Giáo án Địa lý 7 bài 41: Thiên nhiên Trung và Nam Mỹ

Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài 41: Thiên nhiên Trung và Nam Mỹ. Bài học nằm trong chương trình Địa lí 7. Bài mẫu có: văn bản text, file word đính kèm. Có hình ảnh để người đọc xem trước. Nếu cảm thấy phù hợp, thầy cô có thể tải về.

Bài 41: THIÊN NHIÊN TRUNG VÀ NAM Mỹ
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Mô tả được vị trí, giới hạn của Trung và Nam Mĩ trên bản đồ thế giới và ý nghĩa của vị trí đối với khí hậu.
- Trình bày được đặc điểm về hình dạng lục địa, về địa hình và khoáng sản Trung và Nam Mĩ
- Đánh giá được ý nghĩa của vị trí địa lí và tài nguyên đến phát triển kinh tế châu lục.
2. Kĩ năng
- Kĩ năng đọc và phân tích bản đồ
- Kĩ năng làm việc nhóm
3. Thái độ
- Tích cực, chủ động
- Yêu thiên nhiên, có ý thức bảo vệ thiên nhiên
4. Năng lực hình thành
- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực giao tiếp, năng lực sử dụng ngôn ngữ
- Năng lực chuyên biệt:
+ Năng lực tư duy tổng hợp theo lãnh thổ:
+ Năng lực sử dụng bản đồ
+ Năng lực sử dụng tranh ảnh địa lý, video clip.
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS
1. Chuẩn bị của GV
- Máy chiếu, giáo án
- Tài liệu liên quan đến bài học: clip, hình ảnh, sơ đồ...
2. Chuẩn bị của HS
- Chuẩn bị bài trước ở nhà
- Sách, vở
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
3. Bài mới
3.1 HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU
Bước 1: Giáo viên cho Hs xem một số tranh ảnh trực quan về rừng A-ma-zon, đồng bằng A-ma-zon và kênh đào Pa- na -ma. Quan sát các hình ảnh trên, em hãy cho biết các hình ảnh trên thuộc khu vực nào của Châu Mĩ.
Bước 2: HS quan sát tranh và bằng hiểu biết để trả lời
Bước 3: HS báo cáo kết quả ( Một HS trả lời, các HS khác nhận xét).
Bước 4: GV dẫn dắt vào bài.
3.2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu về VỊ TRÍ ĐỊA LÍ CỦA TRUNG VÀ NAM MĨ
(10 phút)
* Mục tiêu: Xác định được vị trí, giới hạn của Trung và Nam Mĩ trên bản đồ thế giới.
* Phương pháp/kĩ thuật dạy học
- PP đàm thoại gợi mở
- Sử dụng phương tiện trực quan
- Hoạt động cá nhân
* Phương tiện: Bản đồ thế giới và lược đồ liên quan.
* Tiến trình hoạt động
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG CHÍNH
Gv: Cho biết diện tích của Trung và Nam Mĩ?
Bước 1 : GV giao nhiệm vụ
- Yêu cầu học sinh quan sát hình 41.1 xác định phạm vi khu vực Trung và Nam Mĩ.
- Trung và Nam Mĩ tiếp giáp với biển và đại dương nào?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ, trao đổi kết quả làm việc và ghi vào giấy nháp. Trong quá trình HS làm việc, GV phải quan sát, theo dõi, đánh giá thái độ…
Bước 3: HS lên xác định khu vực Trung và Nam Mĩ trên lược đồ,các HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: GV nhận xét, bổ sung và chuẩn kiến thức. 1. Khái quát tự nhiên:
- Bao gồm: Eo đất Trung Mĩ, quần đảo Ăng- ti và toàn bộ lục địa Nam Mĩ.
- Diện tích hơn 2,5 triệu Km² được bao bọc bởi 2 đại dương lớn (Thái Bình Dương; Đại Tây Dương)
- Tiếp giáp với các dòng biển nóng và dòng biển lạnh.
HOẠT ĐỘNG 2: Tìm hiểu PHẦN LÃNH THỔ EO ĐẤT TRUNG MĨ VÀ QUẦN ĐẢO ĂNG TI (10 phút)
* Mục tiêu
