Giáo án Địa lý 7 bài 47: Châu Nam Cực

Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài 47: Châu Nam Cực. Bài học nằm trong chương trình Địa lí 7. Bài mẫu có: văn bản text, file word đính kèm. Có hình ảnh để người đọc xem trước. Nếu cảm thấy phù hợp, thầy cô có thể tải về.

BÀI 47: CHÂU NAM CỰC
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Mô tả được vị trí địa lí, giới hạn, phạm vi của châu Nam Cực.
- Trình bày được lịch sử khám phá và nghiên cứu Châu Nam Cực.
- Giải thích các đặc điểm tự nhiên của Châu Nam Cực.
- Đưa ra giải pháp chống băng tan ở châu Nam Cực.
2. Kĩ năng
- Sử dụng bản đồ, lược đồ để trình bày đặc điểm tự nhiên của châu Nam Cực.
- Phân tích biểu đồ khí hậu, lát cắt địa hình lục địa Nam Cực để hiểu và trình bày đặc điểm khí hậu, địa hình của châu Nam Cực.
- KNS: Đưa ra những lưu ý, dụng cụ cần chuẩn bị khi đến một vùng có khí hậu lạnh.
3. Thái độ
- Cảm thông sâu sắc với sự khó khăn của con người khi sống trong môi trường đới lạnh.
- Nâng cao ý thức chống biến đổi khí hậu và nước biển dâng
4. Năng lực hình thành
- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực quản lí, năng lực giao tiếp, năng lực sử dụng ngôn ngữ.
- Năng lực chuyên biệt:
+ Năng lực tư duy tổng hợp theo lãnh thổ.
+ Năng lực lí giải địa lí
+ Năng lực sử dụng bản đồ, biểu đồ.
+ Năng lực sử dụng tranh ảnh địa lý.
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS
1. Chuẩn bị của GV
- Bản đồ tự nhiên Châu Nam Cực.
- Trò chơi “Nhìn hình đoán tên”.
- Trò chơi “Chim cánh cụt về nhà”
- Biểu đồ, hình ảnh liên quan.
- Video clip về khám phá châu Nam Cực.
2. Chuẩn bị của HS
- SGK, thông tin đã tìm hiểu về châu Nam Cực.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
3. Bài mới
3.1. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU
- Bước 1: GV phổ biến trò chơi “Nhìn hình đoán tên”: Dựa vào các hình ảnh của GV đưa ra, HS sẽ đưa ra tên chủ đề cho các hình ảnh ấy. (Núi băng, băng trôi, chim cánh cụt, gấu trắng, tuần lộc)
- Bước 2: HS đoán từ khóa.
- Bước 3: GV chuẩn xác và khéo léo dẫn dắt vào bài: Theo các em thì những hình ảnh trên thuộc châu lục nào? (Châu Nam Cực). Vậy để tìm hiểu về các đặc điểm tự nhiên của châu Nam Cực và giải thích được lí do tại sao ở đây lại có lớp băng dày đến vậy thì các em sẽ đi vào bài học này.
3.2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu về điều kiện tự nhiên Châu Nam Cực (22 phút)
* Mục tiêu
- Xác định vị trí địa lí giới hạn, phạm vi của châu Nam Cực
- Trình bày và giải thích được đặc điểm tự nhiên của châu Nam Cực
- Phân tích biểu đồ khí hậu của hai địa điểm ở châu Nam cực, lát cắt địa hình lục địa Nam Cực.
- Phân tích được nguyên nhân băng tan, hậu quả của băng tan và đưa ra giải pháp.
* Phương pháp/kĩ thuật dạy học
- Nhóm, trực quan, đóng vai, đặt câu hỏi.
* Phương tiện
- Hình ảnh châu Nam cực, video
* Tiến trình hoạt động
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG
