Giáo án Địa lý 7 bài 53: Thực hành: Đọc, phân tích lược đồ, biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa Châu Âu

Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài 53: Thực hành: Đọc, phân tích lược đồ, biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa Châu Âu. Bài học nằm trong chương trình Địa lí 7. Bài mẫu có: văn bản text, file word đính kèm. Có hình ảnh để người đọc xem trước. Nếu cảm thấy phù hợp, thầy cô có thể tải về.

Bài 53. THỰC HÀNH: ĐỌC, PHÂN TÍCH LƯỢC ĐỒ, BIỂU ĐỒ NHIỆT ĐỘ VÀ LƯỢNG MƯA CHÂU ÂU
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Phân tích được lược đồ biểu đồ nhiệt độ lượng mưa của một số trạm khí tượng ở châu Âu.
- Phân tích lược đồ tự nhiên và giải thích được vì sao có sự khác nhau về khí hậu giữa vùng ven biển bán đảo Xcan-đi-na-vi và Ai-xơ-len.
2. Kĩ năng
- Phân tích biểu đồ nhiệt độ lượng mưa.
- Đọc và phân tích được lược đồ khí hậu hình 51.2
3. Thái độ
- Làm bài thực hành nghiêm túc, di chuyển nhanh giữa các trạm và có trách nhiệm với nhóm khi làm bài chung theo nhóm.
4. Năng lực hình thành
- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực sử dụng ngôn ngữ
- Năng lực chuyên biệt:
+ Năng lực tư duy tổng hợp theo lãnh thổ:
+ Năng lực sử dụng bản đồ
+ Năng lực sử dụng tranh ảnh địa lý, video clip.
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS
1. Chuẩn bị của GV
- Bài giảng, phiếu học tập tại các trạm, biểu đồ nhiệt độ lượng mưa.
2. Chuẩn bị của HS
- Tập bản đồ, bút chì, thước kẻ, sách giáo khoa
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định: 1 phút
2. Kiểm tra bài cũ
3. Bài mới
3.1. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU
GV sử dụng 1 số tranh ảnh về các cảnh quan môi trường tự nhiên ở châu Âu để HS sử dụng kĩ năng đọc tranh ảnh nhận biết về các kiểu môi trường ở châu Âu; từ đó tạo hứng thú hiểu biết về khí hậu của các môi trường tự nhiên châu Âu. Từ đó, GV kết nối vào bài học mới.
3. 2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI.
*HOẠT ĐỘNG 1: NHẬN BIẾT ĐẶC ĐIỂM KHÍ HẬU CỦA CHÂU ÂU (15 phút)
- Mục tiêu: Nắm được đặc điểm khí hậu, sự phân hóa khí hậu châu Âu
- Phương pháp- kĩ thuật: Trực quan, thuyết giảng tích cực, đàm thoại gợi mở, thảo luận nhóm, kĩ thuật chuyên gia, kĩ năng phân tích.
- Phương tiện dạy học:
+ Máy vi tính, projector, bảng phụ.
+ Lược đồ khí hậu châu Âu.
- Tiến trình hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG
* Bước 1: GV chia lớp 3 nhóm thảo luận. Mỗi nhóm 1 nội dung thảo luận:
- Nhóm 1: Cho biết vì sao cùng vĩ độ nhưng miền ven biển của bán đảo Xcandinavi có khí hậu ấm áp và mưa nhiều hơn Ai-xơ-len?
- Nhóm 2: Quan sát các đường đẳng nhiệt tháng giêng, nhận xét về nhiệt độ của châu Âu vào mùa đông.
- Nhóm 3: Nêu tên các kiểu khí hậu ở châu Âu. So sánh diện tích của các vùng có các kiểu khí hậu đó.
* Bước 2: GV hướng dẫn yêu cầu của bài tập, giải thích những thắc mắc của HS về những kiến thức liên quan tới yêu cầu của đề bài.
* Bước 3: HS thảo luận và nêu kết quả.
* Bước 4: GV chuẩn xác kiến thức, nhận xét và chuuyển ý.
1/ Giải thích sự khác biệt nhiệt độ
- Tuy cùng vĩ độ nhưng nhiệt độ ven biển vùng bán đảo Xcan-đi-na-vi ấm và mưa nhiều hơn Ai-xơ-len vì : Ảnh hưởng của dòng biển Bắc Đại Tây Dương chảy ven bờ nên đã sưởi ấm cho các lãnh thổ ven bờ, làm tăng độ bốc hơi của vùng biển tạo mưa nhiều cho khu vực này.
2/ Nhận xét đường đẳng nhiệt tháng giêng:
a.Trị số đường đẳng nhiệt tháng giêng
- Vùng Tây Âu : 00C
- Vùng đồng bằng Đông Âu: - 100C
- Vùng núi Uran : - 200C
b. Nhận xét:
- Số liệu biến thiên nhiệt độ về mùa đông cho thấy càng đi về phía đông nhiệt ddooj hạ dần, từ 00C đến – 100C  - 200C
- Mức độ chênh lệch nhiệt độ giữa phía tây châu lục và phía đông châu lục rất lớn: Về mùa đông phía tây ấm, càng vào sâu phía đông càng rất lạnh.
c. Các kiểu khí hậu của châu Âu xếp theo thứ tự lớn đến nhỏ theo diện tích:
- Ôn đới lục địa
- Ôn đới hải dương
- Khí hậu địa trung hải
- Khí hậu hàn đới

