Giáo án VNEN bài Thành phần nhân văn của môi trường

Dưới đây là mẫu giáo án VNEN bài: Thành phần nhân văn của môi trường. Bài học nằm trong chương trình Khoa học xã hội 7. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích

Tuần:

Ngày soạn:

Ngày dạy:

Tiết:

Bài 7 : Thành phần nhân văn của môi trường

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

  1. Kiến thức

Biết về dân số, nguồn lao động

Hiểu được sự phân bố dân cư trên thế giới, vấn đề đô thị hóa và gia tăng dân số

Giải thích được hậu quả của bùng nổ dân số, nguyên nhân của gia tăng dân số

-  Vận dụng để phân biệt các loại hình quần cư và tình hình đô thị hóa của các địa phương

  1. Kỹ năng

- Đọc và hiểu cách xây dựng tháp dân số

- Đọc và phân tích biểu đồ/bản đồ/lược đồ để thấy được tình hình gia tăng dân số,  nhận biết được các vùng đông dân, thưa dân trên thế giới 

- Nhận biết một số cách thể hiện mật độ dân số, phân bố dân số, các đô thị… nhận dạng tháp tuổi.

  1. Thái độ.

- Có thái độ học tập đúng đắn, tích cực, nghiêm túc

- Có tinh thần đoàn kết dân tộc, lòng yêu thương con người, không phân biệt màu da.

  1. Định hướng phát triển phầm chất, năng lực :

- Phẩm chất: Đoàn kết, nhân ái, yêu thiên nhiên và bảo vệ môi trường

- Năng lực: tự học, giải quyết vấn đề, tự quản lí, sử dụng ngôn ngư, tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, xử lí số liệu, phân tích biểu đồ

II. NỘI DUNG TRỌNG TÂM

Bài “Thành phần nhân văn của môi trường giới thiệu các thành phần nhân văn của môi trường như dân số, đô thị...

Nội dung chính của bài bao gồm các phần:

- Tìm hiểu về dân số, nguồn lao động

- Phân tích tình hình gia tăng dân số trên thế giới

- Tìm hiểu sự phân bố dân cư trên thế giới

- Phân biệt các loại hình quần cư

III. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC

  1. Giáo viên:

- Thiết bị:

+ Biểu đồ gia tăng DSTG H1.2 SGK

+ Tháp tuổi H1.1

+ Lược đồ dân cư thế giới có các đô thị; ảnh các đô thị VN, một số thành phố lớn trên TG, bảng phụ

+ Bản đồ phân bố dân cư Châu Á...

- Kỹ thuật: đặt câu hỏi, động não….

  1. Học sinh

- Chuẩn bị theo hướng dẫn của giáo viên.

IV. PHƯƠNG PHÁP TRỌNG TÂM

- Phương pháp đàm thoại, hình thành biểu tượng địa lí, xác lập mối quan hệ nhân quả

- Nêu vấn đề, gợi mở, vấn đáp

- Phương pháp thảo luận nhóm, trình bày một phút kết quả thảo luận

- Phương pháp sử dụng bản đồ, sử dụng số liệu thống kê và biểu đồ,

V. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY , HỌC.

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của HS

Kiến thức cần đạt.

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

Mục tiêu: Góp phần phát triển năng lực: tự học, giao tiếp,…

Phương pháp: Vấn đáp

Thời gian: 5 phút

- GV yêu cầu học sinh thực hiện nhiệm vụ trong SHD/41

Hoạt động chung.

 

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC ( 35 phút)

Mục tiêu: Phát triển năng lực tự học, xử lí số liệu, phân tích biểu đồ, sơ đồ, tháp dân số…

Phương pháp: vấn đáp, gợi mở, phân tích, nêu vấn đề, giảng bình, thảo luận …

Thời gian: 35 phút

* Kĩ thuật : Hướng dẫn phân tích tháp dân số.

- GV giới thiệu một vài số liệu về dân số ( Năm 2014 dân số VN là 90,7 triệu)

- GV đặt câu hỏi:

? Dân số là gì.

