Bài tập file word mức độ thông hiểu bài 12: Hình bình hành

2. THÔNG HIỂU (6 câu)

Câu 1. Cho hình bình hành ABCD, kẻ AH vuông góc với BD tại H và CK vuông góc với BD tại K (Hình vẽ)

Câu 1. Cho hình bình hành ABCD, kẻ AH vuông góc với BD tại H và CK vuông góc với BD tại K (Hình vẽ)  a) Chứng minh tứ giác AHCK là hình bình hành  b) Gọi I là trung điểm của HK. Chứng minh IB = ID

a) Chứng minh tứ giác AHCK là hình bình hành

b) Gọi I là trung điểm của HK. Chứng minh IB = ID

Câu 2. Cho hình bình hành ABCD. Gọi E là trung điểm AD, F là trung điểm của BC.

a) Chứng minh rằng tứ giác EBFD là hình bình hành.

b) Gọi O là giao điểm của hai đường chéo của hình bình hành ABCD. Chứng minh rằng ba điểm E, O, F thẳng hàng

Câu 3: Cho hình bình hành ABCD. Gọi I, K lần lượt là trung điểm của các cạnh AB và CD, E và F là giao điểm của AK và CI với BD.

a) Chứng minh tứ giác AKCI là hình bình hành.

b) Chứng minh rằng DE = EF = FB.

Câu 4: Cho tam giác ABC có hai đường trung tuyến BM và CN cắt nhau tại G. Gọi P và Q lần lượt là trung điểm của GB và GC. Chứng minh tứ giác PQMN là hình bình hành.

Câu 5: Quan sát hình vẽ, cho biết ABCD và AKCH đều là hình bình hành. Chứng minh ba đoạn thẳng AC, BD và HK có cùng trung điểm O.

Câu 5: Quan sát hình vẽ, cho biết ABCD và AKCH đều là hình bình hành. Chứng minh ba đoạn thẳng AC, BD và HK có cùng trung điểm O.

Câu 6. Cho hai hình bình hành ABCD và ABMN (Hình 42).

Chứng minh:

a) CD=MN

b) $\widehat{BCD}+\widehat{BMN}=\widehat{DAN}$

Bài Làm:

Câu 1.

a) 

Xét tam giác vuông DKC và BHA ta có:

DC = AB( hbh ABCD)

$\widehat{CDK}=\widehat{ABH}$ (hbh ABCD, AB//DC)

Suy ra ΔDKC=ΔBHA (ch-gn)

=> CK=AH

Ta có :

$AH\perp DB$

CK ⊥ DB

=> CK//AH

Xét tứ giác AKCH có:

CK//AH(cmt)

CK=AH( cmt)

=> AKCH là hình bình hành ( DHNB)

b) AKCH là hình bình hành suy ra AC và HK cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường , do đó I là trung điểm của AC

ABCD là hình bình hành suy ra AC và BD cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường , do đó I là trung điểm của BD hay IB = ID

 

Câu 2. 

Câu 2. Cho hình bình hành ABCD. Gọi E là trung điểm AD, F là trung điểm của BC.  a) Chứng minh rằng tứ giác EBFD là hình bình hành.  b) Gọi O là giao điểm của hai đường chéo của hình bình hành ABCD. Chứng minh rằng ba điểm E, O, F thẳng hàng

a) Ta có :

$ED=\frac{1}{2}AD$ (E là trung điểm của AD)

$BF=\frac{1}{2}BC$ (F là trung điểm của BC)

Mà AD=BC (ABCD là hình bình hành)

⇒ED=BF

Mà ED // BF (AD // BC, E∈AD;F∈BC)

Do đó tứ giác EBFD là hình bình hành.

b) O là tâm đối xứng của hình bình hành ABCD ⇒Olà trung điểm của BD

Hình bình hành EBFD có O là trung điểm của BD ⇒O là trung điểm của EF.

⇒O∈EF

Vậy E, O, F thẳng hàng.