HOẠT ĐỘNG 2: Phân tích biểu đồ nhiệt độ lượng mưa (25 phút)
* Mục tiêu
- Rèn kĩ năng phân tích biểu đồ nhiệt độ lượng mưa.
- Phân tích đánh giá và nhận xét khí hậu thông qua biểu đồ nhiệt độ lượng mưa.
- Phân biệt được 3 kiểu khí hậu và thảm thực vật đi kèm.
* Phương pháp/kĩ thuật dạy học
- Thực hành – tái hiện.
- Hoạt động nhóm
* Phương tiện
- Phiếu học tập, câu hỏi hoàn thành tại các trạm, phiếu chấm chéo.
* Tiến trình hoạt động
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG
* Bước 1: GV chia lớp thành các nhóm thảo luận theo nội dung sau:
Phân tích các biểu đồ H 53.1, theo trình tự sau:
-Nhiệt độ trung bình tháng I và tháng VII. Sự chênh lệch nhiệt độ giữa tháng I và tháng VII. Nhận xét chung về chế độ nhiệt.
-Các tháng mưa nhiều. Các tháng mưa ít. Nhận xét chung về chế độ mưa.
-Xác định kiểu khí hậu từng trạm. Cho biết lí do.
-Xếp các biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa (D,E,F) thành từng cặp cho phù hợp.
- Mỗi nhóm thảo luận mỗi biểu đồ để xác định đặc điểm nhiệt độ, lượng mưa từng trạm. Bảng

Tiêu chí Trạm A
Nhiệt độ tháng 1 -50C
Nhiệt độ tháng 7 190C
Biên độ nhiệt 24
Nhận xét chế độ nhiệt Đông lạnh, hè không nóng lắm
Các tháng mưa nhiều 5,6,7,8
Các tháng mưa ít 9,10,11,12,1,2,3,4
Nhận xét chế độ mưa Mưa ít, nhỉnh hơn vào mùa hè
Thuộc kiểu khí hậu Ôn đới lục địa
Thảm thực vật Rừng lá kim
Tiêu chí Trạm B
Nhiệt độ tháng 1 100C
Nhiệt độ tháng 7 230C
Biên độ nhiệt 13
Nhận xét chế độ nhiệt Đông không lạnh lắm, hè nóng
Các tháng mưa nhiều 9,10,11,12,1
Các tháng mưa ít 2,3,4,5,6,7,8
Nhận xét chế độ mưa Mưa nhiều vào thu đông, ít vào mùa hè
Thuộc kiểu khí hậu Địa Trung Hải
Thảm thực vật Rừng cây bụi, lá cứng
Tiêu chí Trạm C
Nhiệt độ tháng 1 150C
Nhiệt độ tháng 7 50C
Biên độ nhiệt 10
Nhận xét chế độ nhiệt Đông ấm, hạ mát
Các tháng mưa nhiều Mưa nhiều quanh năm
Các tháng mưa ít Không có tháng mưa ít
Nhận xét chế độ mưa Mưa nhiều và quanh năm
Thuộc kiểu khí hậu Ôn đới hải dương
Thảm thực vật Rừng lá rộng
3.3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP:
Khoanh tròn vào câu trả lời đúng nhất:
- Câu 1: Bán đảo Xcan-đi-na-vi cùng vĩ độ với Ai-xơ-len nhưng lại có khí hậu ấm hơn và mưa nhiều hơn Ai-xơ-len vì:
A. có dòng biển nóng Bắc Đại Tây Dương chảy ven bờ.
B. đảo Ai-xơ-len nằm gần vòng cực bắc hơn.
C. Xcan-đi-na-vi là một bộ phận của đất liền, Ai-xơ-len là đảo nhỏ nằm trên biển.
D. bán đảo Xcanđinavi nằm ở vĩ độ thấp.
- Câu 2: Đường đẳng nhiệt tháng giêng ở châu Âu cho thấy nhiệt độ:
A. giữa các vùng chênh lệch nhau lớn.
B. càng về phía đông nhiệt độ càng tăng
C. càng về phía tây nhiệt độ càng giảm
D. giữa các vùng chênh lệch nhau nhỏ
3.4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
- Bài tập: Viết 1 đoạn văn ngắn khoảng 10 dòng về đặc điểm 1 kiểu khí hậu và thảm thực tương ứng ở châu Âu. (HS tự chọn 1 trong các kiểu khí hậu sau: ôn đới lục địa, ôn đới hải dương, địa trung hải).
3.5. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI/ MỞ RỘNG
- Làm bài tập các câu hỏi cuối bài và tập bản đồ.
- Chuẩn bị bài mới: Dân cư, xã hội Châu Âu
+ Tìm hiểu tại sao dân cư châu Âu có xu hướng già đi.
+ Ôn lại phương pháp nhận biết đặc điểm dân số qua tháp tuổi.

