Giáo án Địa lý 7 bài 6 : Môi trường nhiệt đới

Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài 6 Môi trường nhiệt đới. Bài học nằm trong chương trình Địa lí 7. Bài mẫu có: văn bản text, file word đính kèm. Có hình ảnh để người đọc xem trước. Nếu cảm thấy phù hợp, thầy cô có thể tải về.

Bài 6. MÔI TRƯỜNG NHIỆT ĐỚI
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Trình bày và giải thích được ở mức độ đơn giản một số đặc điểm tự nhiên của môi trường nhiệt đới.
- So sánh đặc điểm của môi trường nhiệt đới và môi trường xích đạo ẩm.
- Phân tích các khó khăn mà thiên nhiên nhiệt đới tác động đến đời sống và sản xuất
- Đề xuất giải pháp bảo vệ nguồn nước, chống sa mạc hóa
2. Kĩ năng
- Xác định vị trí của môi trường nhiệt đới trên bản đồ.
- Đọc các biểu đồ nhiệt độ, lượng mưa để nhận biết đặc điểm khí hậu của môi trường nhiệt đới.
- Quan sát tranh ảnh và nhận xét các cảnh quan ở môi trường nhiệt đới.
- Kĩ năng làm việc nhóm
3. Thái độ
- Nâng cao ý thức bảo vệ nguồn tài nguyên, khí hậu, bảo vệ môi trường.
4. Năng lực hình thành
- Năng lực chung:
+ Năng lực tự học
+ Năng lực giải quyết vấn đề
+ Năng lực ngôn ngữ
+ Năng lực hợp tác
- Năng lực chuyên biệt
+ Năng lực sử dụng bản đồ
+ Năng lực sử dụng số liệu thống kê
+ Phân tích bảng số liệu về dân số.
+ Năng lực sử dụng tranh ảnh địa lý, video clip.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Bản đồ, hình ảnh, Clip liên quan đến bài học.
2. Chuẩn bị của học sinh
- Giấy note
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1.Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
Câu hỏi 1 : Môi trường đới nóng phân bố chủ yếu trong giới hạn của các vĩ tuyến nào? Nêu tên các kiểu môi trường của đới nóng ?
Câu hỏi 2 : Môi trường xích đạo ẩm có những đặc điểm gì ?
3. Bài mới
3.1. HOẠT ĐÔNG MỞ ĐẦU
- Bước 1: Điền tên kiểu môi trường/đặc điểm vào ô tương ứng.
- Bước 2: GV chiếu hình ảnh. HS làm việc cá nhân
- Bước 3: HS nêu chủ đề của tranh ảnh: môi trường nhiệt đới.
- Bước 4: GV dẫn dắt vào nội dung của bài.
3.2 HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu đặc điểm khí hậu môi trường nhiệt đới (15 phút)
*Mục tiêu
- Đọc biểu đồ khí hậu của 2 trạm là Ma – la – can và Gia – mê – na
- So sánh sự giống và khác nhau giữa 2 biểu đồ để rút ra sự giống và khác nhau
- Giải thích sự thay đổi mưa, nhiệt của khu vực
- Đọc lược đồ
* Phương pháp/kĩ thuật dạy học
- Thảo luận cặp đôi.
* Phương tiện
- Máy chiếu
- Phiếu học tập
* Tiến trình hoạt động
Hoạt động của GV - HS Nội dung chính
* Bước 1 : GV giới thiệu và chỉ trên bản đồ Ma-la-can và Gia-mê-na, quan sát hình 6.1 và 6.2 nhận xét :
? Sự phân bố nhiệt độ và lượng mưa trong năm của khí hậu nhiệt đới như thế nào ?
( nhiệt độ dao động mạnh từ 22oC - 34oC và có hai lần tăng cao trong năm vào khoảng tháng 3 đến tháng 4 và khoảng tháng 9 đến tháng 10)
( các cột mưa chênh lệch nhau từ 0mm đến 250 mm giữa các tháng có mưa và các tháng khô hạn, lượng mưa giảm dần về 2 chí tuyến và số tháng khô hạn cũng tăng lên từ 3 đến 9 tháng)
* Bước 2 :
? Hãy cho biết những đặc điểm khác nhau giữa khí hậu nhiệt đới với khí hậu xích đạo ẩm ?
- Về nhiệt độ : + Nhiệt độ TB các tháng đều trên 22oC.
+ Biên độ nhiệt năm càng gần về chí tuyến càng cao hơn 10oC
+ Có 2 lần nhiệt độ tăng cao (mặt trời lên thiên đỉnh).
- Về lượng mưa :
+ Lượng mưa TB năm giảm dần về 2 chí tuyến từ 841 mm ở (Ma-la-can) xuống còn 647 mm ở (Gia-mê-na).
+ Có 2 mùa rõ rệt : một mùa mưa và một mùa khô hạn, càng về chí tuyến khô hạn càng kéo dài từ 3 đến 8 hoặc 9 tháng . 1. Đặc điểm khí hậu
* Vị trí: Khoảng 5 0 B và 5 0 N đến chí tuyến ở cả hai bán cầu.
* Đặc điểm:
- Về nhiệt độ:
+ Nóng quanh năm, nhiệt độ trung bình các tháng đều trên 200 C.
+ Càng về gần hai chí tuyến, biên độ nhiệt trong năm càng lớn.
+ Có 2 lần nhiệt độ tăng cao lúc Mặt Trời đi qua thiên đỉnh.
- Về lượng mưa:
+ Lượng mưa trung bình năm giảm dần từ XĐ về phía 2 chí tuyến.
+ Có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô
+Lượng mưa tập trung vào mùa mưa (từ 500 mm đến 1500mm), càng về phía 2 chí tuyến thời kì khô hạn càng kéo dài.

