[Cánh diều] Trắc nghiệm địa lí bài 10: Qúa trình nội sinh và ngoại sinh. Hiện tượng tạo núi

Củng cố kiến thức và ôn luyện đề thi dạng trắc nghiệm môn lịch sử và địa lí 6 phần địa lí bài 10: Qúa trình nội sinh và ngoại sinh. Hiện tượng tạo núi sách cánh diều. Học sinh ôn luyện bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Ở cuối bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Hãy kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Nguyên nhân chủ yếu sinh ra ngoại lực là do

  • A. Động đất, núi lửa, sóng thần.
  • B. Hoạt động vận động kiến tạo.
  • C. Năng lượng bức xạ Mặt Trời.
  • D. Sự di chuyển vật chất ở manti.

Câu 2: Nhận định nào dưới đây chưa chính xác?

  • A. Các khe rãnh là dạng địa hình chủ yếu do dòng nước tạm thời tạo thành
  • B. Dạng địa hình tiêu biểu cho quá trình thổi mòn là các nấm đá, hang đá
  • C. Địa hình hàm ếch ở bờ biển được hình thành chủ yếu do tác dụng của sóng biển
  • D. Ở những vùng giá lạnh quá trình mài mòn diễn ra chủ yếu là dưới tác động của băng hà

Câu 3: Nấm đá là dạng địa hình được hình thành do tác động của nhân tố ngoại lực nào?

  • A. Băng hà.
  • B. Gió.
  • C. Nước chảy.
  • D. Sóng hiển.

Câu 4: Hiện tượng mài mòn do sóng biển thường tạo nên các dạng địa hình nào sau đây?

  • A. Cột đá, vịnh biển và đầm phá.
  • B. Hàm ếch sóng vỗ, nền mài mòn.  
  • C. Các cửa sông và bãi bồi ven biển.
  • D. Các vịnh biển có dạng hàm ếch.

Câu 5: Dạng địa hình được hình thành do quá trình ngoại lực là?

  • A. các hang động caxtơ
  • B. đỉnh núi cao.
  • C. núi lửa.
  • D. vực thẳm dưới đáy đại dương.

Câu 6: Ngoại lực và nội lực tạo ra các dạng địa hình trên bề mặt có đặc điểm nào sau đây?

  • A. Hai lực giống nhau và tác động đồng thời nhau.
  • B. Hai lực đối nghịch nhau, tác động đồng thời nhau. 
  • C. Hai lực đối nghịch nhau, tác động luân phiên nhau.
  • D. Hai lực giống nhau, không tác động đồng thời nhau.

Câu 7: Quá trình phong hóa các loại đá không phải do yếu tố nào sau đây?

  • A. sự chênh lệch nhiệt độ làm cho đá nứt nẻ.
  • B. nước thấm và hòa tan làm cho đá vụn bở.
  • C. nước chảy với tốc độ mạnh cắt xẻ các lớp đá.
  • D. rễ cây tác động làm phá hủy đá.

Câu 8: Nội lực tạo ra hiện tượng nào sau đây?

  • A. Động đất, núi lửa.
  • B. Sóng thần, xoáy nước.
  • C. Lũ lụt, sạt lở đất.
  • D. Phong hóa, xâm thực.

Câu 9: Đâu không phải là biện pháp phù hợp để hạn chế những thiệt hại do động đất gây ra?

  • A. lập trạm dự báo động đất.
  • B. xây dựng nhà cửa có khả năng chống chịu cao.
  • C.  sơ tán dân cư ra khỏi vùng nguy hiểm.
  • D. xây dựng các hệ thống đê điều.

Câu 10: Đâu không phải là tác động của nội lực?

  • A. sinh ra đồi núi, các lớp đá uốn nếp.
  • B. sinh ra động đất và núi lửa.
  • C. sinh ra các đồng bằng châu thổ.
  • D. làm cho mặt đất nâng lên hạ xuống.

Câu 11: Nguồn năng lượng sinh ra nội lực chủ yếu là

  • A. Năng lượng trong lòng Trái Đất.
  • B. Năng lượng từ các vụ thử hạt nhân.
  • C. Năng lượng của bức xạ mặt trời.
  • D. Năng lượng từ biển và đại dương.

Câu 12: Tác động của nội lực đến địa hình bề mặt Trái Đất được thể hiện qua?

  • A. Các hiện tượng đứt gãy, uốn nếp, động đất, núi lửa.
  • B. Hiện tượng băng tan ở hai cực.
  • C. Quá trình phong hóa lí học và hóa học.
  • D. Hiện tượng xói mòn, sạt lở đất ở miền núi, bồi tụ ở đồng bằng.

Câu 13: Nội lực có xu hướng nào sau đây?

  • A. Làm địa hình mặt đất gồ ghề.
  • B. Phá huỷ địa hình bề mặt đất.
  • C. Tạo ra các dạng địa hình mới. 
  • D. Tạo ra các dạng địa hình nhỏ.

Câu 14: Các hang động đẹp ở nước ta như Phong Nha – Kẻ Bàng (Quảng Bình), động Nhị Khê, động Tam Thanh (Lạng Sơn), Tam Cốc – Bích Động (Ninh Bình) được tạo thành do kết quả của quá trình?

  • A. phong hóa hóa học
  • B. phong hóa lí học.
  • C. thổi mòn do gió.
  • D. xâm thực do dòng chảy nước.

Câu 15: Theo anh chị nội lực và ngoại lực là hai lực có đặc điểm?

  • A. cùng chiều nhau, có vai trò như nhau trong việc tạo ra các dạng địa hình trên bề mặt Trái Đất.
  • B. ngược chiều nhau, tác động lần lượt lên các đối tượng, làm hạ thấp địa hình bề mặt Trái Đất.
  • C. cùng chiều nhau, làm cho địa hình Trái Đất ngày càng cao hơn.
  • D. đối nghịch nhau, có tác động đồng thời và tạo ra các dạng địa hình trên bề mặt Trái Đất.

Câu 16: Qúa trình nội sinh có xu hướng?

  • A. Nâng cao địa hình
  • B. Phong hóa địa hình
  • C. Bào mòn, hạ thấp địa hình
  • D. Bồi lấp các vùng trũng.

Câu 17: Ngoại lực không có quá trình nào sau đây?

  • A. Xói mòn.
  • B. Phong hoá.
  • C. Xâm thực.
  • D. Nâng lên.

Câu 18: Mối quan hệ giữa nội lực và ngoại lực là

  • A. Hỗ trợ nhau.
  • B. Lần lượt.
  • C. Giống nhau.
  • D. Đối nghịch.

Xem thêm các bài Trắc nghiệm địa lí 6 cánh diều, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm địa lí 6 cánh diều chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 6.

Xem Thêm

Lớp 6 | Để học tốt Lớp 6 | Giải bài tập Lớp 6

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 6, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 6 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 6 - cánh diều

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - chân trời sáng tạo

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Tài liệu & sách tham khảo theo chương trình giáo dục cũ