Giáo án Địa lý 7 bài 1 : Dân số

Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài: Dân số. Bài học nằm trong chương trình Địa lí 7. Bài mẫu có: văn bản text, file word đính kèm. Có hình ảnh để người đọc xem trước. Nếu cảm thấy phù hợp, thầy cô có thể tải về.

Bài 1: DÂN SỐ
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Hình thành khái niệm địa lí: Dân số và nguồn lao động.
- Trình bày được quá trình phát triển và tình hình gia tăng dân số thế giới.
- Giải thích được nguyên nhân của việc gia tăng dân số quá nhanh.
- Phân tích được hậu quả của quá trình gia tăng dân số quá nhanh.
- Đề xuất những giải pháp nhằm giải quyết những hậu quả mà quá trình gia tăng dân số quá nhanh trên thế giới để lại.
2. Kĩ năng
- Hình thành kĩ năng đọc và phân tích tháp tuổi.
- Đọc biểu đồ gia tăng dân số thế giới để thấy được tình hình gia tăng dân số thế giới.
- Củng cố kĩ năng phân tích thông tin từ ảnh địa lí, rèn luyện tư duy, tổng hợp.
- Phát triển kĩ năng tư duy, logic
- Rèn luyện kĩ năng hoạt động nhóm, thu thập thông tin ngoài xã hội, thông tin thực tế, …
3. Thái độ
- Thái độ nghiêm túc học tập tốt tất cả các môn học, yêu thích, say mê tìm hiểu kiến thức của nhiều môn học qua các kênh thông tin khác nhau.
- Có ý thức chấp hành các chính sách về dân số và môi trường. Không đồng tình với những hành vi đi ngược với chính sách dân số, môi trường và lợi ích cộng đồng. Nhằm đạt tỉ lệ dân số hợp lí.
4. Năng lực
- Năng lực tư duy địa lí: Tìm kiếm và xử lí thông tin từ dữ liệu GV đưa cho.
- Năng lực sử dụng các công cụ địa lí học thông qua việc phát triển các kĩ năng làm việc với tranh ảnh.
- Năng lực phân tích các mối liên hệ địa lí: mối quan hệ giữa nguyên nhân, và hậu quả và giải pháp nhằm hạn chế bùng nổ dân số.
- Năng lực giao tiếp: Phản hồi/ lắng nghe tích cực; trình bày suy nghĩ/ ý tưởng hợp tác, giao tiếp khi làm việc nhóm.
- Năng lực tự nhận thức: tự tin khi trình bày về kết quả làm việc nhóm nhỏ.
II. CHUẨN BỊ CỦA GV và HS
1. Giáo viên
- Máy tính, máy chiếu.
- Giáo án. Phiếu học tập.
- Tư liệu bài dạy.
2. Học sinh
- Đồ dùng học tập.
- Tìm hiểu về dân số thế giới.
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
3. Bài mới
3.1. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU
Bước 1: GV chiếu video và yêu cầu HS: Hãy rút ra cảm nhận của em sau khi xem xong đoạn video
Bước 2: GV cho HS xem video “Những con số báo động về dân số”
Đường link video: https://video.vietnamnet.vn/nhung-con-so-bat-ngo-ve-dan-so-the-gioi-o-hi...
Bước 3: GV dẫn dắt vào bài
Với diện tích phần đất liền trên bề mặt Trái đất là 149 triệu km2. Liệu Trái đất của chúng ta có còn được bình yên khi đứng trước sự tăng nhanh vượt bậc của dân số thế giới? Câu trả lời sẽ có trong bài học ngày hôm nay.
3.2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 1: Tìm hiểu về dân số và nguồn lao động (18 phút)
* Mục tiêu
- Hình thành khái niệm địa lí: Dân số và nguồn lao động.
- Hình thành kĩ năng đọc và phân tích tháp tuổi.
* Phương pháp, kĩ thuật dạy học
- Phương pháp: Nêu và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm
- Kĩ thuật dạy học: Đặt câu hỏi, thảo luận, Chia sẻ nhóm đôi (Think, Pair, Share)
* Hình thức tổ chức: Cá nhân, cặp
* Các bước tiến hành
Hoạt động của GV - HS Nội dung chính
* Bước 1 : ? Bằng cách nào ta biết được dân số của một nước hoặc một địa phương ?
(Điều tra dân số )
* Bước 2 : HS quan sát hình 1.1 trao đổi theo cặp đôi và trả lời các câu hỏi sau:
? Hãy cho biết số trẻ em từ 0 - 4 tuổi ở mỗi tháp khoảng bao nhiêu bé trai và bao nhiêu bé gái ?
? Hình dạng của 2 tháp tuổi khác nhau như thế nào?
? Tháp tuổi như thế nào thì tỉ lệ người trong độ tuổi lao động nhiều ? (thân tháp mở rộng)
* Bước 3 : GV cho HS biết :
- Tháp tuổi là biểu hiện cụ thể về ds của một địa phương .
- Tháp tuổi cho ta biết các độ tuổi của dân số, số Nam , Nữ, số người trong độ tuổi dưới tuổi lao động (là màu xanh lá cây),trong độ tuổi lao động (là màu xanh biển)trên tuổi lao động (là màu cam) .
- Tháp tuổi cho biết nguồn lao động hiện tại và trong tương lai của 1 địa phương .
- Hình dạng cho ta biết dân số trẻ (ở tháp thứ nhất), dân số già ở (tháp thứ hai) . 1. Dân số, nguồn lao động
- Các cuộc điều tra dân số cho biết tình hình dân số, nguồn lao động … của một địa phương, một nước.
- Dân số được biểu hiện cụ thể bằng một tháp tuổi (biết được tổng số nam và nữ phân theo độ tuổi, số người lao động trong độ tuổi lao động,..).

