Giáo án Địa lý 7 bài 59: Khu vực Đông Âu

Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài 59: Khu vực Đông Âu. Bài học nằm trong chương trình Địa lí 7. Bài mẫu có: văn bản text, file word đính kèm. Có hình ảnh để người đọc xem trước. Nếu cảm thấy phù hợp, thầy cô có thể tải về.

BÀI 59: KHU VỰC ĐÔNG ÂU
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Xác định được vị trí của khu vực Đông Âu.
- Trình bày được đặc điểm kinh tế khu vực Đông Âu.
- Đánh giá được những thuận lợi và khó khăn của tự nhiên đến sự phát triển kinh tế-xã hội ở Đông Âu.
- Giải thích được đặc điểm phát triển kinh tế của khu vực Đông Âu.
2. Kĩ năng
- Phân tích và tổng hợp lược đồ tự nhiên Đông Âu.
- Phân tích sơ đồ thảm thực vật để thấy được mối quan hệ giữa khí hậu và thảm thực vật.
3. Thái độ
- Thái độ yêu thích tìm tòi kiến thức địa lí.
4. Năng lực hình thành
- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực quản lí, năng lực giao tiếp, năng lực sử dụng ngôn ngữ.
- Năng lực chuyên biệt:
+ Năng lực tư duy tổng hợp theo lãnh thổ.
+ Năng lực sử dụng bản đồ.
+ Năng lực sử dụng tranh ảnh địa lý.
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS
1. Chuẩn bị của GV
- Bộ từ khóa trò chơi “Đoán ý đồng đội”, “Biệt đội anh hùng”
- Hình ảnh về kinh tế Đông Âu
- Lược đồ tự nhiên khu vực Đông Âu và lược đồ các nước châu Âu
- Phiếu học tập
- Phiếu bốc thăm cụm từ về kinh tế Đông Âu
2. Chuẩn bị của HS
- SGK
- Màu
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ
3. Bài mới:
3.1. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU
- Bước 1: GV chia lớp thành 2 nhóm lớn. GV phổ biến trò chơi “Đoán ý đồng đội”: Các nhóm sẽ chọn 1 đại diện lên diễn tả các từ khóa mà GV đưa ra. Các nhóm chỉ có 1 phút để vừa diễn tả vừa trả lời 1 từ khóa. Mỗi nhóm sẽ có 3 từ khóa. Nhóm nào đúng được nhiều từ khóa nhất sẽ là nhóm chiến thắng.
Lưu ý: HS diễn tả bằng lời, không dùng từ có trong từ khóa, không dùng từ đồng nghĩa hoặc tiếng Anh. HS dưới lớp được phép thảo luận nhanh và chốt 1 đáp án.

Từ khóa nhóm 1 Từ khóa nhóm 2
1. Đồng bằng rộng lớn
2. Ôn đới lục địa
3. Thảo nguyên
4. Liên Bang Nga
5. Sông Volga 1. Bề mặt lượn sóng
2. Rừng lá kim
3. Đóng băng
4. Ukraine
5. Dãy Ural

