NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Khu vực nào sau đây có 6 tháng là ngày và 6 tháng là đêm trong một năm?
- A. Vòng cực.
-
B. Cực.
- C. Chí tuyến.
- D. Xích đạo.
Câu 2: Ngày nào trong năm ở hai nửa bán cầu đều nhận được một lượng ánh sáng và nhiệt như nhau?
- A. Ngày 22 tháng 6 và ngày 22 tháng 12
-
B. Ngày 21 tháng 3 và ngày 23 tháng 9
- C. Ngày 21 tháng 6 và ngày 23 tháng 12
- D. Ngày 22 tháng 3 và ngày 22 tháng 9
Câu 3: Nhận xét không đúng về hiện tượng các mùa trong năm?
- A. Do trục Trái Đất nghiêng và không đổi hướng trong khi chuyển động trên quỹ đạo nên sinh ra các mùa.
- B. Các mùa đối lập nhau ở 2 nửa cầu trong một năm.
- C. Một năm có 4 mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông.
-
D. Các mùa tính theo dương lịch và âm dương lịch giống nhau về thời gian bắt đầu và kết thúc.
Câu 4: Nhận định sai về lực côriôlít:
- A.Ở bán cầu Bắc, vật thể chuyển động bị lệch về bên phải.
- B.Các con sông ở bán cầu Nam thường bị lở ở bờ trái.
-
C.Lực côriôlit ở bán cầu Nam yếu hơn bán cầu Bắc.
- D.Lực côriôlit tác động đến mọi vật thể chuyển động trên Trái Đất.
Câu 5: Khi Mặt Trời lên cao trên bầu trời có thể xác định phương hướng theo
-
A. Bóng nắng.
- B. Hướng mọc.
- C. Hướng lặn.
- D. Hướng gió.
Câu 6: Sự luân phiên ngày, đêm là hệ quả của chuyển động
- A. Xung quanh Mặt Trời của Trái Đất.
-
B. Tự quay quanh trục của Trái Đất.
- C. Xung quanh các hành tinh của Trái Đất.
- D. Tịnh tiến của Trái Đất quanh Mặt Trời.
Câu 7: Dựa vào mặt trời mọc và lặn ta có thể xác định được hướng nào?
- A. Đông - Bắc
- B. Đông - Nam
- C. Tây - Nam
-
D. Đông - Tây
Câu 8: Ở bán cầu Nam, chịu tác động của lực Côriolit, gió Nam sẽ bị lệch hướng trở thành:
-
A.Gió Đông Nam.
- B.Gió Tây Nam.
- C.Gió Đông Bắc.
- D.Gió Tây Bắc.
Câu 9: Dựa vào sao Bắc Cực trên bầu trời, ta tìm được hướng
- A. Nam.
- B. Tây.
-
C. Bắc.
- D. Đông.
Câu 10: Trái Đất có dạng hình gì?
- A. Hình tròn.
- B. Hình vuông.
-
C. Hình cầu.
- D. Hình bầu dục.
Câu 11: Lớp vỏ Trái Đất không có đặc điểm nào sau đây?
-
A.Rất dày và chiếm khoảng 1/4 khối lượng của Trái Đất.
- B.Vật chất ở trạng thái rắn chắc.
- C.Cấu tạo do một số địa mảng nằm kề nhau.
- D.Nơi tồn tại các thành phần khác của Trái Đất như không khí, nước, các sinh vật… và cả xã hội loài người.
Câu 12: Hành tinh nào cách xa mặt trời ở vị trí số 6?
- A. Hỏa Tinh
- B. Mộc Tinh
-
C. Thổ Tinh
- D. Trái Đất
Câu 13: Đâu là mảng đại dương của lớp vỏ Trái Đất?
- A.Mảng Bắc Mĩ.
- B.Mảng Phi.
- C.Mảng Á – Âu.
-
D.Mảng Thái Bình Dương
Câu 14: Các nhà du hành vũ trụ trên tàu nào đã chụp được ảnh Trái Đất là hình cầu?
