hiện bằng phương pháp kí hiệu hình học?
- A. Khoáng sản.
-
B. Sự di chuyển của bão.
- C. Các ngành công nghiệp.
- D. Vật nuôi, cây trồng.
Câu 17: Gió mùa mùa đông thổi vào Việt Nam theo hướng nào sau đây?
- A. Tây Bắc.
- B. Tây Nam.
- C. Đông Nam.
-
D. Đông Bắc.
Câu 18:Bản đồ là hình vẽ có tính chất?
- A. Tương đối.
- B. Tuyệt đối chính xác.
-
C. Tương đối chính xác.
- D. Kém chính xác.