Giáo án VNEN bài Môi trường hoang mạc, vùng núi, biển và đại dương

Dưới đây là mẫu giáo án VNEN bài: Môi trường hoang mạc, vùng núi, biển và đại dương. Bài học nằm trong chương trình Khoa học xã hội 7. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích

Tuần:

Ngày soạn:                                                                 

Ngày dạy:       

Tiết 10,11,12,13 :   

Bài 6: Môi trường hoang mạc, vùng núi, biển và đại dương

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

  1. Kiến thức:

- Biết về một số đặc điểm cơ bản của môi trường hoang mạc, vùng núi, biển và đại dương.

- Hiểu được các hoạt động kinh tế của con người, sự thích nghi của thực vật và động vật ở các môi trường

- Giải thích được nguyên nhân hình thành hoang mạc, sự khác nhau về chế độ nhiệt giữa hoang mạc ở đới nóng và hoang mạc ở đới ôn hòa

- Vận dụng để biết được cách đề phòng, giảm nhẹ những thiệt hại do lũ quét và lở đất gây ra ở vùng núi, biết một số biện pháp nhằm cải tạo ngăn chặn sự phát triển của hoang mạc.

  1. Kĩ năng:

- Kĩ năng quan sát, đọc và phân tích hình ảnh địa lí

- Đọc và phân tích lược đồ, biểu đồ địa lí

- Rèn luyện một số kĩ năng sống: tư duy, tự nhận thức..

  1. Thái độ:

- Thông cảm, chia sẻ với khó khăn nhân dân vùng hoang mạc, vùng biển...

- Rút ra nhiều kinh nghiệm sản xuất trong điều kiện tự nhiên khó khăn.

  1. Định hướng phát triển phẩm chất, năng lực.

-     Phẩm chất: sống tự chủ, yêu thương, chia sẻ

  • Năng lực chung : tự học, giao tiếp, hợp tác, giải quyết vấn đề, sử dụng ngôn ngữ…
  • Năng lực chuyên biệt : tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, xử lí số liệu, sử dụng bản đồ,biểuđồ, giải thích các hiện tượng.

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

  1. Giáo viên.

* Phương pháp: Nêu vấn đề, sử dụng số liệu thống kê, phân tích, giải quyết vấn đề, hợp tác nhóm , sử dụng bản đồ.

* Kĩ thuật dạy học: đặt câu hỏi, động não, khăn phủ bàn, thuyết trình..

* Phương tiện:

- Lược đồ phân bố hoang mạc trên thế giới.

- Biểu đồ nhiệt độ, lượng mưa.

- Tranh ảnh về các môi trường.

  1. Học sinh.

-Chuẩn bị theo hướng dẫn của GV (Đọc bài, tìm tư liệu liên quan, ghi nhật kí học tập)

III. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

Kiến thức cần đạt

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG ( 5 phút)

Góp phần phát triển năng lực: tự học, giao tiếp....

- GV đặt câu hỏi:

? Trình bày những hiểu biết của em về môi trường hoang mạc?

Hoạt động chung.

HS trả lời

 

 - HS trình bày những hiểu biết ban đầu về môi trường hoang mạc

A.   HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC ( 35 phút)

Góp phần phát triển năng lực: tự học, giao tiếp, hợp tác, giải quyết vấn đề, sử dụng ngôn ngữ, tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, sử dụng bản đồ,biểu đồ, giải thích các hiện tượng...

- GV chiếu lược đồ  hình 1/35.

- GV đặt câu hỏi:

? Tìm vị trí của hoang mạc Gôbi và Xahara.

*Kỹ thuật: khăn phủ bàn.

- GV đặt câu hỏi:

? Các hoang mạc trên thế giới thường phân bố ở đâu?

- GV yêu cầu học sinh là ra tờ giấy nhỏ, thảo luận đưa đến ý kiến chung viết vào giấy A4. Ý kiến cá nhân dán vào các góc.

- GV đặt câu hỏi:

? Tại sao dòng biển lạnh lại tác động tới sự hình thành các hoang mạc

 

 

 

 

*Kỹ thuật: Phân tích biểu đồ.

- GV chiếu H2,3/35.

- GV yêu cầu học sinh hoàn thành PHT.