BÀI 54: DÂN CƯ XÃ HỘI CHÂU ÂU
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Trình bày và nhận xét được về tôn giáo, ngôn ngữ và văn hoá ở Châu Âu.
- Chứng minh được dân số Châu Âu đang có xu hướng già đi.
- Nhận xét được mức độ đô thị hoá ở châu Âu.
- Phân tích được những thuận lợi và khó khăn của dân số đến sự phát triển kinh tế-xã hội ở châu Âu.
2. Kĩ năng
- Phân tích bản đồ phân bố dân cư đô thị, các nhóm ngôn ngữ để tìm ra kiến thức
3. Thái độ
- Thái độ yêu thích tìm tòi kiến thức địa lí.
4. Năng lực hình thành
- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực quản lí, năng lực giao tiếp, năng lực truyền thông, năng lực sử dụng ngôn ngữ.
- Năng lực chuyên biệt:
+ Năng lực tư duy tổng hợp theo lãnh thổ.
+ Năng lực sử dụng bản đồ.
+ Năng lực sử dụng tranh ảnh địa lý.
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS
1. Chuẩn bị của GV
- Bức tranh biếm họa về già hóa dân số
- Hình ảnh về dân cư châu Âu
- Lược đồ, bản đồ liên quan
- Phiếu học tập phần 1
2. Chuẩn bị của HS
- SGK, bảng phụ (Giấy A3).
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định: 1 phút
2. Kiểm tra bài cũ
3. Bài mới
3.1. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU
- Bước 1: GV sử dụng 1 số tranh ảnh về tôn giáo, văn hóa của 1 số ở châu Âu để HS thi 1 trò chơi “ Ai nhanh hơn ai”. HS sử dụng kĩ năng đọc tranh ảnh nhận biết về các nền văn hóa ở châu Âu; từ đó tạo hứng thú hiểu biết về đặc điểm dân cư, xã hội châu Âu.
- Bước 2: HS trả lời câu hỏi.
- Bước 3: Từ đó, GV kết nối vào bài học mới: Tuy không phải là cái nôi của nền văn minh nhân loại nhưng ở châu Âu tôn giáo, văn hóa cũng rất đa dạng và độc đáo. Nơi đây dân cư có đặc điểm phát triển rất chậm và ở đây còn có những chính sách khuyến khích tăng dân. Tại sao như vậy, chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay.....
3. 2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI.
*HOẠT ĐỘNG 1: SỰ ĐA DẠNG VỀ TÔN GIÁO, NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA(15 phút).
- Mục tiêu : Trình bày và giải thích (ở mức độ đơn giản) một số đặc điểm về tôn giáo, ngôn ngữ và văn hóa châu Âu.
- Phương pháp - kĩ thuật: Trực quan, đàm thoại gợi mở, thảo luận nhóm, liên hệ thực tế, kĩ năng phân tích tranh ảnh, video
- Phương tiện dạy học: tranh ảnh và video.
- Tiến trình hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG
- Bước 1: GV phát phiếu học tập và cho HS xem hình 54.1 Lược đồ các nhóm ngôn ngữ ở Châu Âu, kết hợp SGK/161. Yêu cầu HS làm việc theo cặp, điền khuyết vào phiếu
- Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ theo cặp.
- Bước 3: HS hoàn thành, GV cho các cặp chấm chéo, tìm ra những cặp đúng nhiều nhất.
- Bước 4: Kể tên các nước thuộc từng nhóm ngôn ngữ ở châu Âu vào bảng sau (GV vẽ sơ đồ lên bảng) Gọi 5 HS lên bảng điền tên các nước vào ô tương ứng. Mỗi HS điền 1 ô.
Bước 5: GV nhận xét, chuẩn xác và chốt nội dung 1. Sự đa dạng về tôn giáo, ngôn ngữ và văn hoá.
- Chủng tộc: chủ yếu thuộc Ơrôpêôit.
- Ngôn ngữ: gồm 3 nhóm chính Giécman, Latinh, Xlavơ.
- Tôn giáo: chủ yếu theo cơ đốc giáo, ngoài ra còn có một số vùng theo đạo Hồi.
HOẠT ĐỘNG 2: Tìm hiểu về dân số và đô thị hoá ở châu Âu (16 phút)
* Mục tiêu
- Nhận xét được mức độ đô thị hoá ở châu Âu.
- Chứng minh được dân số Châu Âu đang có xu hướng già đi.
- Phân tích được những thuận lợi và khó khăn của dân số đến sự phát triển kinh tế-xã hội ở châu Âu.
* Phương pháp/kĩ thuật dạy học
Nhóm, trò chơi
* Phương tiện
- Từ khóa liên quan
- Hình ảnh về dân cư châu Âu
- Hình 54.3 Lược đồ phân bố dân cư và đô thị ở châu Âu
- Phiếu thông tin để HS ghép nối
* Tiến trình hoạt động
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG
- Bước 1: GV diễn tả các từ khóa, HS suy nghĩ và viết đáp án vào bảng phụ. Hết thời gian 3 phút, GV viết những từ khóa về dân cư châu Âu lên bảng. Sau đó yêu cầu các trình bày kết quả.
- Bước 2: Các nhóm thực hiện nhiệm vụ, GV quan sát nhắc nhở và ổn định lớp. Yêu cầu các nhóm thảo luận nhỏ, tránh các nhóm khác nghe thấy.
- Bước 3: GV gọi đại diện từng nhóm lên đọc kết quả.
- Bước 4: GV nhận xét và chốt lại kiến thức
- Bước 4: GV hướng dẫn HS xem hình 54.3 Lược đồ phân bố dân cư và đô thị ở châu Âu. Sau đó cho HS nhận xét về sự phân bố dân cư và đặc điểm đô thị. 2. Dân cư Châu Âu đang già đi, mức độ đô thị hoá cao
- Số dân 743 triệu người (2019), mật độ dân số trung bình 70 ng/km2.
- Phân bố dân cư không đồng đều, tập trung ở các đồng bằng, thung lũng lớn và ven biển.
- Tỉ lệ người già ngày càng tăng: Nguyên nhân do tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên thấp, chưa đến 0,1%, có nhiều quốc gia tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên âm.
- Châu Âu có mức độ đô thị hoá cao, tỉ lệ dân đô thị chiếm 75% dân số.