- A. A-pô-lô 19.
- B. A-pô-lô 16.
- C. A-pô-lô 18.
-
D. A-pô-lô 17.
Câu 15: Trái Đất được cấu tạo bởi mấy lớp?
- A. 1.
-
B. 3.
- C. 2.
- D. 4.
Câu 16: Bản đồ nào sau đây là bản đồ có tỉ lệ lớn?
- A. 1: 1 000.000.
-
1: 100.000
- C. 1: 700.000.
- D. 1: 500.000.
Câu 17: Quá trình phong hóa các loại đá không phải do yếu tố nào sau đây?
- A. sự chênh lệch nhiệt độ làm cho đá nứt nẻ.
- B. nước thấm và hòa tan làm cho đá vụn bở.
-
C. nước chảy với tốc độ mạnh cắt xẻ các lớp đá.
- D. rễ cây tác động làm phá hủy đá.
Câu 18: Khu vực càng xa trung tâm bản đồ, thì:
- A. ít sai số về hình dạng.
-
B. sự biến dạng càng rõ rệt.
- C. không có sự biến dạng.
- D. biến dạng không đáng kể.
Câu 19: Nội lực tạo ra hiện tượng nào sau đây?
-
A. Động đất, núi lửa.
- B. Sóng thần, xoáy nước.
- C. Lũ lụt, sạt lở đất.
- D. Phong hóa, xâm thực.
Câu 20: Bản đồ có tỉ lệ nhỏ hơn 1 : 2 000.000 là những bản đồ có tỉ lệ
-
A. Nhỏ.
- B. Trung bình.
- C. Lớn.
- D. Rất lớn.
Câu 21: Đâu không phải là biện pháp phù hợp để hạn chế những thiệt hại do động đất gây ra?
- A. lập trạm dự báo động đất.
- B. xây dựng nhà cửa có khả năng chống chịu cao.
- C. sơ tán dân cư ra khỏi vùng nguy hiểm.
-
D. xây dựng các hệ thống đê điều.
Câu 22: Đâu là thứ tự đúng khi tiến hành vẽ lược đồ trí nhớ?
- A. (1) chọn vị trí bắt đầu, (2) Hình dung, (3) sắp xếp không gian
-
B. (1) Hình dung, (2) sắp xếp không gian, (3) chọn vị trí bắt đầu.
- C. (1) chọn vị trí bắt đầu, (2) sắp xếp không gian, (3) Hình dung
- D. Đáp án khác
Câu 23: Nguyên nhân hình thành các mỏ khoáng sản ngoại sinh là do?
- A. sự phun trào vật chất dưới lòng đất.
-
B. quá trình tích tụ vật chất ở các vùng trũng.
- C. quá trình di chuyển của vật chất.
- D. động đất, núi lửa.
Câu 24: Một phương tiện đặc biệt để mô tả hiểu biết cá nhân về một địa phương gọi là
- A. Sơ đồ trí nhớ.
-
B. Lược đồ trí nhớ.
- C. Bản đồ trí nhớ.
- D. Bản đồ không gian.
Câu 25: Cao nguyên là dạng địa hình có độ cao tuyệt đối là
-
A. Trên 500m.
- B. Từ 300 - 400m.
- C. Dưới 300m.
- D. Từ 400 - 500m.
Câu 26: Dựa theo tỉ lệ bản đồ cho chúng ta biết điều gì?
-
A. Tỉ lệ bản đồ cho biết các khoảng cách trên bản đồ đã được thu nhỏ bao nhiêu lần so với khoảng cách thực của chúng trên thực địa.
- B. Tỉ lệ bản đồ cho biết các khoảng cách trên bản đồ đã được phóng to.
- C. Tỉ lệ bản đồ cho biết các khoảng cách thực của chúng trên thực địa.
- D. Tất cả đều sai
Câu 27: Bề mặt địa hình tương đối bằng phẳng hoặc gợn sóng, nhưng có sườn dốc, nhiều khi dựng đứng thành vách là đặc điểm của địa hình?
- A. núi.