 

Câu 3: 

Câu 3: Cho hình bình hành ABCD. Gọi I, K lần lượt là trung điểm của các cạnh AB và CD, E và F là giao điểm của AK và CI với BD.  a) Chứng minh tứ giác AKCI là hình bình hành.  b) Chứng minh rằng DE = EF = FB.

a) Ta có:

$AI=\frac{1}{2}AB$ (I là trung điểm của AB),

$CK=\frac{1}{2}CD$ (K là trung điểm của CD)

Và AB=CD(ABCD là hình bình hành)

⇒AI=CK

Mà AI // CK (AB//CD,I∈AB,K∈CD)

Do đó tứ giác AICK là hình bình hành.

b) ΔABE có I là trung điểm của AB và IF//AE

Nên F là trung điểm của EB ⇒BF=EF (1) 

ΔDCF có EK // FC và K là trung điểm của CD

Nên E là trung điểm của DF ⇒DE=EF (2)

Từ (1) và (2) suy ra DE=EF=BF

 

Câu 4:

Câu 4: Cho tam giác ABC có hai đường trung tuyến BM và CN cắt nhau tại G. Gọi P và Q lần lượt là trung điểm của GB và GC. Chứng minh tứ giác PQMN là hình bình hành.

Theo tính chất đường trung tuyến ta có: 

-$GN=\frac{1}{3}CN$, mặt khác Q là trung điểm của GC nên GN = GQ

-$GM=\frac{1}{3}BM$, mặt khác P là trung điểm của GB nên GM = MP.

Hơn nữa, 2 góc đối đỉnh NGP và QGM bằng nhau nên khi đó 2 tam giác NGP và QGM bằng nhau (c-g-c)

$\Rightarrow \widehat{GNP}=\widehat{GQM}$ mà 2 góc này ở vị trí so le trong nên NP//MQ

Tương tự 2 tam giác NGM và QGP cũng bàng nhau (c-g-c)

$\Rightarrow \widehat{GNM}=\widehat{GQP}$ mà 2 góc này ở vị trí so le trong nên NM//PQ

Vậy tứ giác MNPQ có 2 cạnh đối song song nhau nên là hình bình hành (đpcm)

 

Câu 5:

Gọi O là trung điểm của AC

ABCD là hình bình hành có: $AC\cap BD$ tại O

=> AC và BD cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường,

do đó O cũng là trung điểm của BC

AKCH là hình bình hành:

$AC\cap HK$ tại O

=> AC và HK cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường,

do đó O cũng là trung điểm của HK

Vậy ba đoạn thẳng AC, BD và HK có cùng trung điểm O.

 

Câu 6.

Vì ABCD là hình bình hành nên cặp cạnh đối CD = AB.

Vì ABMN là hình bình hành nên cặp cạnh đối MN = AB.

=> CD = MN

Trong hình bình hành ABCD có 2 góc đối nhau BCD = DAB

$\widehat{BCD}+\widehat{BMN}=\widehat{DAB}+\widehat{BAN}=\widehat{DAN}$ (đpcm)

Trong hình bình hành ABMN có 2 góc đối nhau BMN = BAN

   (đpcm)

Xem thêm Bài tập & Lời giải

Trong: Bài tập file word Toán 8 Kết nối bài 12: Hình bình hành

1. NHẬN BIẾT (5 câu)

Câu 1: Cho hình bình hành ABCD có $\widehat{A}=80^{\circ}$, AB = 4 cm, BC = 5 cm. Tính số đo mỗi góc và độ dài các cạnh còn lại của hình bình hành ABCD. 

Câu 2: Cho tứ giác ABCD có hai đường chéo AC và BD cắt nhau tại O thoả mãn OA = OC và $\widehat{OAD}=\widehat{OCB}$. Chứng minh tứ giác ABCD là hình bình hành.

Câu 2: Cho tứ giác ABCD có hai đường chéo AC và BD cắt nhau tại O thoả mãn OA = OC và $\widehat{OAD}=\widehat{OCB}$. Chứng minh tứ giác ABCD là hình bình hành.

Câu 3: Trong các tứ giác ở Hình 9, tứ giác nào không là hình bình hành?

Câu 3: Trong các tứ giác ở Hình 9, tứ giác nào không là hình bình hành?

Câu 4: Cần thêm một điều kiện gì để mỗi tứ giác trong Hình 19 trở thành hình bình hành?

Câu 4: Cần thêm một điều kiện gì để mỗi tứ giác trong Hình 19 trở thành hình bình hành?