HOẠT ĐỘNG 2: Tìm hiểu đặc điểm khác của môi trường (15 phút)
* Mục tiêu
- Trình bày được các đặc điểm khác của môi trường nhiệt đới
- Phân tích được vấn đề đang diễn ra và đề xuất giải pháp giải quyết vấn đề suy thoái tài nguyên và sa mạc hóa.
* Phương pháp/kĩ thuật dạy học
- Trò chơi
* Phương tiện
- Hình ảnh về môi trường, dân cư
- Sơ đồ kiến thức
* Tiến trình hoạt động
Hoạt động của GV và HS Nội dung chính
* Bước 1: GV cho HS quan sát hình 6.3 và 6.4 .
? Em hãy nhận xét có gì khác nhau giữa xavan Kênia và xavan ở Trung Phi ?
(xavan Kênia ít mưa hơn và khô hạn hơn xavan Trung Phi => cây cối ít hơn, cỏ cũng không xanh tốt bằng ).lượng mưa rất ảnh hưởng tới môi trường nhiệt đới, xavan hay đồng cỏ cao là thảm thực vật tiêu biểu của môi trường nhiệt đới .
* Bước 2 :
? Cây cỏ biến đổi như thế nào trong năm ?
(xanh tốt vào mùa mưa, khô cằn vào mùa khô hạn)
? Đất đai như thế nào khi mưa tập trung nhiều vào 1 mùa ? (đất có màu đỏ vàng)
? Cây cối thay đổi như thế nào từ xích đạo về 2 chí tuyến ? (càng về 2 chí tuyến cây cối càng nghèo nàn và khô cằn hơn)
* Bước 3 :
? Tại sao diện tích xavan đang ngày càng mở rộng ?
(lượng mưa ít và xavan, cây bụi bị phá để làm nương rẫy, lấy củi)
? Tại sao ở nhiệt đới là những nơi đông dân trên thế giới? (khí hậu thích hợp, thuận lợi làm nông nghiệp, …) 2. Các đặc điểm khác của môi trường
- Đất đai: đất feralit đỏ vàng của miền nhiệt đới rất dễ bị xói mòn, rửa trôi nếu không được cây cối che phủ và canh tác hợp lý .
- Sông ngòi: Sông ngòi nhiệt đới có hai mùa nước: mùa lũ và mùa cạn.
- Thực vật: Thảm thực vật thay đổi dần về hai chí tuyến (từ rừng thưa sang đồng cỏ cao nhiệt đới, cuối cùng là vùng cỏ thưa thớt và cây bụi).
- Động vật: khá phong phú về số loài (thú ăn cỏ lớn và thú ăn thịt)
- Hđ sản xuất và con người: Ở vùng nhiệt đới có thể trồng được nhiều cây lương thực và cây công nghiệp. Đây là một trong những khu vực đông dân của thế giới.
3.3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
- Bước 1: GV cho HS các từ khóa, yêu cầu HS sắp xếp, nối lại thành sơ đồ hoàn chỉnh, thể hiện các mối quan hệ nhân quả. Thời gian 2 phút cho sắp xếp
- Bước 2: HS làm việc trong 2 phút, GV theo dõi, động viên, hỗ trợ nếu cần
- Bước 3: GV mời 2 HS ngẫu nhiên cùng lên gắn lên bảng từ và dùng mũi tên nối lại. GV cũng có thể cho thi đua giữa các đội nếu có nhiều bộ.
- Bước 4: GV và HS cùng nhận xét, điều chỉnh để hoàn thiện sơ đồ. HS vẽ vào vở. GV chốt kiến thức. HS có thể nối thêm nhiều mũi tên càng tốt. HS diễn giải lí do ngắn gọn
3.4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
- Nêu những đặc điểm của khí hậu nhiệt đới ?
- Giải thích tại sao đất vùng nhiệt đới có màu đỏ vàng ?
- Tại sao diện tích xavan và nửa hoang mạc ở nhiệt đới đang ngày càng mở rộng ?
3.5. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI/ MỞ RỘNG
- Hoàn thành 1 bài tuyên truyền nhằm giảm thiểu phá rừng và hoang mạc hóa ở Nhiệt đới.

Xem thêm các bài Giáo án địa lý 7, hay khác:

Bộ Giáo án địa lý 7 được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục với mục đích giúp các Thầy, Cô giảng dạy dễ dàng và biên soạn Giáo án tốt hơn, đơn giản hơn theo sát chương trình Lớp 7.

Lớp 7 | Để học tốt Lớp 7 | Giải bài tập Lớp 7

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 7, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 7 giúp bạn học tốt hơn.