Giáo án Địa lý 7 bài 49: Dân cư và Kinh tế Châu Đại Dương

Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài 49: Dân cư và Kinh tế Châu Đại Dương. Bài học nằm trong chương trình Địa lí 7. Bài mẫu có: văn bản text, file word đính kèm. Có hình ảnh để người đọc xem trước. Nếu cảm thấy phù hợp, thầy cô có thể tải về.

Bài 49: DÂN CƯ VÀ KINH TẾ CHÂU ĐẠI DƯƠNG
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Nắm vững đặc điểm dân cư và lịch sử phát triển kinh tế - xã hội Châu Đại Dương, đặc biệt là của Ôx-trây-li-a và Niu-di-lân.
- Hiểu rõ mối quan hệ giữa các điều kiện tự nhiên với sự phân bố dân cư, sự phát triển công, nông nghiệp.
2. Kĩ năng:
- Củng cố kĩ năng đọc, phân tích, nhận xét nội dung các lược đồ, bảng số lệu.
3. Thái độ:
- Tinh thần học hỏi, ham hiểu biết
- Yêu thiên nhiên, có ý thức bảo vệ thiên nhiên
4. Năng lực hình thành
- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực quản lí, năng lực giao tiếp, năng lực sử dụng ngôn ngữ.
- Năng lực chuyên biệt: Năng lực sử dụng các công cụ địa lí học thông qua việc phát triển các kĩ năng làm việc với tranh ảnh, bản đồ, bảng số liệu.
II. Chuẩn bị của GV và HS:
1. GV:
- Bản đồ phân bố dân cư và đô thị ở Ôx-trây-li-a.
- Bản đồ kinh tế Ôx-trây-li-a.
- Ảnh về thổ dân ở Ôx-trây-li-a, ảnh về cảnh chăn nuôi khai khoáng.
2. HS:
- Tìm hiểu nội dung bài mới
- Sưu tầm tranh ảnh tài liệu liên quan đến nội dung bài học
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định
2. Kiểm tra bài cũ
- Trình bày đặc điểm khí hậu, thực vật và động vật ở Châu Đại Dương?
- Phần lớn các đảo của Châu Đại Dương có khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, điều hoà. Quần đảo Niu-di-len và phía nam lục địa Ôx-trây-li-a có khí hậu ôn đới. Phần lớn diện tích lục địa Ôx-trây-li-a là hoang mạc.
- Thực vật: Rừng xích đạo xanh quanh năm, rừng mưa nhiệt đới, rừng dừa.
- Động vật: Rất độc đáo với các loài thú có túi, cáo mỏ vịt....
3. Bài mới
3.1. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU
- Gv: Treo bản đồ Bản đồ phân bố dân cư và đô thị ở Ôx-trây-li-a, bản đồ kinh tế Ôx-trây-li-a.
? Quan sát bản đồ, nhận xét về sự phân bố dân cư và trình độ phát triển kinh tế của các nước Châu Đại Dương?
- Hs: Phát biểu cá nhân
- Gv: Nhận xét, chốt kiến thức: Châu Đại Dương dân số không đông (năm 2001 là 31 triệu người) nhưng lại chia thành nhiều quốc gia, các quốc gia có nền kinh tế phát triển hết sức trênh lệch.
3.2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI.
Hoạt động 1: Tìm hiểu về đặc điểm dân cư Châu Đại Dương (15’)
* Mục tiêu:
- Nắm vững về sự phát triển kinh tế đặc điểm dân cư và lịch sử xã hội Châu Đại Dương
* Phương pháp:
- Hướng dẫn hs quan sát bảng số liệu, bản đồ, rút ra kết luận; Thảo luận nhóm; đàm thoại; vấn đáp.
* Hình thức tổ chức:
- Chia nhóm, phân công nhóm trưởng, thư kí.
* Các bước hoạt động:
Hoạt động của GV và HS Nội dung
- GV: Hướng dẫn hs đọc bảng số liệu SGK.
? Qua đọc bảng số liệu hãy nhận xét về mật độ dân số và tỉ lệ dân thành thị ở một số quốc gia thuộc Châu Đại Dương?
- HS: thảo luận nhóm.
- HS: Báo cáo kết quả thảo luận nhóm.
- Gv: Đánh giá, chốt kiến thức.
+ Mật độ dân số trung bình toàn châu lục rất thấp
+ Tỉ lệ dân thành thị rất cao 69% năm 2001. Tỉ lệ dân thành thị ở Ôx-trây-li-a và Niu-di-len cao hơn các quốc gia khác.

- GV: Hướng dẫn học sinh quan sát trên bản đồ dân cư và đô thị Châu Đại Dương.
? Quan sát trên bản đồ rút ra nhận xét về sự phân bố dân cư và đô thị ở Châu Đại Dương?
- HS: Xác định trên bản đồ. Sự phân bố dân cư và đô thị ở Châu Đại Dương không đồng đều.

