Bài 51: THIÊN NHIÊN CHÂU ÂU
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Xác định được vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ của châu Âu.
- Trình bày được đặc điểm địa hình, khí hậu, sông ngòi và thực vật châu Âu
- Phân tích được mối liên hệ giữa các yêu tố tự nhiên để giải thích một số đặc điểm thiên nhiên.
2. Kĩ năng
- Xác định được vị trí, giới hạn của châu Âu trên lược đồ.
- Phân tích lược đồ tự nhiên châu Âu, lược đồ khí hậu châu Âu
- Khai thác tranh ảnh, video, kĩ năng làm việc nhóm, thuyết trình.
3. Thái độ
- Yêu mến, trân trọng những nét đẹp tự nhiên của châu Âu.
- Có ý thức trong việc bảo vệ các tài nguyên nhiên nhiên và môi trường.
4. Năng lực hình thành
- Năng lực chung: Tự học, giải quyết vấn đề và sáng tạo, hợp tác nhóm, thuyết trình...
- Năng lực chuyên biệt: Tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, sử dụng bản đồ, sử dụng số liệu thống kê, sử dụng tranh ảnh địa lí; Năng lực lí giải...
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS
1. Chuẩn bị của GV
- SGK, giáo án
- Máy tính, máy chiếu, bài soạn.
- Tranh ảnh, lược đồ, video về thiên nhiên châu Âu.
- Phiếu học tập.
2. Chuẩn bị của HS
- Nghiên cứu bài học
- Sách giáo khoa, tập bản đồ Thế giới, đồ dùng học tập...
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định
2. Kiểm tra bài cũ
3. Bài mới
3.1. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU
Bước 1:Giáo viên cung cấp các hình ảnh:
+ Lễ hội đấu bò tót (Tây Ban Nha)
+ Truyện cổ tích AndesxeN (Đan Mạch)
+ Cung điện Kremlin (Nga)
+ Hoa loa kèn (Quốc hoa của Ý)
+ Tháp nghiêng Pisa (I-ta-li-a)
+ Tháp đồng hồ BigBen (Anh)
+ Tháp Eiffel (Pháp)
Yêu câu HS dựa vào hiểu biết hãy nói tên các hình ảnh trên là gì và nằm ở đâu?
Bước 2: HS quan sát và bằng hiểu biết để trả lời câu hỏi.
Bước 3: HS báo cáo kết quả, các HS khác nhận xét.
Bước 4: GV dẫn dắt HS vào bài.
3.2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu vị trí, giới hạn của châu Âu (6p)
* Mục tiêu
- Xác định được vị trí, giới hạn của châu Âu.
- Nâng cao năng lực lí giải địa lí
- Đọc bản đồ/lược đồ tự nhiên
* Phương pháp/kĩ thuật dạy học
- Phương pháp: Đàm thoại/ Giảng giải, khai thác lược đồ
- Hoạt động: Cá nhân – cả lớp
* Phương tiện
- Lược đồ Tự nhiên châu Âu.
- Lược đồ các châu lục và đại dương.
* Tiến trình hoạt động
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG
Bước 1: Gv: Giới thiệu khái quát vị trí, giới hạn Châu Âu trên bản đồ tự nhiên.( Cá nhân/ nhóm cặp).
Bước 2: GV đặt câu hỏi, học sinh trả lời :
? Châu Âu giáp với châu lục và đại dương nào?
TL:
- Bắc giáp BBD
- Nam giáp biển ĐTH
- Tây giáp ĐTD
- Đông giáp châu Á
? Châu Âu nằm trong giới hạn nào?
TL:Nằm từ vĩ tuyến 360B- 710B.
? Em có nhận xét gì đường bờ biển châu Âu?
TL:- Đường bờ biển bị cắt xẻ mạnh , tạo thành nhiều bán đảo, vũng vịnh và biển ăn sâu vào đất liền.
