Câu 1: Vành đai lửa lớn nhất thế giới hiện nay là:
- A. Đại Tây Dương.
-
B.Thái Bình Dương.
- C. Ấn Độ Dương.
- D. Ấn Độ - Ô-xtrây-li-a.
Câu 2: Trái đất gồm 3 lớp, từ ngoài vào trong bao gồm:
- A. Lớp vỏ trái đất, lớp Manti trên, lớp nhân trong.
-
B. Lớp vỏ trái đất, lớp Manti, lớp nhân trong.
- C. Lớp nhân trong . lớp Manti, lớp vỏ lục địa.
- D. Lớp Manti, lớp vỏ lục địa, lớp nhân .
Câu 3: Trạng thái các lớp của Trái đất (kể từ vỏ vào là):
- A. Quánh dẻo - lỏng -lỏng, rắn - rắn chắc.
- B. Lỏng, rắn - quánh dẻo, lỏng -rắn chắc.
-
C. Rắn, quánh dẻo - lỏng, lỏng - rắn (ở trong).
- D. lỏng, quánh dẻo - rắn, lỏng - rắn chắc.
Câu 4: Khi hai mảng tách xa nhau sẽ xảy ra hiện tượng nào sau đây?
- A. Các dãy núi cao, núi lửa và bão hình thành.
- B. Động đất, núi lửa và lũ lụt xảy ra nhiều nơi.
- C. Bão lũ, mắc ma phun trào diễn ra diện rộng.
-
D.Mắc ma trào lên và tạo ra các dãy núi ngầm.
Câu 5: Đặc điểm nào dưới đây không phải của lớp lõi Trái Đất:
- A. Là lớp trong cùng của Trái Đất.
- B. Có độ dày lớn nhất.
- C. Nhiệt độ cao nhất.
-
D. Vật chất ở trạng thái rắn.
Câu 6: Sự di chuyển các địa mảng tác động như thế nào đến việc hình thành địa hình bề mặt Trái Đất?
- A. Khi các địa mảng xô vào nhau sẽ hình thành các dãy núi
- B. Khi các địa mảng tách xa nhau sẽ hình thành các vực sâu
- C. Khi các địa mảng trượt lên nhau sẽ tạo ra các vết nứt gãy
-
D.Cả A, B, C
Câu 7: Đâu không phải là biện pháp phù hợp để hạn chế những thiệt hại do động đất gây ra?
- A. Lập trạm dự báo động đất.
- B. Xây dựng nhà cửa có khả năng chống chịu cao.
- C. Sơ tán dân cư ra khỏi vùng nguy hiểm.
-
D. Xây dựng các hệ thống đê điều.
Câu 8: Biện pháp nào sau đây không phải để hạn chế thiệt hại do động đất gây ra?
- A. Xây nhà chịu chấn động lớn.
- B. Lập trạm dự báo
- C. Nghiên cứu dự báo sơ tán dân.
-
D. Chuyển đến vùng có nguy cơ động đất
Câu 9: Quốc gia nào thường xuyên chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của các trận động đất, núi lửa?
- A. Thái Lan.
- B. Việt Nam.
-
C. Nhật Bản.
- D. Anh.
Câu 10: Nhật Bản nằm ở vành đai lửa nào sau đây?
- A. Đại Tây Dương.
-
B. Thái Bình Dương.
- C. Ấn Độ Dương.
- D. Bắc Băng Dương.
Câu 11: Các quá trình nội sinh liên quan tới nguồn năng lượng:
-
A. Được sinh ra trong lòng Trái Đất.
- B. Từ các vụ thử hạt nhân.
- C. Của bức xạ mặt trời.
- D. Từ biển và đại dương.
Câu 12: Nội sinh có xu hướng nào sau đây?
- A. Làm địa hình mặt đất gồ ghề.
- B. Phá huỷ địa hình bề mặt đất.
-
C. Tạo ra các dạng địa hình mới.
- D. Tạo ra các dạng địa hình nhỏ.
Câu 13: Các quá trình nội sinh thể hiện ở quá trình:
-
A. Động đất, núi lửa.
- B. Sóng thần, xoáy nước.
- C. Lũ lụt, sạt lở đất.
- D. Phong hóa, xâm thực.
Câu 14: Nguyên nhân chủ yếu sinh ra quá trình ngoại sinh là do:
- A. Động đất, núi lửa, sóng thần.
- B. Hoạt động vận động kiến tạo.
-
C. Năng lượng bức xạ Mặt Trời.
- D. Sự di chuyển vật chất ở man-ti.