-
B. cao nguyên.
- C. đồi trung du.
- D. bình nguyên.
Câu 28: So với các nước nằm trong bán đảo Đông Dương thì nước ta nằm ở hướng nào sau đây?
-
A. Đông.
- B. Bắc.
- C. Nam.
- D. Tây.
Câu 29: Hãy cho biết lược đồ địa hình tỉ lệ lớn là gì?
- A.Lược đồ tỉ lệ lớn là lược đồ thể hiện đăc điểm địa hình (độ cao, độ dốc...) của nhiều khu vực có diện tích lớn bằng đường đồng mức.
-
B.Lược đồ tỉ lệ lớn là lược đồ thể hiện đặc điểm địa hình (độ cao, độ dốc...) của một khu vực có diện tích nhỏ bằng đường đồng mức.
- C.Lược đồ tỉ lệ lớn là lược đồ thể hiện địa hình của nhiều khu vực có diện tích nhỏ bằng đường đồng mức.
- D.Lược đồ tỉ lệ lớn là lược đồ thể hiện địa hình của một khu vực có diện tích lớn bằng đường đồng mức.
Câu 30: Kinh tuyến đối diện với kinh tuyến gốc là kinh tuyến bao nhiêu độ?
-
A. Kinh tuyến 180º
- B. Kinh tuyến 160º
- C. Kinh tuyến 170º
- D. Kinh tuyến 150º
Câu 31: Đường đồng mức là đường có đặc điểm như thế nào?
- A.Đường nối liền các ngọn núi
- B.Đường ranh giới cá khu vực
-
C.Đường nối liền những điểm có cùng đồ cao.
- D.Cả 3 đáp án trên
Câu 32: Vĩ tuyến gốc chính là
- A. Chí tuyến Bắc.
-
B. Xích đạo.
- C. Chí tuyến Nam.
- D. Hai vòng cực.
Câu 33: Các tầng cao của khí quyển không có đặc điểm là:
- A.Từ 80km trở lên
- B.Không khí cực loãng.
- C.Không có quan hệ với đời sống con người
-
D.Có quan hệ mật thiết với đời sống con người
Câu 34: Cho biết đường nối liền hai điểm Cực Bắc và Cực Nam trên quả Địa Cầu là đường nào?
- A. Đường xích đạo
- B. Đường vĩ tuyến
-
C. Đường kinh tuyến
- D. Tất cả các đáp án đều sai
Câu 35: Trong các thành phần của không khí chiếm tỉ trọng lớn nhất là
-
A. Khí nitơ.
- B. Khí cacbonic.
- C. Oxi.
- D. Hơi nước.
Câu 36: Kho dữ liệu có cả hình ảnh, video và kiến thức phong phú là
- A. bản đồ.
- B. GPS.
- C. bảng, biểu.
-
D. Internet.
Câu 37: Vì sao trong Hệ Mặt Trời chỉ duy nhất Trái Đất tồn tại sự sống?
- A.Có nước
- B.Nhiệt độ phù hợp
- C.Bầu khí quyển chứa oxy
-
D.Cả 3 đáp án trên
Câu 38: Trong hoạt động khai thác tài nguyên thiên nhiên vì sao cần có kiến thức địa lí tốt?
-
A.Sử dụng tốt hơn các tài nguyên, lợi thế về vị trí địa lí.
- B.tổ chức các hoạt động sản xuất an toàn hơn, tránh thiệt hại do thiên tai;
- C.sử dụng để giải quyết các tình huống thực tiễn.
- D.Đáp án khác
Câu 39: Vì sao gió không thổi thẳng từ khu vực khí áp cao tới khu vực khí áp thấp mà lại lệch hướng?
- A.Quãng thời gian dài
- B.Tác động của con người
-
C.Vận động tự quay của Trái Đất
- D.Trái Đất quay quanh Mặt Trời
Câu 40: Yếu tố nào sau đây là thành phần của tự nhiên?
- A. Trường, lớp.
- B. Văn hóa.
- C. Nhà xưởng.
-
D. Đất trồng.