Giáo án Địa lý 7 bài 61: Thực hành: Đọc lược đồ, vẽ biểu đồ cơ cấu kinh tế Châu Âu

Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài 61: Thực hành: Đọc lược đồ, vẽ biểu đồ cơ cấu kinh tế Châu Âu. Bài học nằm trong chương trình Địa lí 7. Bài mẫu có: văn bản text, file word đính kèm. Có hình ảnh để người đọc xem trước. Nếu cảm thấy phù hợp, thầy cô có thể tải về.

BÀI 61: THỰC HÀNH
ĐỌC LƯỢC ĐỒ, VẼ BIỂU ĐỒ CƠ CẤU KINH TẾ CHÂU ÂU
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Kể tên các nước ở châu Âu và xác định được nước đó thuộc khu vực nào của châu Âu.
- Xác định được vị trí của các nước châu Âu trên bản đồ.
- Vẽ và nhận xét được biểu đồ cơ cấu kinh tế của Pháp và Ucraina.
2. Kĩ năng
Kỹ năng vẽ biểu đồ cơ cấu kinh tế và khả năng nhận xét về trình độ phát triển của Pháp và Ucraina.
3. Thái độ
- Cẩn thận, tỉ mỉ trong khi vẽ biểu đồ.
- Yêu thích khám phá thế giới.
4. Năng lực hình thành
- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực quản lí, năng lực giao tiếp, năng lực sử dụng ngôn ngữ.
- Năng lực chuyên biệt:
+ Năng lực tư duy tổng hợp theo lãnh thổ.
+ Năng lực sử dụng bản đồ.
+ Năng lực vẽ và nhận xét biểu đồ tròn.
+ Năng lực sử dụng tranh ảnh địa lý.
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS
1. Chuẩn bị của GV
- Hình ảnh một số địa điểm du lịch nổi tiếng ở một số nước châu Âu.
- Hình ảnh quốc kì của một số nước châu Âu.
- Bản đồ trống các nước châu Âu.
- Bản đồ các nước châu Âu.
- Trò chơi: “Nhìn hình đoán nước”.
2. Chuẩn bị của HS
- SGK, Màu
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ
3. Bài mới:
3.1. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU
- Bước 1: GV chia lớp thành 4 nhóm, phổ biến trò chơi “Nhìn hình đoán nước”: Dựa vào các hình ảnh gợi ý của GV đưa ra, các nhóm sẽ đoán tên nước và xác định đất nước đó ở khu vực nào của châu Âu. HS có 15 giây suy nghĩ và trả lời.
+ Tháp đồng hồ Big Ben
+Thành phố cổ kính Porvoo (Phần Lan – Bắc Âu)
+ Cung điện mùa đông (Nga – Đông Âu)
+ Cờ Thụy Điển (Bắc Âu)
+ Cờ Bồ Đào Nha (Nam Âu)
- Bước 2: HS đoán tên nước và xác định đất nước đó thuộc khu vực nào của châu Âu.
- Bước 3: GV chuẩn xác và có thể mở rộng kiến thức liên quan đến những hình ảnh đó dựa vào link nguồn phía trên.
3.2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
HOẠT ĐỘNG 1: Xác định vị trí một số quốc gia trên bản đồ các nước châu Âu. (15 phút)
* Mục tiêu
- Kể tên được các nước châu Âu.
- Xác định được các nước trong các khu vực châu Âu.
* Phương pháp/kĩ thuật dạy học
Nhóm, tô màu, liệt kê.
* Phương tiện
- Bản đồ trống các nước châu Âu.
* Tiến trình hoạt động
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG
- Bước 1: GV chia lớp thành 5 nhóm (bằng cách giữ nguyên 4 nhóm cũ, mỗi nhóm cũ lấy ra 1-2 HS để hình thành nhóm 5). GV phát cho mỗi nhóm 1 lược đồ trống các nước châu Âu. Yêu cầu các nhóm quan sát hình 61.1 Lược đồ các nước châu Âu:
+ Nhóm 1: tô màu và kể tên các nước Bắc Âu
+ Nhóm 2: tô màu và kể tên các nước Tây và Trung Âu
+ Nhóm 3: tô màu và kể tên các nước Nam Âu
+ Nhóm 4: tô màu và kể tên các nước Đông Âu
+ Nhóm 5: tô màu và kể tên các nước thuộc khối liên minh châu Âu
- Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ, GV quan sát nhắc nhở và ổn định lớp.
- Bước 3: Hết thời gian, các nhóm dán sản phẩm lên bảng. GV gọi các nhóm lên kể tên các nước trong khu vực nhóm làm.
- Bước 4: HS trả lời. GV nhận xét. 1. Vị trí một số quốc gia trên bản đồ các nước châu Âu.