Câu 5. Tìm các hình bình hành và hình thang có trong Hình 22

Câu 5. Tìm các hình bình hành và hình thang có trong Hình 22

Xem lời giải

3. VẬN DỤNG (3 câu)

Câu 1: Mắt lưới của một lưới bóng chuyền có dạng hình tứ giác có các cạnh đối song song. Cho biết độ dài hai cạnh của tứ giác này là 4 cm và 5 cm. Tìm độ dài hai cạnh còn lại.

Câu 1: Mắt lưới của một lưới bóng chuyền có dạng hình tứ giác có các cạnh đối song song. Cho biết độ dài hai cạnh của tứ giác này là 4 cm và 5 cm. Tìm độ dài hai cạnh còn lại.

Câu 2: Mặt trước của một công trình xây dựng được làm bằng kính có dạng hình bình hành EFGH với M là giao điểm của hai đường chéo (Hình 6). Cho biết EF = 40 m, EM = 36 m, HM = 16 m. Tính độ dài cạnh HG và độ dài hai đường chéo.

Câu 2: Mặt trước của một công trình xây dựng được làm bằng kính có dạng hình bình hành EFGH với M là giao điểm của hai đường chéo (Hình 6). Cho biết EF = 40 m, EM = 36 m, HM = 16 m. Tính độ dài cạnh HG và độ dài hai đường chéo.

Bài 3. Để đo khoảng cách giữa hai vị trí A, B ở hai phía của một toà nhà mà không thể trực tiếp đo được, người ta làm như sau: Chọn các vị trí O, C, D sao cho O không thuộc đường thẳng AB; khoảng cách CD là đo được: O là trung điểm của cả AC và BD (Hình vẽ). Người ta đo được CD = 100 m. Tính độ dài của AB.

Bài 3. Để đo khoảng cách giữa hai vị trí A, B ở hai phía của một toà nhà mà không thể trực tiếp đo được, người ta làm như sau: Chọn các vị trí O, C, D sao cho O không thuộc đường thẳng AB; khoảng cách CD là đo được: O là trung điểm của cả AC và BD (Hình vẽ). Người ta đo được CD = 100 m. Tính độ dài của AB.

Xem lời giải

4. VẬN DỤNG CAO (1 câu)

Câu 1: Bạn Hoa vẽ tam giác ABC lên tờ giấy sau dó cắt một phần tam giác ở phía góc C (Hình 44). Bạn Hoa đố bạn Hùng: Không vẽ lại tam giác ABC, làm thế nào tính được độ dài các đoạn thẳng AC, BC và số đo góc ACB?

Câu 1: Bạn Hoa vẽ tam giác ABC lên tờ giấy sau dó cắt một phần tam giác ở phía góc C (Hình 44). Bạn Hoa đố bạn Hùng: Không vẽ lại tam giác ABC, làm thế nào tính được độ dài các đoạn thẳng AC, BC và số đo góc ACB?  Bạn Hùng đã làm như sau:  - Qua điểm A kẻ đường thẳng d song song với BC, qua điểm B kẻ đường thẳng d' song song với AC;  - Gọi E là giao điểm của d và d';  - Đo độ dài các đoạn thẳng AE, BE và đo góc AEB. Từ đó, tính được độ dài các đoạn thẳng AC, BC và số đo góc ACB (Hình 45).  Em hãy giải thích

Bạn Hùng đã làm như sau:

- Qua điểm A kẻ đường thẳng d song song với BC, qua điểm B kẻ đường thẳng d' song song với AC;

- Gọi E là giao điểm của d và d';

- Đo độ dài các đoạn thẳng AE, BE và đo góc AEB. Từ đó, tính được độ dài các đoạn thẳng AC, BC và số đo góc ACB (Hình 45).

Em hãy giải thích cách làm của bạn Hùng.

Xem lời giải

Xem thêm các bài Giải toán 8 tập 1 kết nối tri thức, hay khác:

Xem thêm các bài Giải toán 8 tập 1 kết nối tri thức được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục theo sát chương trình Lớp 8 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 8 | Để học tốt Lớp 8 | Giải bài tập Lớp 8

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 8, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 8 giúp bạn học tốt hơn.