Giáo án Địa lý 7 bài 42: Thiên nhiên Trung và Nam Mỹ (Tiếp theo)

Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài 42: Thiên nhiên Trung và Nam Mỹ (Tiếp theo). Bài học nằm trong chương trình Địa lí 7. Bài mẫu có: văn bản text, file word đính kèm. Có hình ảnh để người đọc xem trước. Nếu cảm thấy phù hợp, thầy cô có thể tải về.

BÀI 42. THIÊN NHIÊN TRUNG VÀ NAM Mỹ (tiếp theo)

I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Kể tên được các môi trường của Trung và Nam Mĩ.
- Trình bày được sự khác biệt vệ sinh vật giữa các môi trường của Trung và Nam Mĩ .
- Mô tả được cảnh quan của Nam Mĩ thay đổi theo vĩ độ và độ cao của địa hình
- Tìm ra được mối quan hệ giữa ra lượng mưa và lớp phủ thực vật ở Trung và Nam Mĩ .
2. Kĩ năng
- Xác định được các đới khí hậu của Trung và Nam Mĩ trên lược đồ.
- Xác định được các môi trường tự nhiên của Trung và Nam Mĩ trên lược đồ.
3. Thái độ: Tích cực, chủ động trong việc tìm hiểu các cảnh quan trên thế giới.
4. Năng lực hình thành
- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực quản lí, năng lực giao tiếp, năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông, năng lực sử dụng ngôn ngữ.
- Năng lực chuyên biệt: Sử dụng hình vẽ, bản đồ, tranh ảnh, video; năng lực tư duy theo lãnh thổ
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS
1. Chuẩn bị của GV:
- Các lược đồ trong sách giáo khoa phóng to.
- Video, hình ảnh về Trung và Nam Mĩ.
- Phiếu học tập.
2. Chuẩn bị của HS:
- SGK, vở ghi, dụng cụ học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
3. Bài mới
3.1 HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU
Bước 1:
GV cho học sinh xem đoạn Video về cảnh quan Nam Mĩ. Yêu cầu HS quan sát kĩ và kể tên các cảnh quan/ địa hình mà em quan sát được trong video.
Bước 2: HS quan sát video và bằng hiểu biết để trả lời
Bước 3: HS báo cáo kết quả ( Một HS trả lời, các HS khác nhận xét).
Bước 4: GV dẫn dắt vào bài: Những cảnh quan này hình thành ở đâu trong khu vực Trung và Nam Mỹ, đó chình là nôi dung bài học ngày hôm nay cô và các em tìm hiểu…
3.2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu KHÍ HẬU (10 phút)
* Mục tiêu:
- Kể tên được các đới khí hậu cơ bản của Trung và Nam Mĩ.
- Kể tên được các dòng biển lớn ảnh hưởng tới Trung và Nam Mĩ .
* Phương pháp dạy học:
- Hoạt động nhóm.
- Kĩ thuật dạy học:
* Phương tiện:
- Hình 42.1 lược đồ khí hậu Trung và Nam Mĩ
- Hình ảnh về Trung và Nam Mĩ
* Tiến trình hoạt động
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG
Bước 1: GV cung cấp lược đồ và phiếu học tập, yêu cầu HS quan sát lược đồ, đánh dấu X vào đới khí hậu mà từng khu vực có
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ, GV hỗ trợ HS
Bước 3: HS làm việc cá nhân trong thời gian 2 phút , GV gọi 2 HS lên đánh dấu- hoàn thành phiếu học tập trên bảng và chỉ trên bản đồ.
Bước 4: GV yêu cầu HS quan sát vào phiếu phản hồi và so sánh sự khác biệt về khí hậu lục địa Nam Mĩ với Trung Mĩ, quần đảo Ăng-Ti. (Nam Mĩ có hầu hết các đới khí hậu trên Trái Đất do lãnh thổ kéo dài theo chiều kinh tuyến; Trung và Nam Mĩ thì đơn giản hơn)
Bước 5: GV yêu cầu HS quan sát vào Hình 42.1 lược đồ khí hậu Trung và Nam Mĩ để xác định phần lớn lãnh thổ thuộc đới khí hậu nào  rút ra đặc điểm phần lớn thuộc đới nóng.
2. Sự phân hóa tự nhiên
a. Khí hậu
- Có gần đủ các kiểu khí hậu trên Trái Đất: Xích đạo, cận xích đạo, nhiệt đới, cận nhiệt đới, ôn đới.
- Khí hậu xích đạo và cận xích đạo chiếm diện tích lớn.
- Khí hậu Trung và Nam Mĩ phân hóa đa dạng và phong phú từ Bắc xuống Nam, từ Tây sang Đông và từ thấp lên cao.
HOẠT ĐỘNG 2. Các đặc điểm khác của môi trường tự nhiên (20 phút)
* Mục tiêu:
- Trình bày và giải thích đặc điểm các môi trường thiên nhiên của Trung và Nam Mỹ.
* Phương pháp: Đàm thoại gợi mở, giải quyết vấn đề, sử dụng bản đồ, hợp tác,…
* Kỹ thuật dạy học: Đặt câu hỏi, học tập hợp tác,…
* Tiến trình hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG
b. Các đặc điểm khác của môi trường tự nhiên
*Nhóm: Chia lớp thành 6 nhóm
- Bước 1: GV giao nhiệm vụ cho nhóm.
+ Hoàn thành phiếu học tập sau (phụ lục).
+ Đặt câu hỏi chung cho từng nhóm về nguyên nhân hình thành các kiểu cảnh quan.
- Bước 2:
+ Đại diện nhóm trình bày kết quả các nhóm khác nhận xét bổ sung.
- Bước 3:
+ GV chuẩn xác kiến thức, ghi điểm cho các nhóm.
+ GV mở rộng, kết hợp giáo dục môi trường:
Rừng A-ma-dôn được xem là “ lá phổi xanh” của thế giới nhưng hiện nay đang bị khai thác quá mức làm suy giảm tài nguyên thiên nhiên cũng như khí hậu trên trái đất.
Liên hệ việc khai thác rừng ở Việt Nam…
* Cá nhân:
- Bước 1: GV giao nhiệm vụ
+ Dựa vào hình 42.1. Giải thích vì sao dải đất duyên hải phía Tây An đét lại có hoang mạc?
- Bước 2: Hs thực hiện nhiệm vụ.
- Bước 3: Hs báo cáo kết quả, học sinh khác lắng nghe, bổ sung, nhận xét.
- Bước 4: GV nhận xét, chuẩn xác kiến thức.
GV chuẩn xác: Ven biển trung Anđét có dòng biển lạnh Pê-ru chảy rất mạnh sát ven bờ, hơi nước từ buển đi qua dòng biển lạnh ngưng đọng thành sương mù. Khi không khí vào đất liền mất hơi nước nên không cho mưa, do đó tạo điều kiện cho hoang mạc phát triển, điển hình là hoang mạc A-ta-ca-na. b. Các đặc điểm khác của môi trường tự nhiên
- Thiên nhiên Trung và Nam Mĩ phân hoá từ Bắc xuống Nam, từ thấp lên cao.
* Bắc xuống Nam.
- Đồng bằng A ma zôn: Rừng xích đạo ẩm.
- Phía Đông eo đất Trung Mĩ - quần đảo ăng ti: Rừng nhiệt đới ẩm.
- Phía Tây eo đất Trung Mĩ - quần đảo Ăng ti: Rừng thưa, Xa van.
- Đồng bằng Pam pa: thảo nguyên.
- Miền duyên hải phía Tây vùng Trung An đét: hoang mạc.
- Trên cao nguyên Pa-ta-gô-ni-a phía Nam của Nam Mĩ có bán hoang mạc ôn đới.