Các khu vực Tên các nước
1. Bắc Âu - Các nước trên bán đảo Xcan – đi – na – vi : Na- uy, Thụy Điển, Phần Lan.
- Một quốc đảo: Ai-xơ-len.
2. Tây và Trung Âu - Các nước ven biển Bantich: Đan Mạch, Đức, Ba lan
- Các nước ven Đại Tây Dương: Hà Lan, Đức, Pháp, Bỉ
- Hai quốc đảo Anh và Ai-len
- Các nước nằm ở Trung Âu: CH Sec, Áo, Thụy Sỹ, Hung-ga-ri, Rumani, Nam Tư.
3. Nam Âu - Trên bán đảo I-bê-rich: Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha.
- Trên bán đảo Italia: Italia
- Trên bán đảo Ban căng: Hy Lạp, Amani, ...
4. Đông Âu - Các nước ven biển Bantich: Latvia, Litva, Extonia.
- Các nước khác: LB Nga, Belarut, Ucraina, Môn-đô-va.
5. Các nước thuộc EU - Bắc Âu gồm: Thụy Điển, Phần Lan
- Tây và Trung Âu gồm: Anh, Pháp, Ailen, Hà Lan, Đức, Áo, Lucxenbua, Bỉ, Đan Mạch
- Nam Âu gồm: Hy Lạp, Italia, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha
HOẠT ĐỘNG 2: Vẽ biểu đồ cơ cấu kinh tế (18 phút)
* Mục tiêu
- Vẽ và nhận xét biểu đồ cơ cấu kinh tế của Pháp và Ucraina.
* Phương pháp/kĩ thuật dạy học
Nhóm, vẽ biểu đồ tròn, mảnh ghép.
* Phương tiện
- Bảng số liệu về cơ cấu GDP phân theo ngành của 2 nước Pháp và U-crai-na năm 2014
- Giấy A3
* Tiến trình hoạt động
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG
- Bước 1: GV chia lớp thành 4 nhóm (Giữ nguyên 4 nhóm cũ. Còn nhóm 5 thì cho HS đếm theo thứ tự 1,2,3,4, HS ở số thứ tự nào sẽ về nhóm đó. Ví dụ: HS số 1 sẽ về nhóm 1). Yêu cầu các nhóm: Dựa vào bảng số liệu dưới đây (hoặc số liệu trang 185 trong SGK): Vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu kinh tế của Pháp và Ucraina.
Nhóm 1, 3: Vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu kinh tế của Pháp.
Nhóm 2, 4: Vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu kinh tế của Ucraina.
GV đặt câu hỏi cho HS: Với yêu cầu đề bài như thế thì chúng ta vẽ biểu đồ gì? (tròn)
GV hướng dẫn và đưa ra những tiêu chí về hình thức cũng như nội dung của 1 biểu đồ tròn, yêu cầu các nhóm vẽ trên giấy A3.
- Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ, GV quan sát, hướng dẫn các nhóm.
- Bước 3: HS hình thành nhóm mới. Nhóm 1, 2 ghép thành 1 nhóm lớn A, nhóm 3, 4 ghép thành nhóm lớn B. Dán sản phẩm lên bảng. Qua biểu đồ, nhận xét trình độ phát triển kinh tế của Pháp và Ucraina.
- Bước 4: GV gọi đại diện 2 nhóm trả lời. GV nhận xét biểu đồ, đối chiếu và so sánh giữa 2 nhóm, sau đó rút ra kết luận.  Nhận xét:
- Giống nhau: Cả 2 nước đều có ngành dịch vụ chiếm tỉ trọng cao nhất, nông nghiệp chiếm tỉ trọng ít nhất.
- Tuy nhiên: Cơ cấu GDP có sự khác nhau, cụ thể:
+ Pháp: Có nền kinh tế phát triển, trong cơ cấu GDP, ngành DV chiếm tỉ trọng lớn nhất (78,9%), đứng thứ 2 là CN-XD chiếm 19,4%, thấp nhất là nông nghiệp 1,7%.
+ U-crai-na: Nền kinh tế chưa phát triển bằng Pháp. Tỉ lệ dịch vụ thấp hơn Pháp và tỉ lệ nông nghiệp cao hơn Pháp. Các ngành kinh tế có tỉ trọng chênh lệch nhau không quá lớn.
3.3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
- Bước 1: GV chiếu bản đồ các nước châu Âu, phổ biến trò chơi “nhanh tay kẻo trễ”, yêu cầu 4 nhóm, mỗi nhóm chọn 1 đại diện lên xác định 1 số nước trên bản đồ các nước châu Âu. Khi GV đọc tên nước, đại diện nhóm phải chỉ được ngay trên bản đồ vị trí của nước đó và xác định nước đó thuộc khu vực nào của châu Âu. Nếu chậm quá 3s sẽ không tính điểm câu đó. Mỗi câu trả lời chính xác và đúng luật được 1 điểm. Cuối giờ GV tổng kết điểm
- Bước 2: Lần lượt các nhóm cử đại diện lên bảng, xác định trên bản đồ.
+ Nhóm 1: GV đọc tên nước Pháp, Ucraina, Rumani, Ý, Bê-la-rut.
+ Nhóm 2: GV đọc tên nước Anh, Áo, Tây Ban Nha, Hung-ga-ri, Thụy Điển.
+ Nhóm 3: GV đọc tên nước Đức, Bun-ga-ri, Thụy Sĩ, Phần Lan, Hà Lan.
+ Nhóm 4: GV đọc tên nước Séc, Nauy, Ba Lan, Thụy Sĩ, Bồ Đào Nha.
- Bước 3: GV nhận xét và tổng kết bài.
3.4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
- Kể tên các quốc gia nằm ở cả 2 châu lục: cả châu Âu và châu Á.
3.5. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI/ MỞ RỘNG
- Ôn tập nội dung kiến thức châu âu.

Xem thêm các bài Giáo án địa lý 7, hay khác:

Bộ Giáo án địa lý 7 được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục với mục đích giúp các Thầy, Cô giảng dạy dễ dàng và biên soạn Giáo án tốt hơn, đơn giản hơn theo sát chương trình Lớp 7.

Lớp 7 | Để học tốt Lớp 7 | Giải bài tập Lớp 7

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 7, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 7 giúp bạn học tốt hơn.