- GV: Hướng dẫn học sinh quan sát H49.1
? Xác định vị trí thành phố Xít-ni trên bản đồ?
- HS: Thực hiện trên bản đồ.
- GV: giới thiệu vài nét về thành phố Xít-ni (Ô-xtrâ-li-a)
- GV: Hướng dẫn hs đọc từ dân cư ... đến hết mục 1 và quan sát H49.2.
? Thành phần dân cư Châu Đại Dương có đặc điểm gì? 1. Dân cư.

- Số dân: 31triệu người (năm 2001)
- Mật độ dân số thấp (3,6 ng/km2)
- Tỉ lệ dân thành thị rất cao 69% (năm 2001)

- Dân cư phân bố không đồng đều, phần lớn dân cư tập trung ở dải đất hẹp phía đông, đông nam lục địa Ôx-trây-li-a, bắc Niu-di-len.

- Thành phần dân cư gồm người bản địa và người nhập cư. Người bản địa chiếm khoảng 20% dân số, người nhập cư chiếm khoảng 80% dân số.
- Hoạt động 2: Tìm hiểu về đặc điểm kinh tế Châu Đại Dương (12’)
* Mục tiêu:
- Nắm vững về đặc điểm sự phát triển kinh tế của Châu Đại Dương
- Hiểu rõ mối quan hệ giữa các điều kiện tự nhiên với sự phát triển công, nông nghiệp.
* Phương pháp:
- Hướng dẫn hs đọc, phân tích bảng số liệu, quan sát bản đồ, rút ra nhận xét.
- Đàm thoại
* Hình thức tổ chức:
- Cả lớp cùng tham gia.
* Các bước hoạt động:
Hoạt động của GV và HS Nội dung
- GV: Hướng dẫn hs đọc phân tích bảng số liệu SGK.
? Dựa vào bảng số liệu SGK nhận xét về trình độ phát triển kinh tế của một số quốc gia ở Châu Đại Dương?
- HS: Trình độ phát triển kinh tế của một số quốc gia Châu Đại Dương không đồng đều, Phát triển nhất là Ôx-trây-li-a và Niu-di-len.

- GV: Hướng dẫn học sinh quan sát trên bản đồ kinh tế và lược đồ H49.3 SGK.
? Nhận xét về nguồn tài nguyên khoáng sản và sự phân bố khoáng sản ở Châu Đai Dương?
- HS: Khoáng sản có trữ lượng lớn tập trung trên các đảo lớn thuộc tây Thái Bình Dương.
? Dựa vào lược đồ kể tên các sản phẩm nông nghiệp chính và nêu sự phân bố?
- HS: Trình bày trên bản đồ gồm: Củ cải đường, cam, chanh, táo, nho, mía .... phân bố ở ven biển và trên các đảo.
? Kể tên các ngành công nghiệp và sự phân bố công nghiệp ở Châu Đại Dương?
- HS: Cơ khí, hoá chất, sản xuất Ôtô, khai khoáng ... Công nghiệp chế biến tập trung trong các đô thị, công nghiệp khai khoáng tập trung ở vùng có nhiều khoáng sản.
- GV: Ngoài ra kinh tế du lịch cũng đóng một vai trò hết sức quan trọng đối với nhiều quốc gia thuộc Châu Đại Dương. 2. Kinh tế.

- Trình độ phát triển kinh tế giữa các quốc gia Châu Đại dương rất chênh lệch. Ôx-trây-li-a và Niu-di-len là hai nước có nền kinh tế phát triển.
3.3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
Tổ chức trò chơi” Vòng quay địa lí”. Quay vào mỗi ô sẽ có điểm số tương ứng nếu như trả lời đúng câu hỏi ở ô số đó.
Câu 1: Hàng ngang số 1 có 4 ô chữ:Mật độ dân số châu Đại Dương…….. nhất thế giới
Câu 2: Hàng ngang số 2 có 12 ô chữ: Dân cư châu Đại Dương phân bố như thế nào?
Câu 3: Hàng ngang số 3 có 6 ô chữ: Phần lớn dân cư châu Đại Dương là người.
Câu 4: Hàng ngang số 4 có 8 ô chữ: Con vật đặc trưng của Ô-xtrây-li-a là.
Câu 5: Hàng ngang số 5 có 5 ô chữ: Tên thành phố cảng nổi tiếng của Ô-xtrây-li-a là.
Câu 6: Hàng ngang số 6 có 6 ô chữ: Ngành kinh tế được gọi là ngành “công nghiệp không khói”
3.4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
- Vẽ sơ đồ tư duy hệ thống hóa kiến thức bài học.
3.5. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI/ MỞ RỘNG
- Học và trả lời bài theo câu hỏi SGK.
- Làm bài tập trong tập bản đồ thực hành.
- Chuẩn bị trước bài 50 “Thực hành viết báo cáo về đặc điểm tự nhiên của Ôx-trây-li-a”

Xem thêm các bài Giáo án địa lý 7, hay khác:

Bộ Giáo án địa lý 7 được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục với mục đích giúp các Thầy, Cô giảng dạy dễ dàng và biên soạn Giáo án tốt hơn, đơn giản hơn theo sát chương trình Lớp 7.

Lớp 7 | Để học tốt Lớp 7 | Giải bài tập Lớp 7

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 7, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 7 giúp bạn học tốt hơn.