- Bước 1: GV chia lớp thành 4 nhóm. Cho HS xem video về khám phá Nam Cực.
https://www.youtube.com/watch?v=LTBWLDyk08Y
Yêu cầu trình bày được các nội dung sau:
+ Về vị trí, ảnh hưởng của vị trí
+ Về diện tích
+ Về khí hậu: nhiệt độ, gió,…
+ Bề mặt lục địa (địa hình)
+ Thực vật, động vật
+ Khoáng sản
+ Những lưu ý, dụng cụ cần chuẩn bị khi đến một vùng có khí hậu lạnh.
- Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ, GV quan sát nhắc nhở và ổn định lớp.
- Bước 3: Hết thời gian, các nhóm dán sản phẩm lên bảng. GV gọi 1,2 nhóm lên trình bày. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Bước 4: GV nhận xét, yêu cầu HS giải thích thêm những hình ảnh dưới đây.
- Bước 5: GV cho HS xem clip về băng tan ở châu Nam Cực, yêu cầu các nhóm thảo luận và ghi lại kết quả:
+ Nội dung video?
+ Nguyên nhân, hậu quả và giải pháp?
Link tham khảo: GV có thể cắt clip từ video sau:
https://www.youtube.com/watch?v=eStu4akc7lY
- Bước 6: Hết thời gian, GV gọi đại diện 1, 2 nhóm lên trình bày. Các nhóm khác bổ sung. GV nhận xét và chốt nội dung. 1. Điều kiện tự nhiên châu Nam Cực
a. Vị trí:
- Gồm lục địa Nam Cực và các đảo ven lục địa.
- Nằm gần trọn vẹn trong vòng cực Nam. Tiếp giáp: ĐTD, TBD, AĐD
- Diện tích:14.1 triệu km2
b. Khí hậu:
- Rất giá lạnh, là “cực lạnh” của thế giới.
- Nhiệt độ quanh năm < 00 C, thấp nhất -94,50 C.
- Là nơi có gió bão nhiều nhất Thế Giới. Tốc độ gió thường > 60km/giờ.
- Nguyên nhân:
+ Do vị trí gần trọn vẹn trong vòng cực Nam, nằm trên lục địa.
+ Địa hình cao, ít chịu ảnh hưởng của biển.
+ Thuộc vùng khí áp cao.
c. Địa hình:
- Là một cao nguyên băng khổng lồ. Cao trung bình trên 2000m, có nơi đạt từ 3000 – 4000m.
d. Sinh vật:
- Thực vật: không có.
- Động vật: có khả năng chịu rét giỏi (Chim cánh cụt, Hải cẩu, Cá voi xanh…)
e. Khoáng sản: Giàu than đá, sắt, đồng, dầu mỏ, khí tự nhiên.
HOẠT ĐỘNG 2: Tìm hiểu về lịch sử khám phá và nghiên cứu Châu Nam Cực (8 phút)
* Mục tiêu
HS trình bày được lịch sử khám phá và nghiên cứu Châu Nam Cực.
* Phương pháp/kĩ thuật dạy học
Nhóm, trực quan, đặt câu hỏi.
* Phương tiện
Video, hình ảnh, SGK
* Tiến trình hoạt động
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG
- Bước 1: GV chiếu 1 đoạn phim về cuộc sống của các nhà khoa học ở châu Nam Cực
GV có thể cắt clip từ phút thứ 39-40, theo link sau:
https://www.youtube.com/watch?v=LTBWLDyk08Y&t=2137s
Học sinh xem xong, GV yêu cầu các em dựa vào nội dung trong sách giáo khoa trả lời các câu hỏi sau vào giấy theo cặp, cặp nào xong nhanh nhất sẽ được cộng điểm.
+ Con người phát hiện Châu Nam Cực khi nào?
+ Việc nghiên cứu châu Nam Cực được xúc tiến mạnh mẽ từ năm nào?
+ Những quốc gia nào đã đặt trạm nghiên cứu tại đây?
+ Hiệp ước Nam Cực được kí vào năm nào? Mục đích của hiệp ước?
+ Dân cư Châu Nam Cực như thế nào?
- Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ, GV quan sát.
- Bước 3: GV gọi 5 cặp thực hiện nhanh nhất, mỗi cặp trả lời 1 câu.
