Giáo án Địa lý 7 bài 12: Thực hành: Nhận biết đặc điểm môi trường đới nóng

Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài 12: Thực hành: Nhận biết đặc điểm môi trường đới nóng. Bài học nằm trong chương trình Địa lí 7. Bài mẫu có: văn bản text, file word đính kèm. Có hình ảnh để người đọc xem trước. Nếu cảm thấy phù hợp, thầy cô có thể tải về.

BÀI 12: THỰC HÀNH: NHẬN BIẾT ĐẶC ĐIỂM
MÔI TRƯỜNG ĐỚI NÓNG
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức:
- Về các kiểu khí hậu xích đạo ẩm, nhiệt đới và nhiệt đới gió mùa.
- Đặc điểm về các kiểu môi trường ở đới nóng.
2.Kĩ năng:
- Củng cố các kĩ năng đọc, phân tích so sánh các yếu tố địa lí qua tranh ảnh, biểu đồ.
- Rèn luyện các kĩ năng đã học, củng cố và nâng cao thêm các kĩ năng sau đây:
+ Kĩ năng nhận biết các môi trường của đới nóng qua ảnh địa lí, qua biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa.
+ Kĩ năng phát triển tư duy địa lí, phân tích mối quan hệ giữa khí hậu với môi trường.
+ Giao tiếp và tự nhận thức
+ Tư duy , xử lí thông tin
3. Thái độ:
- Giáo dục ý thức khám phá thiên nhiên
- Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường.
4. Định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực chung: tự học, giải quyết vấn đề, sáng tạo, tính toán, hợp tác.
- Năng lực chuyên biệt: đọc, khai thác biểu đồ, sử dụng tranh ảnh.
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
1. Giáo viên :
- Lược đồ các kiểu môi trường trong đới nóng
-Tranh ảnh các kiểu môi trường đới nóng
-Biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa BT 2 SGK phóng to
2. Học sinh: SGK, vở ghi, tập bản đồ 7.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định lớp: (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ
3. Bài mới
3.1. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU
+ Bước 1: GV Giới thiệu LĐ các kiểu môi trường trong đới nóng
+ Bước 2: HS quan sát bản đồ
+ Bước 3: Gv dẫn dắt vào bài.
Dựa vào các kiểu môi trường trong đới nóng, Xác định vị trí của Việt Nam trên LĐ ( Cho HS xác định vị trí của VN trên bản đồ. VN thuộc kiểu môi trường nào?
3.2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 1: Cho các em mô tả cảnh quan trong bức ảnh xác định các kiểu môi trường trong ảnh. (13 phút)
* Mục tiêu: Nhận biết đặc điểm môi trường qua tranh ảnh
*Phương pháp: Trực quan, tư duy, vận dụng: khai thác tranh ảnh
*Hình thức học tập: cặp đôi
* Tiến trình hoạt động:
Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung
Bước 1: Cho học sinh quan sát hình ảnh BT1/ SGK trao đổi trả lời câu hỏi
-GV: hướng dẫn HS quan sát các ảnh trang 39 SGK, vận dụng kiến thức đã học về khí hậu, các đặc điểm khác của môi trường đới nóng
+ Mô tả cảnh quan của từng bức ảnh (GV kết hợp cho điểm KT bài cũ)
+ xác định từng ảnh thuộc kiểu môi trường nào.
Bước 2: Học sinh thực hiện nhiệm vụ theo nhóm cặp
Bước 3: đại diện các cặp đôi trình bày, HS khác bổ sung
Bước 4:gv nhận xét và chuẩn xác kiến thức.
1. BT1: Quan sát ảnh, xác định ảnh thuộc kiểu môi trường nào?
A: Xahara : hoang mạc nhiệt đới ở Bắc Phi.
B: Vườn quốc gia Sêragat: xavan ở môi trường nhiệt đới.