- Bước 2: HS thực hiện trò chơi, GV quan sát, điều khiền trò chơi và ổn định trật tự lớp. HS trả lời được từ khóa nào, GV ghi nhanh từ đó lên bảng.
- Bước 3: Kết thúc trò chơi. HS ổn định lớp. GV vinh danh nhóm chiến thắng. Có thể cho HS kết nối các từ để tạo thành 1 đoạn thông tin logic và có ý nghĩa. GV khéo léo dẫn dắt vào bài: Như vậy, các từ khóa mà các bạn tìm được là các điểm nổi bật về tự nhiên của khu vực Đông Âu. Để biết cụ thể hơn về tự nhiên và kinh tế của khu vực này thì các em sẽ tìm hiểu trong bài học hôm nay.
3.2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu đặc điểm tự nhiên khu vực Đông Âu (16 phút)
* Mục tiêu
- Xác định được vị trí khu vực Đông Âu trên bản đồ.
- Dựa vào bản đồ để phân tích những đặc điểm tự nhiên của khu vực Đông Âu.
- Phân tích được sơ đồ thảm thực vật và giải thích được mối quan hệ giữa khí hậu và thảm thực vật từ bắc xuống nam.
- Đánh giá được những thuận lợi và khó khăn của tự nhiên đến sự phát triển kinh tế-xã hội ở Đông Âu.
* Phương pháp/kĩ thuật dạy học
Nhóm, trực quan, mảnh ghép.
* Phương tiện
- Lược đồ tự nhiên khu vực Đông Âu.
- Phiếu học tập.
* Tiến trình hoạt động
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG CHÍNH
- Bước 1: GV cho HS xem hình 59.1 Lược đồ tự nhiên khu vực Đông Âu và lược đồ các nước châu Âu. Yêu cầu HS:
+ Nêu vị trí của khu vực Đông Âu?
+ Kể tên các nước ở khu vực Đông Âu?
- Bước 2: GV gọi HS lên xác định trên bản đồ. GV chuẩn xác nhanh. Sau đó, GV chia lớp thành 4 nhóm. Giao nhiệm vụ cho các nhóm:
Vòng 1: Thành lập nhóm chuyên gia
+ Nhóm 1: Tìm hiểu về địa hình Đông Âu
+ Nhóm 2: Tìm hiểu về khí hậu Đông Âu
+ Nhóm 3: Tìm hiểu về sông ngòi Đông Âu
+ Nhóm 4: Tìm hiểu về cảnh quan Đông Âu
- Bước 3: HS thành lập nhóm mới.
Vòng 2: Thành lập nhóm mảnh ghép.
+ GV cho thành viên các nhóm điểm danh từ 1 đến 4.
+ GV yêu cầu những HS số 1 ở các nhóm cũ thành lập nhóm mới.
+ Tương tự các thành viên số 2 sẽ lập thành 1 nhóm, số 3 thành 1 nhóm và số 4 thành 1 nhóm mới.
+ Các thành viên trong nhóm mới cùng chia sẻ những thông tin đã tìm hiểu được ở nhóm cũ và hoàn thành phiếu học tập
- Bước 4: HS hoàn thành nhiệm vụ, GV gọi ngẫu nhiên mỗi nhóm trình bày 1 nội dung và yêu cầu HS rút ra kết luận về thuận lợi và khó khăn của tự nhiên ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội của khu vực này?
- Bước 5: GV chuẩn xác, GV chiếu hình 59.2 sơ đồ thảm thực vật khu vực Đông Âu từ bắc xuống nam, yêu cầu học sinh nhận xét và giải thích về sự thay đổi của thảm thực vật? 1. Khái quát tự nhiên Đông Âu
- Địa hình:
+ Là một dải đồng bằng rộng lớn, chiếm ½ diện tích châu Âu.
+ Bề mặt có dạng lượn sóng, cao trung bình 100-200m.
- Khí hậu: Có khí hậu ôn đới lục địa. Khí hậu có sự thay đổi theo chiều từ bắc xuống nam và từ tây sang đông.
- Sông ngòi: Nhìn chung đều đóng băng vào mùa đông, có các sông lớn: Von – ga, Đôn, Đni – ep...
- Thực vật: Thảm thực vật có sự phân hóa theo khí hậu rõ rệt từ bắc – nam. Rừng và thảo nguyên chiếm phần lớn diện tích.
HOẠT ĐỘNG 2: Tìm hiểu về kinh tế khu vực Đông Âu (15 phút)
* Mục tiêu
- Trình bày được đặc điểm kinh tế khu vực Đông Âu.
- Giải thích được đặc điểm phát triển kinh tế của khu vực Đông Âu.
* Phương pháp/kĩ thuật dạy học
Nhóm, trò chơi, ghi nhớ cụm từ
* Phương tiện
- Phiếu bốc thăm
- Hình ảnh về kinh tế Đông Âu
* Tiến trình hoạt động
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG
? Quan sát hình 59.1 cho biết sự phân bố khoáng sản ở Đông âu?
(than, đồng, sắt, mangan, dầu mỏ ở LB Nga & Ucraina)
? Quan sát hình 59.1 cho HS thảo luận cặp theo bàn về sự phân bố các ngành công nghiệp Đông âu?
GV: nhận xét (sản xuất máy bay, ôtô, luyện kim màu, hoá chất, lọc dầu)

? Nông nghiệp trồng được những loại nào?
(lúa mì, ngô, khoai tây, củ cải đường; chăn nuôi bò thịt, bò sữa, lợn , gia cầm theo qui mô lớn)
? GV cho hs thao luận 4 nhóm Cho biết kinh tế Đông âu có những gì khác biệt so với các khu vực khác của châu Âu?
GV nhận xét (nền công nghiệp châu Âu khá phát triển , nhưng những ngành truyền thống như : khai thác khoáng sản, luyện kim & cơ khí giữ vai trò chủ đạo)
(nông nghiệp phát triển theo qui mô lớn, chủ yếu là sản xuất lúa mì & các nông sản ôn đới) 2. Kinh tế Đông Âu
- Có nguồn tài nguyên phong phú về nhiều mặt, thuận lợi cho việc phát triển công nghiệp và nông nghiệp
- Công nghiệp: khá phát triển, đặc biệt là các ngành truyền thống: khai khoáng, luyện kim, cơ khí...
- Các nước phát triển nhất: LB Nga, Ucraina.
- Nông nghiệp phát triển theo quy mô lớn, chủ yếu là sản xuất lúa mì và các nông sản ôn đới (ngô, củ cải đường, hướng dương, bò sữa, lợn...)
3.3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
Câu hỏi 1: Nêu những đặc điểm tự nhiên nổi bật cuả châu Âu?
Câu hỏi 2: Cho biết kinh tế Đông âu có những gì khác biệt so với các khu vực khác của châu Âu?
3.4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
- Thiết kế sơ đồ tư duy hệ thống lại kiến thức đã học.
3.5. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI/ MỞ RỘNG
- Chuẩn bị bài mới: Liên minh Châu Âu

Xem thêm các bài Giáo án địa lý 7, hay khác:

Bộ Giáo án địa lý 7 được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục với mục đích giúp các Thầy, Cô giảng dạy dễ dàng và biên soạn Giáo án tốt hơn, đơn giản hơn theo sát chương trình Lớp 7.

Lớp 7 | Để học tốt Lớp 7 | Giải bài tập Lớp 7

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 7, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 7 giúp bạn học tốt hơn.