 

 

 

 

? Trong các cuộc điều tra về dân số, người ta cần phải tìm hiểu những vấn đề gì?

 

 

 

 

 

? Tại sao lại phải điều tra dân số ?

 

- GV nhận xét, chuẩn kiến thức

 

- GV chiếu tháp dân số.

- Hướng dẫn học sinh đọc, phân tích tháp dân số.

- GV đặt câu hỏi:

? Tháp dân số cho chúng ta biết điều gì ?

 

 

 

 

 

? Dân số và nguồn lao động có mối quan hệ như thế nào

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- GV nhận xét, chuẩn kiến thức

Hoạt động chung

 

 

 

Hoạt động cá nhân.

HS trả lời.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Hoạt động cặp.

Hs quan sát, phân tích.

1. Tìm hiểu về dân số và nguồn lao động.

 

 

 

 

- Dân số là tập hợp những người sinh sống trên lãnh thổ nhất định , là nguồn lực quan trọng cho sự phát triển kinh tế - xẫ hội.

 

- Kết quả của tổng điều tra dân số cho biết: tổng số người của mộ địa phương hoặc một nước, số người ở từng độ tuổi, tổng số nam nữ, số người trong độ tuổi lao động, trình độ văn hóa, nghề nghiệp đang làm và nghề nghiệp được đào tạo,...

 

- Điều tra dân số có ý nghĩa quan trọng đối với công tác hoạch định chính sách và tổ chức bầu cử.

 

 

 

 

 

 

-  Tháp dân  cho biết đặc điểm cụ thể của Dân  qua giới tính, độ tuổi, nguồn lao động hiện tại và tương lai của một địa phương hay

-Dân số đông -> lao động dồi dào và ngược lại.

 

 - Dân số và nguồn lao động có mối quan hệ tác động qua lại

+ Dân số tác động trực tiếp đến nguồn lao động: Nước ta có dân số đông, tăng nhanh, trẻ nên có nguồn lao động rất dồi dào song vấn đề việc làm trở nên gay gắt.

+ Nguồn lao động cũng tác động đến sự phát triển  dân số: Lao động nước ta chủ yếu hoạt động ở khu vực nông - lâm - ngư nghiệp, năng suất thấp, thu nhập thấp, trình độ dân trí chưa cao nên mức gia tăng dân số ở khu vực nông thôn còn cao

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

Mục tiêu: Góp phần phát triển năng lực : tự học, giao tiếp, phân tích tháp dân số….

Phương pháp: Thảo luận nhóm, phân tích

Thời gian: 10 phút

 

- GV yêu cầu HS làm bài tập C1/SHD-46.

Hoạt động cặp

HS thảo luận, trình bày, bổ sung.

- C1( SHD/46)

+ Tháp 1: 5,4 triệu bé trai

                   5,6 triệu bé gái

+ Tháp 2: 4,4 bé trai

                  4,8 triệu bé gái.

- Số người LĐ ở tháp 2 nhiều hơn tháp 1.

- Thân tháp 2 phình rộng, đáy thu hẹp và đỉnh bớt nhọn hơn tháp 1.

=> Tháp đáy rộng, đỉnh hẹp: thể hiện dân số trẻ, nguồn lao động dồi dào.

=> Tháp đáy hẹp, đỉnh rộng: dân số già, thiếu nguồn lao động bổ sung.

 

Hướng dẫn về nhà.

1.       Học bài.

2.       Chuẩn bị phần 2: Phân tích tình hình gia tăng dân số trên thế giới.

Ø  Đọc sách hướng dẫn, trả lời các câu hỏi.

Ø  Phân tích hình 2/ SHD-43.

Xem thêm các bài Giáo án địa lý 7, hay khác:

Bộ Giáo án địa lý 7 được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục với mục đích giúp các Thầy, Cô giảng dạy dễ dàng và biên soạn Giáo án tốt hơn, đơn giản hơn theo sát chương trình Lớp 7.

Lớp 7 | Để học tốt Lớp 7 | Giải bài tập Lớp 7

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 7, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 7 giúp bạn học tốt hơn.