- Bước 4: GV nhận xét, cung cấp thêm thông tin về trạm nghiên cứu ở Châu Nam Cực và con người ở đây từ đó giáo dục dục tinh thần dũng cảm, không ngại nguy hiểm, khó khăn trong nghiên cứu, thám hiểm địa lí. 2. Vài nét về lịch sử khám phá và nghiên cứu Châu Nam Cực.
- Được phát hiện và nghiên cứu muộn nhất.
- Hiện nay Châu Nam Cực là châu lục duy nhất không có người cư trú thường xuyên.
3.3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
GV tổ chức trò chơi: TUẦN LỘC VỀ NHÀ. Trả lời đúng các câu hỏi thì sẽ về tới nhà an toàn.
Câu 1: Vị trí của châu Nam Cực.
A. Được bao bọc bởi ba đại dương thế giới.
B. Nằm từ vòng cực đến cực Nam của Trái Đất.
C. Nằm gần Châu Phi.
D. Đáp án A, B đúng.
Câu 2: Diện tích của châu Nam Cực là:
A. 10 triệu km2.
B. 12 triệu km2.
C. 14,1 triệu km2.
D. 15 triệu km2.
Câu 3: Loài sinh vật nào là biểu tượng đặc trưng của vùng Nam Cực?
A. Hải cẩu B. Chim cánh cụt
B. Cá voi xanh D. Hải Báo.
Câu 4: Đặc điểm tự nhiên nào dưới đây không đúng với châu Nam Cực?
A. Gió bão hoạt động thường xuyên.
B. Quanh năm luôn thấy mặt Trời
C. Nhiệt độ quanh năm dưới -10 độ C
D. Là miền cực băng của Trái Đất.
Câu 5: Trong 6 châu lục, châu Nam Cực là châu lục đứng thứ mấy về diện tích?
A. Thứ 3. B. Thứ 4. C. Thứ 5. D. Thứ 6.
Câu 6: Loài động vật phổ biến ở Châu Nam Cực bị con người săn bắt có nguy cơ bị tuyệt chủng là
A. cá voi xanh B. gấu trắng
C. chim cánh cụt D. hải cẩu
Câu 7: Châu Nam Cực còn được gọi là
A. cực nóng của thế giới.
B. cực lạnh của thế giới.
C. lục địa già của thế giới.
D. lục địa trẻ của thế giới.
Câu 8: Nhiệt độ thấp nhất đo được ở châu Nam Cực là
A. - 88,30 C B. – 900 C C. - 94,50 C D. – 1000 C
Câu 9: Vì sao Châu Nam cực có khí hậu lạnh giá và khắc nghiệt?
A. Do nằm trong vòng cực Nam nên ít nhận được lượng bức xạ của Mặt Trời
B. Do nằm trong vòng cực Bắc nên ít nhận được lượng bức xạ của Mặt Trời
C. Do nằm ở cực Nam nên ít nhận được lượng bức xạ của Mặt Trời
D. Do nằm ở cực Bắc nên ít nhận được lượng bức xạ của Mặt Trời
Câu 10: Châu Nam Cực giàu có những khoáng sản nào?
A. Vàng, kim cường, đồng, sắt.
B. Vàng, đồng, sắt, dầu khí.
C. Than đá, sắt, đồng, dầu mỏ.
D. Than đá, vàng, đồng, manga.
3.4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
- Yêu cầu HS đọc bài báo sưu tầm trên mạng Internet và viết báo cáo về những điểm thú vị ở châu Nam Cực.
3.5. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI/ MỞ RỘNG
- Về nhà thiết kế mô hình châu Nam Cực
- Chuẩn bị nội dung bài 48.

Xem thêm các bài Giáo án địa lý 7, hay khác:

Bộ Giáo án địa lý 7 được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục với mục đích giúp các Thầy, Cô giảng dạy dễ dàng và biên soạn Giáo án tốt hơn, đơn giản hơn theo sát chương trình Lớp 7.

Lớp 7 | Để học tốt Lớp 7 | Giải bài tập Lớp 7

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 7, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 7 giúp bạn học tốt hơn.