Câu 15: Dạng địa hình nào sau đây được hình thành do quá trình ngoại sinh?
-
A. Băng hà.
- B. Các đỉnh núi cao.
- C. Núi lửa, động đất.
- D. Vực thẳm, hẻm vực.
Câu 16: Nguồn năng lượng chủ yếu sinh ra nội lực không phải là:
- A. Sự phân hủy của các chất phóng xạ.
-
B.Năng lượng từ các vụ thử hạt nhân.
- C. Năng lượng các phản ứng hóa học.
- D. Sự chuyển dịch của các dòng vật.
Câu 17: Ngoại lực và nội lực tạo ra các dạng địa hình trên bề mặt có đặc điểm nào sau đây?
- A. Hai lực giống nhau và tác động đồng thời nhau.
-
B.Hai lực đối nghịch nhau, tác động đồng thời nhau.
- C. Hai lực đối nghịch nhau, tác động luân phiên nhau.
- D. Hai lực giống nhau, không tác động đồng thời nhau
Câu 18: Ý nào sau đây không đúng với tác động của nội lực đến địa hình bề mặt Trái Đất?
- A. Các lớp đá bị uốn nếp hay đứt gãy.
- B. Làm cho địa hình nâng lên hay hạ xuống.
-
C.Xâm thực, xói mòn các loại đá.
- D. Gây ra hiện tượng động đất, núi lửa.
Câu 19: Hiện tượng mài mòn do sóng biển thường tạo nên các dạng địa hình nào sau đây?
- A. Cột đá, vịnh biển và đầm phá.
-
B.Hàm ếch sóng vỗ, nền mài mòn.
- C. Các cửa sông và bãi bồi ven biển.
- D. Các vịnh biển có dạng hàm ếch.
Câu 20: Các hang động đẹp ở nước ta như Phong Nha – Kẻ Bàng (Quảng Bình), động Nhị Khê, động Tam Thanh (Lạng Sơn), Tam Cốc – Bích Động (Ninh Bình) được tạo thành do kết quả của quá trình?
-
A.Phong hóa hóa học
- B. Phong hóa lí học.
- C. Thổi mòn do gió.
- D. Xâm thực do dòng chảy nước.
Câu 21: Đâu không phải là tác động của nội lực?
- A. Sinh ra đồi núi, các lớp đá uốn nếp.
- B. Sinh ra động đất và núi lửa.
-
C. Sinh ra các đồng bằng châu thổ.
- D. Làm cho mặt đất nâng lên hạ xuống.
Câu 22: Núi già thường có đỉnh là:
- A. Phẳng.
- B. Nhọn.
- C. Cao.
-
D. Tròn.
Câu 23: Các khoáng sản như dầu mỏ, khí đốt, than đá thuộc nhóm khoáng sản:
- A. Kim loại màu.
- B. Phi kim loại.
- C. Kim loại
-
D. Nhiên liệu.
Câu 24: Vùng đất rộng lớn, địa hình tương đối bằng phẳng hoặc lượn sóng, có độ cao từ 500 m đến 1 000m so với mực nước biển là:
- A. Núi.
-
B. Cao nguyên.
- C. Trung du.
- D. Bình nguyên.
Câu 25: Dựa vào thời gian hình thành, người ta chia ra:
- A. Núi trung bình, núi thấp.
- B. Núi lửa, núi đá vôi.
- C. Núi cao, núi trung bình.
-
D. Núi già, núi trẻ.
Câu 26: Cao nguyên là dạng địa hình có độ cao tuyệt đối là:
-
A. Trên 500m.
- B. Từ 300 - 400m.
- C. Dưới 300m.
- D. Từ 400 - 500m.
Câu 27: Đa số khoáng sản tồn tại trạng thái nào sau đây?
-
A.Rắn.
- B. Lỏng.
- C. Khí.
- D. Dẻo.
Câu 28: Độ cao tuyệt đối của núi là khoảng cách đo theo chiều thẳng đứng, từ đỉnh núi đến
-
A. Mực nước biển.
- B. Chân núi.
- C. Đáy đại dương.
- D. Chỗ thấp nhất của chân núi.
Câu 29: Độ cao tương đối của núi là khoảng cách đo theo chiều thẳng đứng, từ đỉnh núi đến:
- A. Nơi có sườn thoải.
- B. Mực nước biển.
- C. Đáy đại dương.
-
D. Chỗ thấp nhất của chân núi.
Câu 30: Núi được hình thành bởi:
- A. Động đất .
- B. Núi lửa.
-
C. Sự chuyển động của vỏ Trái Đất.
- D. Cả 3 nguyên nhân trên.