Hoạt động 2: Tìm hiểu sự gia tăng dân số thế giới (10 phút)
* Mục tiêu
- Trình bày được quá trình phát triển và tình hình gia tăng dân số thế giới.
- Giải thích được nguyên nhân của việc gia tăng dân số quá nhanh.
* Phương pháp, kĩ thuật dạy học
- Phương pháp: Nêu và giải quyết vấn đề
- Kĩ thuật dạy học: Đặt câu hỏi, tia chớp, khăn trải bàn
* Hình thức tổ chức: cá nhâ, cặp
* Tiến trình hoạt động
Hoạt động của GV và HS Nội dung chính
Bước 1: GV giao nhiệm vụ
Quan sát hình 1.2, nhận xét về tình hình tăng dân số thế giới từ đầu thế kỉ XIX đến cuối thế kỉ XX?
- HS trả lời. GV chuẩn kiến thức.
Bước 2: GV giao nhiệm vụ
- GV đưa ra nội dung thảo luận: Tìm các nguyên nhân khiến dân số thế tăng chậm trong nhiều thế kỉ trước thế kỉ XIX và những nguyên nhân khiến dân số thế giới tăng nhanh từ đầu thế kỉ XIX đến cuối thế kỉ XX
- GV chia lớp thành 6 nhóm, mỗi nhóm gồm 4 thành viên, thảo luận theo kĩ thuật khăn trải bàn (các thành viên viết ý kiến của mình vào ô của mình, sau đó thống nhất những ý chung để điền vào ô chính giữa)
Bước 3: Các nhóm tiến hành hoạt động. GV đi xuống lớp hỗ trợ các nhóm.
Bước 4: GV gọi ngẫu nhiên 2 nhóm mang sản phẩm lên thuyết trình. Yêu cầu các nhóm khác nhận xét, bổ sung kiến thức cho nhóm bạn.
Bước 5: GV sử dụng 1 nhóm có đáp án đúng nhất kết hợp tranh ảnh dưới đây để chuẩn xác kiến thức cho HS 2. Dân số thế giới tăng nhanh trong thế kỉ XIX và thế kỉ XX :
- Dân số thế giới tăng nhanh trong hai thế kỉ gần đây.