- GV gọi đại diện trình bày, nhận xét bổ sung.

- GV nhận xét, chuẩn kiến thức

 

 

- GV đặt câu hỏi:

 

 

 

? Từ  đặc điểm khí hậu ở hai vị trí trên, em rút ra KL gì về hoang mạc đới nóng và đới ôn hòa?

 

 

 

 

 

? Đặc điểm chung của khí hậu hoang mạc.

 

 

 

 

 

 

- GV chiếu h4,5/36.

- GV đặt câu hỏi:

? Mô tả quang cảnh hoang mạc?

 

 

 

 

 

 

 

 

? Em có nhận xét gì về đặc điểm  hệ thực động vật ở đây?

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Yêu cầu hs hoàn thành bảng thông tin / SHDH – 36

GV mở rộng: Theo em hoang mạc có ở nước ta không?

Hoạt dộng chung

 

HS quan sát, xác định vị trí của các hoang mạc.

 

Hoạt động nhóm (theo bàn)

 

 

Hoạt động cá nhân.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Hoạt động cặp đôi

 

HS quan sát

 

 

 

 

 

 

 

 

Hoạt động cá nhân

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Hoạt động cặp đôi

 

HS liên hệ.

 

 

 

 

 

1. Môi trường hoang mạc

 

- Phân bố hoang mạc.

Hoang mạc thường phân bố ở:

+ Dọc 2 đường chí tuyến.

+ Nằm sâu trong nội địa.

+ Chịu ảnh hưởng của các dòng biển lạnh.

 

 

- Tác động của dòng biển lạnh đối với với sự hình thành hoang mạc: khi có mưa , hơi nước ngưng tụ ở dòng biển lạnh => không có hơi nước từ biển => khi hậu khô nóng => hình thành hoang mạc

b. Đặc điểm khí hậu.

Đặc điểm

Xaha

a

Gô bi

L.mưa

Rất ít

Rất ít

BĐN năm

Lớn ( 260C)

Rất lớn ( 400C)

Mùa đông

ấm áp

Rất lạnh

Mùa hạ

rất nóng

Không quá nóng

Kết luận

Môi trường đới nóng

Môi trường đới ôn hòa

 

-  Hoang mạc đới nóng: Biên độ nhiệt trong năm cao, mùa đông ấm, mùa hạ nóng. Lượng mưa thấp.

-  Hoang mạc đới ôn hòa: Biên độ nhiệt trong năm rất cao, mùa hạ không quá nóng, mùa đông rất lạnh. Lượng mưa thấp.

 

- Đặc điểm chung khí hậu hoang mạc:

+Vô cùng khô hạn, khắc nghiệt, lượng mưa thấp, lượng bốc hơi nước lớn.

+ Sự chênh lệch nhiệt độ ngày và đêm cao hơn chênh lệch giữa các mùa trong năm.

 

 

*Quang cảnh hoang mạc?

- Thiên nhiên:

+  Bề mặt phần lớn bị sỏi đá hay cồn cát bao phủ.

+ Thực vật cằn cỗi, thưa thớt.

+ Động vật rất hiếm.

+ Dân cư sống trong các ốc đảo, hệ thực - động vật thưa thớt, nghèo nàn.

 

* Đặc điểm  hệ thực động vật ở Hoang mạc

- Thực vật:

+ Tự hạn chế sự mất nước, tăng cường dự trữ nước, chất dinh dưỡng trong cơ thể.

+ Rút ngắn thời gian sinh trưởng, lá biển đổi thành gai.

- Động vật:

+ Vùi mình trong cát.

+ Có khả năng chịu đói, chịu khát.

 

 

- Cồn cát Nhật Lệ ở Quảng Bình.

- Cồn cát Mũi Né ở Ninh Thuận.

 

Hướng dẫn về nhà

1.       Học bài.

2.       Tìm hiểu về môi trường hoang mạc.

3.       Chuẩn bị phần 2. Tìm hiểu môi trường vùng núi.

Ø  Đọc SGK, trả lời các câu hỏi.

Ø  Hoàn thành bảng/37

Tiết 2:

Ngày dạy  (            /10/2019  )

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của HS

Kiến thức cần đạt

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (5 phút)

Góp phần phát triển năng lực tự học, giao tiếp.