C: Bắc công gô: rừng râm ở môi trường xích đạo ẩm.
Hoạt động 2:Phân tích biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa trang 41- SGK, chọn ra một biểu đồ thuộc đới nóng. Cho biết lí do. (20 phút)
* Mục tiêu: Học sinh đọc, phân tích được các biểu đồ nhiệt độ , lượng mưa, vận dụng kiến thức đã học để tổng hợp, lựa chọn
* Phương pháp: Sử dụng phương pháp trực quan kết hợp với đàm thoại, tư duy, tổng hợp
* Hình thức tổ chức: nhóm 4
* Tiến trình hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG
Bước 1. GV treo các BĐ trang 41/SGK phóng to, hướng dẫn cho HS phân tích yếu tố nhiệt và lượng mưa của từng BĐ
+ Nhiệt độ tháng nóng nhất? Bao nhiêu độ? Tháng lạnh nhất? Bao nhiêu độ? Dao động nhiệt?
+ Lượng mưa trung bình? Mưa lớn vào mùa nào?
Giao nhiệm vụ cho các nhóm
+ Nhóm 1: Biểu đồ A
+ Nhóm 2: Biểu đồ B
+ Nhóm 3: Biểu đồ C
+ Nhóm 4: Biểu đồ D& E
Bước 2: các nhóm thảo luận, thư kí ghi ra bảng phụ
Bước 3: đại diện các nhóm trình bày, treo bảng phụ lên bảng, các khác bổ sung
Bước 4: HS thảo luận nhóm cặp, chọn biểu đồ thuộc đới nóng
Bước 5:gv chuẩn xác kiến thức
2. BT 2:
+ BĐ A:
-Có nhiêù tháng nhiệt độ xuống thấp < 150c vào mùa hạ
- Lượng mưa TB năm thấp, tập trung vào mùa hạ
=> không phải của đới nóng.
+BĐ B:
- Nóng quanh năm nhiệt độ > 200c và nhiệt độ có 2 lần lên cao vào tháng 4 và tháng 9
- Lượng mưa TB năm lớn, mưa nhiều vào mùa hạ
=> đúng của đới nóng.
+BĐ C:
- Nhiệt độ Tháng cao nhất của mùa hạ <200c , mùa đông ấm 50c
- Lượng mưa trung bình, phân bố đều trong năm
=> không đúng của đới nóng.
+ BĐ D:
- Có mùa hạ 200c, mùa đông <-150c
- mưa ít và mưa vào mùa hạ
=> không phải của đới nóng.
+ BĐ E:
- Có mùa hạ trên 250c, đông 150c
- Lượng mưa ít, tập trung vào thu đông
=> không phải của đới nóng
* Giáo viên kết luận : B là biểu đồ của đới nóng , thuộc môi trường nhiệt đới gió mùa.
3.3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
- Tổ chức trò chơi: “Ai nhanh hơn”
Chia lớp thành 2 đội chơi, mỗi đội 4 HS
BT trắc nghiệm: Khoanh tròn vào đáp án đúng nhất
Câu 1: Rừng thưa và xa van là thảm thực vât phổ biến ở môi trường
A. nhiệt đới gió mùa. B. hoang mạc. C. xích đạo ẩm . D. nhiệt đới .
Câu 2: Làm ruộng bậc thang và canh tác theo đường đồng mức ở vùng đồi núi có ý nghĩa
A. Tiết kiệm nước tưới. B. Chống ngập nước.
C. Chống xói mòn đất. D. Tận dụng đất trồng
3.4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
- HS xác định vị trí môi trường nhiệt đới, nhiệt đới gió mùa, MT xích đạo ẩm trên LĐ các kiểu môi trường trong đới nóng.
- Dựa vào 3 ảnh/39 mô tả lại đăc điểm các kiểu môi trường trong ảnh
3.5. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI/ MỞ RỘNG
- Hướng dẫn làm bài tập bản đồ.
- Hướng dẫn chuẩn bị bài mới.

Xem thêm các bài Giáo án địa lý 7, hay khác:

Bộ Giáo án địa lý 7 được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục với mục đích giúp các Thầy, Cô giảng dạy dễ dàng và biên soạn Giáo án tốt hơn, đơn giản hơn theo sát chương trình Lớp 7.

Lớp 7 | Để học tốt Lớp 7 | Giải bài tập Lớp 7

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 7, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 7 giúp bạn học tốt hơn.