- Các nước đang phát triển có tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên cao hơn các nước phát triển
Hoạt động 3: Tìm hiểu sự bùng nổ dân số (8 phút)
* Mục tiêu
- Trình bày được quá trình phát triển và tình hình gia tăng dân số thế giới.
- Giải thích được nguyên nhân của việc gia tăng dân số quá nhanh.
- Đề xuất phương hướng giải quyết bùng nổ dân số.
* Phương pháp, kĩ thuật dạy học
- Phương pháp: Nêu và giải quyết vấn đề
- Kĩ thuật dạy học: Đặt câu hỏi, thảo luận
* Hình thức tổ chức: Cá nhân, cặp
* Tiến trình hoạt động
Hoạt động của GV và HS Nội dung chính
3. Hoạt động 3 : hoạt động lớp.
* Bước 1 : GV cho HS hiểu thế nào là tỉ lệ (hay tỉ suất) sinh, tỉ lệ tử .
- GV hướng dẫn HS đường xanh là tỉ lệ sinh, đường đỏ là tỉ lệ tử và phần tô màu hồng là tỉ lệ gia tăng dân số (khoảng cách giữa đường xanh và đường đỏ ).
? Khoảng cách giữa tỉ lệ sinh và tỉ lệ tử năm 1950, 1980 , 2000 ?
(khoảng cách thu hẹp  dân số tăng chậm ; còn khoảng cách mở rộng  dân số tăng nhanh ).
* Bước 2 : cho HS quan sát biểu đồ 1.3 và 1.4 :
? Trong giai đoạn 1950 đến 2000 nhóm nước nào có tỉ lệ gia tăng dân số cao hơn ? Tại sao ?
(nhóm nước đang phát triển tăng cao hơn  các nước này lâm vào tình trạng bùng nổ dân số (dân số tăng nhanh đột ngột, tỉ lệ sinh hàng năm cao hơn 21%o , trong khi đó tỉ lệ tử giảm nhanh).
? Tỉ lệ sinh năm 2000 các nước đang phát triển là bao nhiêu ? Các nước phát triển là bao nhiêu (Nước đang phát triển là 25%o, các nước phát triển là 17%o).
* Bước 3 : ? Đối với các nước có nền kinh còn đang phát triển mà tỉ lệ sinh còn quá cao thì hậu quả sẽ như thế nào? (làm kinh tế chậm phát triển, đói kém, nhà ở, học hành, y tế, tệ nạn …). 3. Sự bùng nổ dân số :
- Bùng nổ dân số là do dân số tăng nhanh và tăng đột biến ở nhiều nước châu Á, Phi, Mĩ Latinh
- Nguyên nhân do tỉ lệ sinh cao hơn tỉ lệ tử , nên dẫn đến hậu quả là kinh tế chậm phát triển, đói rách, bệnh tật, mù chữ, thiếu nhà ở, sinh ra tệ nạn xã hội …
- Các chính sách dân số và phát triển kinh tế - xã hội đã góp phần hạ thấp tỉ lệ gia tăng dân số ở nhiều nước .

3.3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
Bước 1: GV chia nhóm, đưa ra thể lệ trò chơi “ Mảnh ghép bí ẩn”
- GV chia lớp thành 2 nhóm, phát cho mỗi nhóm 4 mảnh ghép sau.
- Trong vòng 1 phút các đội thi xem đội nào ghép nhanh nhất.
- Sau khi ghép xong yêu cầu các đội đặt tên cho bức ảnh. Nêu cảm nghĩ nghĩ ngắn về bức hình trong 30 giây.
Bước 2: HS tiến hành chơi
Bước 3: GV giới thiệu về bức ảnh “ Kền kền chờ đợi”
http://cafef.vn/su-that-phia-sau-buc-hinh-ken-ken-cho-doi-lam-ca-the-gio...
3.4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
- Bước 1: GV đặt câu hỏi: Bằng hiểu biết của mình , cho biết tình hình gia tăng dân số của nước ta ?
- Bước 2: HS trả lời và trình bày kết quả.
- Bước 3: GV chuẩn kiến thức
3.5. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI/ MỞ RỘNG
- GV yêu cầu HS tìm hiểu về dân số của địa phương mình.

Xem thêm các bài Giáo án địa lý 7, hay khác:

Bộ Giáo án địa lý 7 được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục với mục đích giúp các Thầy, Cô giảng dạy dễ dàng và biên soạn Giáo án tốt hơn, đơn giản hơn theo sát chương trình Lớp 7.

Lớp 7 | Để học tốt Lớp 7 | Giải bài tập Lớp 7

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 7, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 7 giúp bạn học tốt hơn.