- GV đặt câu hỏi

? Trình bày những hiểu biết của em về môi trường vùng núi?

Hoạt động chung

 

- HS nêu những hiểu biết ban đầu về các đặc điểm của môi trường vùng núi như địna hình, khí hậu, nhiệt độ....

B.  HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC ( 35 phút)

Góp phần phát triển năng lực: tự học, giao tiếp, hợp tác, giải quyết vấn đề, sử dụng ngôn ngữ, tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, sử dụng bản đồ,biểu đồ, giải thích các hiện tượng..

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của HS

Kiến thức cần đạt

 

- GV đặt câu hỏi:

? Có những nhân tố nào tác động đến sự thay đổi nhiệt độ không khí và thay đổi như thế nào?

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- GV: Hướng dẫn hS quan sát H6/ 38 SHDH

? Miêu tả quang cảnh trong ảnh chụp?

? Tại sao lại có đặc điểm đó?

- GV: Ở đới nóng lên đến độ cao 5500m và ở đới ôn hoà là 3000m là nơi có băng tuyết phủ vĩnh viễn.

 

?  GV yêu cầu HS quan sát H7/ 38  và nhận xét sự phân tầng thực vật ở hai sườn núi phía bắc và phía nam dãy An-pơ điền vào bảng trong sách.

-GV nhận xét, chuẩn kiến thức

 

Hoạt động chung

HS trả lời

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Hoạt động cặp đôi

HS quan sát

 

 

 

 

 

 

HS quan sát và nhận xét

2. Tìm hiểu môi trường vùng núi.

* Những nhân tố tác động đến sự thay đổi nhiệt độ không khí và độ cao là: độ cao, vĩ độ địa lí và vị trí gần hay xa biển

- Khí hậu, thực vật thay đổi theo độ cao:

+ Thực vật phân tầng theo độ cao giống như khi ta đi từ vùng vĩ độ thấp lên vùng vĩ độ cao.

+ Nguyên nhân: Càng lên cao nhiệt độ không khí càng giảm

- Khí hậu và thực vật còn thay đổi theo hướng của sườn núi. 

 

-  Đỉnh núi có băng tuyết bao phủ, sườn núi có thực vật xanh tốt)

 

Tầng thực vật

Độ cao

 

 

Sườn Bắc

Sườn Nam

 

 

Rừng lá rộng

Ko có

900m-1800m

 

 

Rừng cây lá kim

400m-1500m

1800m-2500m

 

 

Đồng cỏ

1500m-2300m

2500m – 2900m

 

 

Tuyết

> 2300m

>2900m

 

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của HS

Kiến thức cần đạt

 

- GV đặt câu hỏi

? Hệ thực vật ở sườn núi có đặc điểm gì? Nguyên nhân?

 

 

 

? Vậy thực vật  và khí hậu vùng núi thay đổi theo những yếu tố nào?

 

? Độ dốc của sườn núi có ảnh hưởng như thế nào đến thực vật và con người? ( lũ quét, sạt lở đất...)

GV tích hợp bảo vệ môi trường.

Hoạt động cá nhân

HS trả lời

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Hoạt động chung

 

 

- Khí hậu, thực vật thay đổi theo hướng sườn:

+ Sườn đón nắng và gió ẩm thực vật phát triển đến độ cao lớn hơn, tươi tốt hơn sườn khuất nắng và khuất gió.

- Thực vật và khí hậu thay đổi theo độ cao và hướng sườn núi.

 

- Trên các sườn núi có độ dốc lớn dễ xảy ra lũ quét, lở đất... khi mưa to kéo dài, đe doạ cuộc sống của người dân sống ờ các thung lũng phía dưới. Độ dốc lớn còn gây trở ngại cho việc đi lại và khai thác tài nguyên ở vùng núi.

 

Hướng dẫn về nhà

1.       Học bài.

2.       Chuẩn bị phần 3. “ tìm hiểu môi trường biển và đại dương”.

Ø  Đọc SGK.

Ø  Trả lời các câu hỏi.

Ø  Tìm hiểu hiện tượng cá chết hoàng loạt ở vùng biển VN năm 2016.

 

 

Tiết 3

( Ngày dạy:            /10/2019)

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của HS

Kiến thức cần đạt

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (5 phút)

Góp phần phát triển năng lực tự học, giao tiếp.