? Xác định trên bản đồ các biển Địa Trung Hải, Măng Sơ, Biển Bắc, biển Ban Tích, Biển Đen, Biển Trắng( Bạch Hải), Các bán đảo: Xcan-đi-na-vi, I-bê –rích, I-ta-li-a, Ban – Căng.
? Địa hình châu Âu có mấy dạng?
TL: Có 3 dạng: đồng bằng, núi già, núi trẻ.
Yêu cầu thảo luận nhóm cặp nội dung sau:( Dựa vào hình 51.1 SGK/153) Nêu đặc điểm địa hình châu Âu:
- Phân bố?
- Hình dạng?
- Tên địa hỉnh chủ yếu?
Bước 3: Hs các nhóm báo cáo . GV nhận xét.
Bước 4: GV chốt ý, ghi bảng. 1.Vị trí, địa hình:
a. Vị trí:
- Diện tích trên 10 triệu km2.
- Nằm khoảng giữa các vĩ tuyến 360B- 710B, chủ yếu trong đới ôn hòa, có ba mặt giáp biển và đại dương.
b. Địa hình:
- Địa hình chủ yếu là đồng bằng.
- Bờ biển bị cắt xẻ mạnh, biển lấn sâu vào đất liền, tạo thành nhiều bán đảo, vũng vịnh.
HOẠT ĐỘNG 2: Tìm hiểu tự nhiên châu Âu.
* Mục tiêu
- Trình bày được đặc điểm địa hình, khí hậu, sông ngòi và thực vật châu Âu
- Phân tích được mối liên hệ giữa các yếu tố tự nhiên để giải thích một số đặc điểm thiên nhiên.
- Phân tích lược đồ tự nhiên, khí hậu châu Âu.
* Phương pháp/kĩ thuật dạy học
- Phương pháp: Dạy học theo trạm, thuyết trình; Khai thác lược đồ, biểu đồ; Nêu và giải quyết vấn đề.
- Hình thức tổ chức hoạt động: Cá nhân - nhóm
* Phương tiện
* Tiến trình hoạt động
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG
Bước 1: GV chia lớp thành 4 nhóm, hướng dẫn HS đọc thông tin SGK, bản đồ, trao đổi và trả lời các câu hỏi:
+ Nhóm 1,2 : Tìm hiểu về khí hậu
+ Nhóm 3 :Xác định sông ngòi: tên sông, vị trí, hướng chảy trên bản đồ.
+ Nhóm 4: Tìm hiểu thực vật
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ theo yêu cầu của GV, sau đó trao đổi trong nhóm để cùng thống nhất phương án trả lời. (theo kĩ thuật mảnh ghép)
Bước 3: Đại diện nhóm báo cáo kết quả; các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung.
Bước 4: GV nhận xét, đánh giá chuẩn kiến thức và rút ra kết luận (ghi bảng)
2. Khí hậu, sông ngòi, thảm thực vật:
a. Khí hậu:
- Phần lớn diện tích có khí hậu ôn đới hải dương và ôn đới lục địa.
- Nguyên nhân:
+Châu Âu nằm trong vùng hoạt động của gió tây ôn đới.
+ Phía tây có dòng biển nóng Bắc Đại Tây Dương phân hóa sâu sắc khí hậu phía tây ấm áp mưa nhiều hơn phía Đông lục địa.
b. Sông ngòi:
- Mạng lưới sông ngòi dày đặc, lượng nước dồi dào
- Sông lớn: Đa-nuýp, Rai-nơ,Von-ga.
c. Thực vật
- Thảm thực vật thay đổi từ Tây sang Đông, từ Bắc xuống Nam theo sự thay đổi của nhiệt độ và lượng mưa.
3.3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
- Bước 1: GV giới thiệu hoạt động. HS chuẩn bị bảng con ghi đáp án
- Bước 2: GV cho HS chơi trò chơi: “Khám phá châu Âu” bằng cách trả lời câu hỏi.
Câu 1. Châu Âu không tiếp giáp với biển hay đại dương nào?