- Trình bày được đặc điểm nổi bật của địa hình Trung Mĩ và quần đảo Ăng ti.
- Xác định được lãnh thổ của Trung Mĩ, lãnh thổ thuộc quần đảo Ăng ti và vịnh Ca ri bê trên bản đồ.
* Phương pháp/kĩ thuật dạy học
- Phương pháp đàm thoại gợi mở.
- Hoạt động cả lớp.
* Phương tiện
- Máy chiếu.
- Hình 41.1- Lược đồ tự nhiên Trung và Nam Mĩ.
* Tiến trình hoạt động
*Tìm hiểu eo đất Trung Mỹ và quần đảo Ăng ti
Bước 1: GV yêu cầu HS đọc thông tin mục a, kết hợp quan sát hình 41.1 trong SGK (trang 43) trả lời câu hỏi (Cá nhân)
+ Eo đất Trung Mĩ và quần đảo Ăng- ti nằm trong môi trường nào ?
+ Loại gió thổi quanh năm ở đây là gió gì , thổi theo hướng nào?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ, có thể so sánh kết quả làm việc với bạn bên cạnh để hoàn thành nội dung.
GV quan sát HS làm việc, hỗ trợ HS.
Bước 3: Cá nhân báo cáo kết quả làm việc.
Bước 4: GV đánh giá nhận xét kết quả làm việc của HS và chuẩn kiến thức trên lược đồ.
Tìm hiểu Khu vực Nam Mỹ:
* GV cho HS làm việc cặp đôi
Bước 1: GV yêu cầu HS đọc thông tin mục a trả lời câu hỏi
+ Eo đất Trung Mĩ có đặc điểm gì ? Vì sao ở đây có nhiều núi lửa hoạt đông?
GV: xác định kênh đào Pa-na-ma trên lược đồ H41.1
+ Em hãy cho biết giá trị của kênh đào Pa na ma
+ Quần đảo Ăng -ti có đặc điểm gì ?
+ Hs quan sát lược đồ và trình bày những khoáng sản chủ yếu ở eo đất Trung Mĩ và QĐ Ăng-ti.
Bước 2: HS làm việc cặp đôi, có thể so sánh kết quả làm việc với cặp đôi bên cạnh để hoàn thành nội dung.
Bước 3: Một số cặp đôi báo cáo kết quả làm việc.
Bước 4: GV đánh giá nhận xét kết quả làm việc
Gv dùng lược đồ giới thiệu và chuyển mục b. Eo đất Trung Mĩ và quần đảo Ăng –ti
- Eo đất Trung Mĩ :các dãy núi chạy dọc eo đất có nhiều núi lửa.
- Quần đảo Ăng –ti : là một vòng cung đảo
c. Khu vực Nam Mĩ
- Lục địa Nam mĩ :
+ Phía Tây là miền núi trẻ An-đét
+ Ở giữa đồng bằng
+ Phía Đông là cao nguyên
3.3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
- Bước 1 : Gv cung cấp bản đồ địa hình Châu Mĩ, Hs có thời gian 3 phút để liệt kê những điểm giống và khác nhau về địa hình của Bắc Mĩ và Nam Mĩ ra giấy Note.
- Bước 2. Hết thời gian, Gv cho lần lượt các nhóm liệt kê, mỗi nhóm chỉ kể 1 đặc điểm ; nhóm sau không được lặp lại ý nhóm trước. Nhóm nào không kể được tiếp thì bị loại ; nhóm kể nhiều nhất sẽ được điểm cộng.
3.4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
- GV gia nhiệm vụ; HS thiết kế 1 sơ đồ tư duy
- Thông tin cập nhật, trình bày hài hòa
3.5. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI/ MỞ RỘNG
1. Dựa vào H 41.1 và 41.2 nêu tên các kiểu khí hậu Trung Và Nam Mĩ .Sự phân bố các kiểu khí hậu này có mối quan hệ như thế nào với sự phân bố địa hình ?
2. Sưu tầm tư liệu tranh ảnh về sông A- ma-zon.

Xem thêm các bài Giáo án địa lý 7, hay khác:

Bộ Giáo án địa lý 7 được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục với mục đích giúp các Thầy, Cô giảng dạy dễ dàng và biên soạn Giáo án tốt hơn, đơn giản hơn theo sát chương trình Lớp 7.

Lớp 7 | Để học tốt Lớp 7 | Giải bài tập Lớp 7

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 7, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 7 giúp bạn học tốt hơn.