- GV đặt câu hỏi:

? Trình bày những hiểu biết của em về môi trường biển và đại dương.

Hoạt động chung

 

- HS trình bày những hiểu biết ban đầu về môi trường biển, đại dương

B.  HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC ( 35 phút)

Góp phần phát triển năng lực: tự học, giao tiếp, tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, sử dụng bản đồ, giải thích các hiện tượng..

 

- GV đặt câu hỏi:

? Kể tên các đại dương trên Trái Đất.

 

 

 

 

? Đại dương nào chiếm diện tích lớn nhất và nhỏ nhất?

 

 

? So sánh diện tích của biển và đại dương với diện tích các lục địa?

 

 

? Nêu tác động của biển và đại dương đến đời sống của con người?

 

 

 

 

 

 

 

- GV chuẩn hóa kiến thức

- GV tích hợp BVMT:

? Hiện nay môi trường biển và đại dương đang đối mặt với vấn đề gì?

? Nguyên nhân? Biện pháp?

 

 

 

 

 

*Kỹ thuật : thuyết trình.

- GV đặt câu hỏi:

? Em biết gì về hiện tượng cá chết hàng loạt ở vùng biển VN năm 2016.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

? Hãy nói lên suy nghĩ của em về hiện tượng này?

 

Hoạt động chung

HS trả lời

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Hoạt động cá nhân

 

 

 

 

 

 

 

 

Hoạt động nhóm ( theo bàn)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Hoạt động chung.

3.       Tìm hiểu môi trường biển và đại dương.

- Các đại dương trên Trái Đất là: + Thái Bình Dương

+ Đại Tây Dương

+ Bắc Băng Dương

+ Ấn Độ Dương 

 

- Đại dương chiếm diện tích lớn nhất là Thái Bình Dương, nhỏ nhất là Bắc Băng

 

- Diện tích biển và đại dương gấp gần 3 lần diện tích các lục địa.

 

 

 

- Tác động của biển và đại dương đến đời sống con người

+ Cung cấp hơi nước vô tận cho khí quyển.

+ Là kho tài nguyên lớn (hải sản, khoáng sản...)

+ Cung cấp muối.

+ GTVT biển, thủy điện.

+ Là nơi nghỉ ngơi an dưỡng và du lịch hấp dẫn 

 

 

-  Hiện nay môi trường biển và địa dương đang bị ô nhiễm.

- Nguyên nhân: do chất thải sinh hoạt, sản xuất, rửa tàu...

- Biện pháp:

+ Nghiêm khắc xử lí hành vi vi phạm.

+ Tuyên truyền giáo dục bảo vệ môi trường biển...

 

 

-  Gọi là Sự cố Formosa

Cá chết hàng hoạt tại vùng biển Vũng Áng (Hà Tĩnh)  và sau đó lan ra vùng biển Quảng BìnhQuảng TrịThừa Thiên-Huế.

+  Thảm họa này gây ảnh hưởng lớn đến sản xuất và sinh hoạt của ngư dân, đến những hộ nuôi thủy sản vdu lịch biển và cuộc sống của cư dân miền Trung

 

- HS nêu lên được những suy nghĩ của bản thân, trong đó nêu lên được vai trò của biển và ý thức về vấn đề bảo vệ môi trường biển.en bờ, ảnh hưởng đến 

+ Biển không chỉ mang đến nguồn lợi kinh tế to lớn mà còn giúp Việt Nam phát triển mạnh mẽ ngành du lịch biển, thúc đẩy nền kinh tế phát triển theo hướng toàn diện, hiện đại.

+ Hãy bảo vệ và cứu lấy môi trường biển của chúng ta, để giữ gìn vẻ đẹp bình yên của biển cả quê hương mình.

Hướng dẫn về nhà

1.       Học bài, làm bài tập.

2.       Chuẩn bị nội dung phần C, D.

Ø  Đọc SGK, trả lời các câu hỏi.

Ø  Tìm hiểu về hiện tượng lũ quét ở miền núi nước ta.

Tiết 4

( Ngày dạy : ..............)

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG ( 5 phút)

Góp phần phát triển năng lực : tự học, giao tiếp.....

