Giáo án VNEN bài Ôn tập giữa kì 1

Dưới đây là mẫu giáo án VNEN bài: Ôn tập giữa kì 1. Bài học nằm trong chương trình Khoa học xã hội 7. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích

Tuần:

Ngày soạn:

Ngày dạy :

Ôn tập 14: Ôn tập giữa học kì I

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

  1. Kiến thức:

-  Củng cố, khắc sâu những kiến thức cơ bản về môi trường đới nóng, đới ôn hoà, môi trường hoang mạc, đới lạnh, môi trường vùng núi .

- Nhận biết được những đặc điểm khác biệt của các môi trường.

- Giải thích được sự thích nghi của động - thưc vật, đời sống con người tại các môi trườn

- Vận dụng để có những biện  pháp phòng tránh tai nạn, rủi ro ở từng môi trường

  1. Kỹ năng.

-  Rèn kĩ năng so sánh, tổng hợp kiến thức.

  1. Thái độ.

 - Có ý thức tích cực học, yêu mến và bảo vệ thiên nhiên.

  1. Định hướng phát triển phẩm chất, năng lực:

- Phẩm chất: Sống tự chủ, yêu thương, bảo vệ môi trường

- Năng lực: tự học, giao tiếp, hợp tác, giải quyết vấn đề, tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, xử lí số liệu, sử dụng bản đồ, biểu đồ, giải thích các hiện tượng.

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

  1. Giáo viên.

- Phương tiện- thiết bị: Tranh ảnh về các kiểu môi trường đã học, bảng phụ.

- Phương pháp: Đàm thoại – gợi mở, hợp tác nhóm, hướng dẫn sử dụng bản đồ…

- Kỹ thuật: đặt câu hỏi, mảnh ghép.

  1. Học sinh.

Chuẩn bị theo hướng dẫn của giáo viên.

  1. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

Kiến thức cần đạt.

A.   HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG ( 3 phút)

Góp phần phát triển năng lực : tự học, giao tiếp....

- GV đặt câu hỏi:

? Kể tên các môi trường tự nhiên em đã được học?

Hoạt động cá nhân.

Học sinh trả lời.

-      Môi trường đới nóng.

-      Môi trường đới ôn hòa.

-      Môi trường đới lạnh.

-      Môi trường hoang mạc.

-      Môi trường biển và đại dương.

-      Môi trường vùng núi.

B.    HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC ( 30 phút)

Góp phần phát triển năng lực : tự học, hợp tác, giao tiếp, tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, phân tích biểu đồ…..

* Kỹ thuật mảnh ghép.

- GV chia lớp thành 6 nhóm. Mỗi nhóm tìm hiểu về một kiểu môi trường:

+ Nhóm 1: Môi trường đới nóng.

+ Nhóm 2 :Môi trường đới ôn hòa.

+ Nhóm 3: Môi trường đới lạnh.

+ Nhóm 4: Môi trường hoang mạc.

+ Nhóm 5: Môi trường biển và đại dương.

+ Nhóm 6: Môi trường vùng núi.

Giai đoạn 1: Nhóm chuyên sâu: Yêu cầu các nhóm thực hiện nhiệm vụ được giao.

Giai đoạn 2: nhóm mảnh ghép.

- Thành lập nhóm với đầy đủ thành viên của nhóm chuyên sâu( 1,2,3,4,5,6) .

- Giao nhiệm vụ mới “ Tại sao Trái đất lại có nhiều kiểu môi trường khác nhau”.

- GV gọi đại diện các nhóm trình bày.

- GV kết luận.

 

 

Hoạt động nhóm

Học sinh hoạt động cá nhân, thảo luận, trình bày, bổ sung.

1. Đặc điểm môi trường.

(Chuẩn xác ở bảng phụ)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Trái Đất có nhiều kiểu môi trường khác nhau: do trải dài trên nhiều vĩ độ, ảnh hưởng của địa hình, biển…..

Bảng phụ: Đặc điểm của các môi trường

Môi trường đới nóng.

MT đới ôn hoà

MT hoang mạc

MT đới lạnh

MT vùng núi

Môi trường biển và đại dương.

- Nhiệt độ cao, tín phong mậu dịch thổi quanh năm.

- chiếm phần lớn diện tích đất nổi của TĐ.

- NĐ và lượng mưa cao hơn đới lạnh, thấp hơn đới nóng

- Thời tiết thay đổi thất thường

- Rất khô hạn

- Biên độ nhiệt năm và NĐ chênh lệch giữa ngày, đêm rất lớn

- Mưa ít, dưới dạng tuyết rơi

- Lạnh quanh năm:

+ MĐ: kéo dài, NĐTB : - 100C

+ MH: ngắn, NĐTB  100C

- Khí hậu và thực vật thay đổi theo độ cao

- Ảnh hưởng của sườn núi (hướng và độ dốc của sườn núi)

- Chiếm diện tích lớn gần gấp 3 diện tích lục địa.

 

 

- GV giới thiệu một số biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa của các môi trường đã học.

? Cho biết biểu đồ trên thuộc môi trường nào ?

- Giới thiệu tranh ảnh về TN của các môi trường đã học yêu cầu HS nhận diện

Hoạt động chung

Hs quan sát, trả lời

 

 

 

HS nhận diện các kiểu môi trường qua tranh ảnh.

 

C.   HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP VẬN DỤNG

Mục tiêu: Góp phần phát triển năng lực tự học, giao tiếp, tư duy, vận dụng kiến thức…

Phương pháp: Đặt vấn đề, vấn đáp

Thời gian: 10 phút

- GV yêu cầu học sinh đọc và trả lời các câu hỏi trong phần luyện tập và vận dụng của các bài đã học.

Hoạt động chung.

Củng cố lại kiến thức đã học

 Hướng dẫn về nhà

  1. Học bài.
  2. Ôn tập nội dung kiến thức các bài đã học.
  3. Chuẩn bị cho tiết kiểm tra giữa kì I: bút, giấy thi, thước kẻ….

RÚT KINH NGHIỆM: ………………………………………………………………………………

Xem thêm các bài Giáo án địa lý 7, hay khác:

Bộ Giáo án địa lý 7 được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục với mục đích giúp các Thầy, Cô giảng dạy dễ dàng và biên soạn Giáo án tốt hơn, đơn giản hơn theo sát chương trình Lớp 7.

Lớp 7 | Để học tốt Lớp 7 | Giải bài tập Lớp 7

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 7, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 7 giúp bạn học tốt hơn.