3.3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
Câu 1: Đới khí hậu nào sau đây không thuộc khu vực Trung và Nam Mĩ ?
A. Nhiệt đới. B. Xích đạo.
C. Ôn đới. D. Hàn đới.
Câu 2: Ở Trung và Nam Mĩ, rừng xích đạo xanh quanh năm phát triển ở
A. quần đảo Ăng-ti. B. đồng bằng A-ma-dôn.
C. phía đông eo đất Trung Mĩ. D. sơn nguyên Pa-ta-gô-ni.
Câu 3: Thảo nguyên Pam-pa ở Nam Mỹ là môi trường đặc trưng của kiểu khí hậu
A. ôn đới lục địa. B. ôn đới hải dương.
C. cận xích đạo. D. cận nhiệt đới hải dương.
Câu 4: Sự thay đổi thiên nhiên Trung và Nam Mỹ chủ yếu là do tác động của
A. Địa hình, vĩ độ. B. Khí hậu, hướng gió.
C. Vĩ độ, dòng biển. D. Vị trí, khí hậu.
3.4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
- Bước 1. GV chiếu 2 lược đồ, dẫn dắt để HS tìm mối quan hệ giữa khí hậu và cảnh quan (ví dụ: khí hậu xích đạo  rừng xích đạo)
-Bước 2: GV nhận xét và cho điểm với cá nhân có nhiều phát hiện nhất.
3.5. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI/ MỞ RỘNG
- Sưu tầm một số tranh ảnh về các cảnh quan thiên nhiên của Trung và Nam Mỹ.
- Tìm các bài viết, tranh ảnh về quá trình đô thị hóa ở Trung và Nam Mỹ.

Xem thêm các bài Giáo án địa lý 7, hay khác:

Bộ Giáo án địa lý 7 được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục với mục đích giúp các Thầy, Cô giảng dạy dễ dàng và biên soạn Giáo án tốt hơn, đơn giản hơn theo sát chương trình Lớp 7.

Lớp 7 | Để học tốt Lớp 7 | Giải bài tập Lớp 7

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 7, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 7 giúp bạn học tốt hơn.