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của HS

Kiến thức cần đạt

*Kỹ thuật: tổ chức trò chơi.

Trò chơi “ ghép cây môi trường”.

- GV chia làm 3 tổ, mỗi tổ cử 2 đại diện lên tham gia trò chơi. HS sẽ lấy những mảnh ghép có sẵn ghi các đặc điểm của các môi trường, sau đó dán vào cây môi trường cho trước. Đội nào nhanh, chính xác sẽ giành phần thắng.

Hoạt động nhóm

 

 

 

 

- HS nhớ lại kiến thức của 3 kiểu môi trường đã học trong bài.

B. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP ( 35 phút)

Góp phần phát triển năng lực: tự học, phân tích sơ đồ, liên hệ.....

 

 

- GV yêu cầu hs phân tích hình 9 và trả lời câu hỏi trong SGK.

 

 

 

 

 

- GV đặt câu hỏi:

? Nguyên nhân hình thành hoang mạc?

 

 

 

? Tại sao hoang mạc lại phân bố nhiều ở dọc 2 đường chí tuyến?

 

 

? Môi trường nào hay xảy ra lũ quét , sạt lở đất? Ln hê Việt Nam?

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Gv mở rộng: Hiện tượng lũ quét, sạt lở đất ở Việt Nam vừa qua.

Hoạt động nhóm ( theo bàn)

HS thảo luận,trả lời, bổ sung

 

 

 

 

 

 

Hoạt động cặp đôi.

HS thảo luận,trả lời

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Hoạt động cá nhân.

HS trả lời.

 

Bài 1/ 30-40.

- Ở đới nóng có nhiều thảm thực vật và các thảm thực vật có ở độ cao lớn hơn so với đới ôn hòa .

Nguyên nhân: do đới có nhiệt độ cao hơn nên phát triển các thảm thực vật nhiệt đới còn môi trường ôn hòa thì không.

Bài 2/40.

- Nguyên nhân hình thành hoang mạc: do có dòng biển lạnh ngăn hơi nước biển,  lượng mưa thấp, khô hạn.  

 

- Hoang mạc phân bố nhiều ở dọc 2 đường chí tuyến vì: do chịu ảnh hưởng của áp cao chí tuyến nên khô nóng, khó gây mưa.

 

- Lũ quét xảy ra ở những lưu vực sông suối miền núi có địa hình chia cắt mạnh, độ dốc lớn, mất lớp phủ thực vật, bề mặt đất dễ bị bóc mòn khi có mưa lớn đổ xuống. Mưa gây ra lũ quét có cường độ rất lớn, lượng mưa tới 100-200mm trong vài giờ. Lũ quét là thiên tai bất thường và gây hậu quả rất nghiêm trọng.

- Kết quả nghiên cứu của Viện Khí tượng-Thủy văn cho thấy, từ năm 1950 trở lại đây, ở nước ta năm nào cũng có lũ quét mà xu hướng ngày càng tăng. Ở miền Bắc, lũ quét thường xảy ra vào các tháng VI-X, tập trung ở vùng núi phía Bắc. Suốt dải miền Trung, vào các tháng X-XII lũ quét cũng đã xảy ra ở nhiều nơi. 

 

 

 

                 

 1. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG ( 3 phút)

( HS thực hiện ở nhà)

HS chia sẻ ý kiến giảm thiểu thiệt hại do lũ quét sạt lở đất ở vùng núi. (Tích cực trồng – bảo vệ rừng, không đốt phá rừng bừa bãi….)

Hướng dẫn về nhà

  1. Học bài.
  2. Sưu tầm thông tin về một số hoang mạc, vùng núi, biển, đại dương thên thế giới
  3. Chuẩn bị tiết ôn tập giữa kì 1
  4. Ôn tập về các kiểu môi trường đã được học.

RÚT KINH NGHIỆM

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

Xem thêm các bài Giáo án địa lý 7, hay khác:

Bộ Giáo án địa lý 7 được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục với mục đích giúp các Thầy, Cô giảng dạy dễ dàng và biên soạn Giáo án tốt hơn, đơn giản hơn theo sát chương trình Lớp 7.

Lớp 7 | Để học tốt Lớp 7 | Giải bài tập Lớp 7

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 7, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 7 giúp bạn học tốt hơn.