3.3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP:
- Bước 1: GV phổ biến trò chơi “trả lời nhanh”. GV đọc câu hỏi, các cặp sẽ ghi câu trả lời vào bảng phụ. Mỗi câu trả lời trong 10s.
Bộ câu hỏi trò chơi “trả lời nhanh”
Câu hỏi Đáp án
Câu 1: Vùng phân bố đông dân ở châu Âu?
Đồng bằng, duyên hải, thung lũng lớn.
Câu 2: Dân số tăng ở một số nước châu Âu chủ yếu do ............. Nhập cư
Câu 3: Dân số châu Âu có xu hướng................
Già đi
Câu 4: Mức độ đô thị hóa ở châu Âu ............ Dân đô thị chiếm ..................... Cao, 75%
Câu 5: Vùng phân bố thưa dân ở châu Âu? Phía bắc và vùng núi cao
Câu 6: Dân cư Châu Âu chủ yếu thuộc chủng tộc .................... Ơrôpêôit
Câu 7: Tôn giáo chính ở châu Âu? Cơ đốc giáo
Câu 8: Nhóm ngôn ngữ chiếm tỉ lệ lớn nhất ở châu Âu? Xlavo

- Bước 2: Các cặp tiến hành chơi trò chơi. GV đọc câu hỏi, các cặp trả lời.
- Bước 3: GV nhận xét và tổng kết những cặp chiến thắng.
3.4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
Chọn 1 trong 2 nội dung sau:
- Bài 1: Sưu tầm, tư liệu về quá trình đô thị hóa ở Việt Nam.
- Bài 2: Ở quê hương em, quá trình đô thị hóa diễn ra như thế nào? Cho ví dụ minh họa.
3.5 HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI/ MỞ RỘNG
- Hướng dẫn cho HS về nhà:
+ Học bài cũ.
+ Làm câu hỏi SGK
+ Làm bài tập trong tập bản đồ.
+ Chuẩn bị bài mới: Kinh tế châu Âu

Xem thêm các bài Giáo án địa lý 7, hay khác:

Bộ Giáo án địa lý 7 được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục với mục đích giúp các Thầy, Cô giảng dạy dễ dàng và biên soạn Giáo án tốt hơn, đơn giản hơn theo sát chương trình Lớp 7.

Lớp 7 | Để học tốt Lớp 7 | Giải bài tập Lớp 7

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 7, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 7 giúp bạn học tốt hơn.