A. Đại Tây Dương
B. Địa Trung Hải
C. Ban Tích
D. Ấn Độ Dương
Câu 2. Đặc điểm nào sau đây không đúng với địa hình châu Âu?
A. Đồng bằng kéo dài từ tây sang đông, chiếm 2/3 diện tích toàn châu lục.
B. Châu Âu có ba dạng địa hình chính: đồng bằng núi già, núi trẻ.
C. Núi trẻ nằm ở phía bắc, có đỉnh cao, nhọn cùng thung lũng sâu.
D. Núi già nằm ở phía bắc và vùng trung tâm có đỉnh nhọn, sườn thấp và thoải.
Câu 3. Ranh giới tự nhiên giữa châu Âu và châu Á là:
A. Dãy U-ran
B. Dãy An-pơ
C. Dãy Xcan-đi-na-vi
D. Dãy Hi-ma-lay-a
Câu 4. Sông nào sau đây thuộc châu Âu?
A. Sông Mit-xi-si-pi
B. Sông Von -ga
C. Sông Nin
D. Sông Mit-xu-ri
Câu 5. Nguyên nhân chính của thực vật ở châu Âu có sự thay đổi rõ rệt theo chiều bắc – nam, đông – tây là:
A. Sự phân bố các hệ thống sông ngòi
B. Sự thay đổi các dạng địa hình
C. Sự thay đổi nhiệt độ và lượng mưa
D. Dòng biển nóng Bắc Đại Tây Dương
3.4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
- Thiết kế 1 mindmap thiên nhiên châu Âu
- Xác định vị trí và mô tả đặc điểm địa hình Châu Âu bằng bản đồ?
3.5. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI/ MỞ RỘNG
+ Thực hiện bài tập trong SGK
+ Về nhà :
a. Bài tập về nhà:
4 câu hỏi nhận biết
Câu 1: Châu Âu thuộc lục địa nào sau đây?
A. Á-Âu.
B. Phi.
C. Bắc Mỹ.
D. Nam Mỹ.
Câu 2: Châu Âu có diện tích là bao nhiêu?
A. trên 30 triệu km2.
B. trên 10 triệu km2.
C. trên 44.4 triệu km2.
D. trên 42 triệu km2.
Câu 3: Đại bộ phận lãnh thổ châu Âu có khí hậu gì?
A. địa trung hải.
B. ôn đới lục địa.
C. hàn đới.
D. ôn đới.
Câu 4: Ranh giới tự nhiên giữa châu Á và châu Âu là dãy núi nào?
A. An-pơ.
B. Trường Sơn.
C. Uran.
D. Hi-ma-lay-a.
3 câu hỏi thông hiểu
Câu 5: Dạng địa hình chiếm diện tích lớn ở châu Âu là?
A. Đồng bằng.
B. Núi trẻ.
C. Núi già.
D. Sơn nguyên.
Câu 6: Đồng bằng nào lớn nhất châu Âu?
A. Bắc Âu.
B. Đông Âu.
C. Bắc Pháp.
D. Trung lưu sông Đa- Nuýp.
Câu 7: Rừng lá rộng chủ yếu ở đâu của châu Âu?
A. Sâu trong lục địa.
B. Ven biển Tây Âu.
C. Đông nam.
D. Ven Địa Trung Hải.
2 câu hỏi vận dụng thấp
Câu 8: Các sông đổ ra Bắc Băng Dương đóng băng về mùa đông vì có khí hậu?
A. Ôn đới lục địa .
B. Ôn đới hải dương.
C. Hàn đới.
D. Địa trung hải.
Câu 9: Vùng ven biển Tây Âu có rừng lá rộng vì?
A. Mưa nhiều.
B. Không mưa.
C. ít mưa.
D. khô hạn.
1 Câu hỏi vận dụng cao
Câu 10: Rừng lá kim phân bố ở đâu của châu Âu?
A. ven biển Tây Âu.
B. phía nam châu Âu.
C. vùng nội địa.
D. ven Địa Trung Hải.